221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1000474
Thành lập ban đặc nhiệm chống dịch tiêu chảy cấp
1
Article
null
Thành lập ban đặc nhiệm chống dịch tiêu chảy cấp
,

1/11, UBND Thành phố Hà Nội đã họp khẩn về việc phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Thành phố đã quyết định thành lập ngay Ban đặc nhiệm phòng chống dịch tiêu chảy.

>> Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp tiếp tục tăng!
>> HN: Mắm tôm bị cấm vẫn thoải mái mua bán, ăn uống

Chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy cấp tại Hà Nội. (Ảnh:TTO)
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu các Sở, ngành chức năng, chính quyền các quận, huyện tập trung phòng chống dịch bệnh tiêu chảy cấp.

Đồng thời, những người mắc dịch sẽ được cấp phát thuốc và điều trị miễn phí.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm này, các ổ dịch đều biệt lập, không có ca bệnh thứ phát.

Bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp đã có thuốc đặc hiệu, phác đồ điều trị. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân tiếp tục nhập viện. Số lượng bệnh nhân và số các quận, huyện có người nhiễm bệnh đều tăng.

Về thuốc men điều trị-phòng  dịch, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lê Anh Tuấn cho biết: Hà Nội đã bổ sung 7 tấn cloramin B khử trùng những điểm phát dịch bệnh.
Những người tiếp xúc với bệnh nhân được uống, cấp phát thuốc dự phòng lây nhiễm.

Từ 2/11, Hà Nội sẽ phát hành khoảng 5000 thẻ kiểm tra, phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm cho các cán bộ tuyên truyền tại các quận, huyện.

Để đẩy mạnh chống dịch, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thành lập Ban đặc nhiệm và 4 tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo thành phố phòng chống dịch tiêu chảy cấp (Tiểu ban giám sát, phòng chống dịch, Tiểu ban điều trị, Tiểu ban hậu cần và Tiểu ban tuyên truyền).

Mục tiêu là bao vây dập dịch, không để xảy ra trường hợp nào tử vong do vì tiêu chảy cấp.

Đến chiều ngày 1/11, Hà Nội đã ghi nhận 12/14 quận, huyện có dịch. Nơi nhiều bệnh nhân gia tăng là: quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì.  Ngày 1/11, thành phố tiếp tục có thêm bệnh nhân mới.

Hà Nội: Các bếp ăn trường học phải thực hiện nghiêm quy định về ATVSTP

Nhằm chủ động ngăn chặn dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa thông báo khẩn đến Phòng GD-ĐT 14 quận, huyện và tất cả các trường học trên địa bàn Thủ đô, nơi tổ chức phục vụ căng tin, tổ chức bếp ăn tập thể, bếp ăn bán trú.

Thông báo yêu cầu những nơi này phải thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu chế biến, bảo quản và tổ chức ăn tập thể. Trong đó, nguyên liệu phải có nguồn gốc, đã qua kiểm nghiệm. Phòng bếp, phòng ăn bảo đảm vệ sinh.

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu Phòng GD-ĐT các quận, huyện, các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giáo dục, phổ biến kiến thức và những quy định của Nhà nước, của UBND thành phố và ngành về ATVSTP.

Cần tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đường tiêu hoá, bệnh lây truyền qua đường thực phẩm cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh... Phòng GD-ĐT các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc thực hiện báo cáo nhanh về tình hình ATVSTP trong thời điểm hiện tại về Sở GD-ĐT vào ngày 2/11.

Cùng ngày Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp.

Thứ trưởng cho biết: Bộ Y tế đã cử 30 đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp và vệ sinh an toàn thực phẩm ở các địa phương. Các bệnh nhân bị mắc bệnh tiêu chảy cấp đang điều trị tại các bệnh viện sẽ được điều trị miễn phí hoàn toàn.

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, huyện cần tuyên truyền rộng rãi bằng tờ rơi, khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh tiêu chảy cấp.

Bộ Y tế đảm bảo đủ thuốc và hóa chất cho công tác phòng chống dịch tại các cơ sở y tế. Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế các tỉnh phía Bắc về cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp theo phác đồ điều trị mới. Khuyến khích người dân ở những vùng có dịch uống thuốc kháng sinh dự phòng bệnh tiêu chảy cấp.

Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giám sát chặt chẽ ổ dịch, xử lý triệt để khu vực nguồn nước và môi trường xung quanh bằng chloramine B 5% nhằm dập tắt dịch tiêu chảy cấp tại các tỉnh phía Bắc.

Từ ngày 23/10/2007 đến nay, đã có 5 tỉnh, thành phố với 118 trường hợp mắc tiêu chảy cấp. Trong đó, có 33 trường hợp dương tính với phẩy khuẩy tả (V.Cholerae) 01 týp Ogawa.

(Theo TPO,TTXVN) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,