Mốt chơi "sốc" của các ca sĩ trẻ
14:17' 22/07/2005 (GMT+7)

Hình ảnh bìa đĩa bát nháo, poster dán tràn lan; sử dụng ca từ, giai điệu dễ dãi; tựa bài hát nhố nhăng; ca sĩ - bầu show kiện nhau ra tòa... đang là một thực tế khiến thị trường nhạc trẻ ở TP.HCM vốn bát nháo nay càng trở nên bát nháo hơn.

 

Soạn: AM 493087 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Poster, bìa đĩa... câu khách rẻ tiền

 

Mới đây Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM quyết định phạt ca sĩ trẻ Lưu Việt Hùng 3,5 triệu (không phải 15 triệu như một số thông tin đã đưa) về "tội" dán poster lung tung trên cột điện, buồng điện thoại công cộng làm ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố.

 

Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở chỗ dán poster lung tung mà là do hình ảnh bìa ca sĩ này quá "sốc". Rất nhiều khách đi đường đã phải lắc đầu khi nhìn chàng "hoàng tử" Lưu Việt Hùng biến thành nàng "tiên cá" với đầu đội vòng hoa bằng ốc biển và thân hình... trần trùng trục.  

Soạn: AM 493085 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Theo ông bầu của Lưu Việt Hùng, ban đầu poster Chuyện tình hoàng tử đại dương của Lưu Việt Hùng không phải "khác người" như thế nhưng do ông muốn hình ảnh bìa phù hợp với câu chuyện (cùng tên) tặng kèm trong album nên mới ra... cớ sự như vậy. Chuyện của Lưu Việt Hùng khiến nhiều người nhớ lại cú gây "sốc" của ca sĩ trẻ Quách Thành Danh khi trình làng CD đầu tiên với hình bìa: quần trễ xuống rốn để lộ cả  quần lót ra ngoài. Không chỉ dừng lại ở việc tạo "ấn tượng" bằng những hình ảnh... có vấn đề, một số nam ca sĩ trẻ còn quá chăm chút cho... dung nhan của mình khi lên hình nên khi nhìn vào bìa đĩa họ giống nữ ca sĩ hơn là ca sĩ nam (trang điểm quá kỹ, quần áo thiết kế cầu kỳ kèm nhiều phụ liệu...).   

Không chỉ các ca sĩ trẻ câu khách bằng những poster "ấn tượng" mà ngay cả ca sĩ đã thành danh ít nhiều cũng muốn tạo "ấn tượng" qua cách trình bày bìa đĩa và hình ảnh trong album (dù mức độ gây "sốc" của họ nhẹ nhàng hơn). Chuyện Lam Trường với bìa đĩa mới nhất (Katy) đầy máu; chuyện Minh Thuận với một số hình ảnh trong album (13 năm chàng trai Bắc Kinh quay trở lại) quá mang tính "nghệ thuật" đã làm nhiều khán giả lo lắng. Họ cho rằng, ca sĩ trẻ gây "sốc" có thể... thông cảm còn ca sĩ đã thành danh mà còn muốn câu khách nữa thì thật khó chấp nhận. 

 

Tựa bài hát, ca từ, giai điệu dễ dãi 

Không hiểu vì lý do gì mà hơn một năm trở lại đây nhạc trẻ trong nước xuất hiện quá nhiều tựa và nội dung bài hát khá dễ dãi. Trên các trang web âm nhạc, sân khấu và trong một số album ca sĩ trẻ liên tục xuất hiện các ca khúc như: Tại em mà tôi như thế, Níu kéo thêm chi đau lòng nhau, Để chút lương tâm cho đời, Người ấy và tôi em chọn ai, Đau một lần rồi thôi, Liều thuốc cho trái tim, Ngã ba tình - không có lần thứ  hai, Anh không như bao chàng trai khác, Đau mãi còn đau, Tiền -gã si tình, Đẹp trai rồi sao... Chưa kể nội dung của từng ca khúc khi ca sĩ hát lên khiến nhiều người phải giật thót mình.

Soạn: AM 493077 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tuy nhiên, có một thực tế là dù một số ca khúc có tựa và ca từ khá "bất thường" nhưng lại được nhiều khán giả bình dân đón nhận. Một nhạc sĩ trẻ đã nói thẳng rằng: "Đến với các sân khấu bình dân, ca sĩ rất thích hát những ca khúc mà lời lẽ hơi... có vấn đề một chút. Khán giả ở các sân khấu này chỉ nghe ca sĩ hát 2 - 3 lần là họ dễ dàng thuộc lòng và hát theo ca sĩ.

Vả lại, khi viết một số ca khúc có nội dung như trên không phải mất quá nhiều thời gian. Chúng ta không thể trách ca sĩ hay nhạc sĩ mà hãy nhìn vào thực tế của một số sân khấu bình dân". Với khán giả bình dân thì như thế nhưng với những người đang có tâm huyết với nền âm nhạc nước nhà thì hoàn toàn phản đối ý kiến nêu trên. Họ cho rằng dù bất kỳ lý do nào thì cũng không nên cổ xúy cho những loại nhạc rẻ tiền như vậy.   

Sau những gì đã và đang diễn ra trên thị trường nhạc trẻ, không ít người cho rằng sự dễ dãi của các nhà quản lý văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến đời sống ca nhạc ở TP.HCM trở nên bát nháo - nhất là ở bộ phận ca sĩ trẻ. Vì sao những bìa đĩa, ca khúc như thế lại được cấp phép dễ dàng như thế ? Và ai sẽ chịu trách nhiệm?

 

Thiết nghĩ, để những hiện tượng trên sớm kết thúc, nhạc trẻ đang rất cần sự quản lý chặt chẽ hơn nữa từ các cơ quan văn hóa. Ngoài ra, các nhạc sĩ, ca sĩ và cả khán giả hãy "bình tâm" hơn trước khi quyết định chọn, nghe và cho ra đời các ca khúc, các album.

 

(Theo Thanh niên)

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''12 giờ'' giành giải Bài hát Việt số 3 (21/07/2005)
Nhạc sĩ Thanh Tùng: Tôi là người vừa hư, vừa tốt... (21/07/2005)
TTBN Rạng Đông trói ca sĩ Hoàng Thanh theo luật? (20/07/2005)
Nhạc điện tử "ép duyên" nhạc dân tộc? (20/07/2005)
Hồng Ngọc: Tóc dài để lấy lòng khán giả lớn tuổi (20/07/2005)
Có bao nhiêu tác phẩm của Phạm Duy được ký độc quyền? (19/07/2005)
Hiền Thục, Phương Thanh: Không ai gây "sốc" như vậy đâu! (19/07/2005)
Được phép biểu diễn, phổ biến một số ca khúc Phạm Duy? (15/07/2005)
Nhạc trẻ: Ca từ nhạt, vì sao? (14/07/2005)
Nhạc sĩ Quốc An: Chất giọng quyết định thành công ca sĩ (13/07/2005)
Jazzy của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai (11/07/2005)
Nguyễn Cường: Tôi thích sự màu mỡ, khao khát sống... (10/07/2005)
Mỹ Lệ, Đàm Vĩnh Hưng, Đoan Trang: Không tin vào lời đồn! (09/07/2005)
Quốc Bảo: "Tôi vụng về và khô khan lắm!" (07/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang