Nhạc điện tử "ép duyên" nhạc dân tộc?
09:46' 20/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Lần đầu tiên có cuộc hội ngộ giữa dàn nhạc dân tộc với nhạc điện tử và jazz trong một chương trình nghệ thuật, để làm mới cho nhạc truyền thống đang bị thờ ơ.

Từ sự thờ ơ với nhạc dân tộc

Âm nhạc truyền thống phải có dáng vẻ và sức sống khác may ra mới có thể thoát khỏi sự hờ hững của công chúng hiện nay. Chưa nói đến sự hứng thú của khán giả, việc kéo được họ đến với các chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc đã là điều khó khăn.

Soạn: AM 487904 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cuộc phối hợp của nhạc dân tộc, jazz và nhạc điện tử

Những giá trị truyền thống, những "tích tịch tình tang" của dòng âm nhạc cha ông để lại hiện đã bị cho là cũ kỹ, kém sức hút và dần bị xa cách với đời sống. Nhiều đối tượng khán giả đã và đang bắt đầu chạy theo những hình thức nghệ thuật mới được cho là hấp dẫn hơn. Với nhiều dòng nhạc mới xuất hiện trong đời sống hiện đại, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật truyền thống của công chúng theo đó đã bị lung lay.

Để giải quyết, không chỉ cần tâm huyết của những con người theo đuổi dòng nhạc này, mà còn cần đến nỗ lực của nghệ sĩ thuộc lĩnh vực khác yêu mến và có cùng chí hướng đưa âm nhạc dân tộc hòa nhập với đời sống hiện đại.

Đến thử nghiệm đột phá

GĐ Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Phần: Chúng tôi có chương trình biểu diễn định kỳ tại rạp Minh Châu với âm nhạc dân tộc nguyên chất. Nhưng khán giả tỏ ý không thích, chê các tác phẩm đi theo lối mòn, cũ kỹ, không tạo được sự hấp dẫn. Chúng tôi nhận thấy điều đó và rất trăn trở. Chương trình Hội ngộ Sài Gòn 2005 sẽ là một bước đi thăm dò của chúng tôi để nắm bắt nhu cầu công chúng.

Đầu tuần tới, tại TP.HCM sẽ diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật mang tên Hội ngộ Sài Gòn 2005. Lần đầu tiên ở Việt Nam, người ta nghĩ đến việc cho các dòng nhạc khác nhau "kết hôn" trong một chương trình nghệ thuật.

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn cùng ban nhạc jazz, nhạc sĩ Bảo Phúc cùng ban nhạc điện tử, sẽ trình diễn chung với dàn nhạc dân tộc của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen.

Những bản dân ca kinh điển, những sáng tác mới cho dàn nhạc dân tộc sẽ mang dáng vẻ mới mẻ, hiện đại hơn khi được trình diễn với ban nhạc điện tử. Những tác phẩm nhạc jazz lấy cảm hứng từ âm nhạc dân gian ba miền của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn cũng sẽ phong phú, nhiều màu sắc và đậm đà tính dân tộc hơn khi được trình diễn chung với sáo trúc, đàn bầu, t'rưng...

Nhạc sĩ Bảo Phúc: Có thể chúng tôi sẽ thể hiện một ca khúc, chẳng hạn Không thể và có thể (Phó Đức Phương) bằng một nhạc cụ dân tộc với dàn nhạc điện tử. Nhưng chúng tôi sẽ "phá" khác đi bằng cách chỉ hát một đoạn hay nhất của bài sau đó toàn bộ là diễn tấu nhạc.

Chúng tôi sẽ chơi đàn nam trầm, đánh như cello để tạo hiệu quả đặc biệt. Còn những chiếc trống sẽ được đặt trong các vòm cửa của nhà hát để tạo hiệu ứng âm thanh mới. Nhạc jazz và pop sẽ có sắc thái khác với bộ gõ của dàn nhạc dân tộc để tạo sự mới mẻ, dễ gần với công chúng hơn và dễ tiếp nhận hơn.

Việc làm này nhằm mục đích "cứu" âm nhạc dân tộc đang trên đà tuột khỏi đời sống thưởng thức nghệ thuật của đa số công chúng. Thông qua cuộc hội tụ, những người thực hiện kỳ vọng nhạc dân tộc sẽ được thăng hoa với sức sống đương đại.

Và tham vọng lớn hơn

Đó là sự hòa nhập của âm nhạc truyền thống dân tộc với các dòng âm nhạc lớn của thế giới. Cụ thể tại lần thử nghiệm đầu tiên này sẽ là "hôn phối" giữa nhạc truyền thống với pop - rock và jazz. Các nghệ sĩ của ba dòng nhạc sẽ cùng nhau trình diễn một thứ world music với hạt nhân chính là nhạc dân tộc.

World music là cách để các dòng âm nhạc của mỗi quốc gia hòa nhập với thế giới. Âm nhạc truyền thống Việt Nam không có được tính đại chúng bằng các thể loại âm nhạc lớn của thế giới nhưng việc tiến lên sánh vai với thiên hạ không phải là không thể.

Bản thân cuộc kết hợp này đã là hòa nhập. Song để thành một hòa thanh mang tính thời đại như mong muốn của những người tâm huyết với nhạc truyền thống cần phải có thời gian và nỗ lực của nhiều người.

  • V.Tiến

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
GS Tô Ngọc Thanh: Aó gấm mặc giữa ban ngày...
Hội thảo quốc tế về âm nhạc dân tộc cổ truyền
Chùm ảnh: Nghệ thuật truyền thống
CÁC TIN KHÁC:
Hồng Ngọc: Tóc dài để lấy lòng khán giả lớn tuổi (20/07/2005)
Có bao nhiêu tác phẩm của Phạm Duy được ký độc quyền? (19/07/2005)
Hiền Thục, Phương Thanh: Không ai gây "sốc" như vậy đâu! (19/07/2005)
Được phép biểu diễn, phổ biến một số ca khúc Phạm Duy? (15/07/2005)
Nhạc trẻ: Ca từ nhạt, vì sao? (14/07/2005)
Nhạc sĩ Quốc An: Chất giọng quyết định thành công ca sĩ (13/07/2005)
Jazzy của nhạc sĩ Trương Tuyết Mai (11/07/2005)
Nguyễn Cường: Tôi thích sự màu mỡ, khao khát sống... (10/07/2005)
Mỹ Lệ, Đàm Vĩnh Hưng, Đoan Trang: Không tin vào lời đồn! (09/07/2005)
Quốc Bảo: "Tôi vụng về và khô khan lắm!" (07/07/2005)
Lê Minh Sơn và Thanh Lam: Bùng nổ qua âm nhạc... (07/07/2005)
Ai sẽ hát song ca cùng Đức Huy? (06/07/2005)
Đêm nhạc của tình đoàn kết (06/07/2005)
"Chat với Mỹ Linh" (05/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang