,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
492912
Hội thảo quốc tế về âm nhạc dân tộc cổ truyền
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Hội thảo quốc tế về âm nhạc dân tộc cổ truyền

Cập nhật lúc 12:24, Thứ Tư, 28/07/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Lần đầu tiên một Hội thảo quốc tế với chủ đề "Âm nhạc dân tộc cổ truyền trong bối cảnh toàn cầu hóa" sẽ được Viện Âm nhạc VN đăng cai tổ chức vào các ngày 8, 9/8 tại Hà Nội.

Nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên.

Hội thảo tập hợp các chuyên gia âm nhạc và nhà quản lý văn hóa của 12 nước: các thành viên ASEAN (trừ Brunei), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. VN đông đảo lực lượng nhất với 14 người tham dự, còn lại mỗi nước cử 2 đại biểu, gồm một nhà nghiên cứu âm nhạc và một quan chức hoạch định chính sách.

Cách thức chọn đại biểu cùng với chủ đề của Hội thảo đã nói rõ ý mà những người tâm huyết với âm nhạc cổ truyền muốn gửi gắm: Bảo tồn những giá trị âm nhạc cổ truyền đang dần biến mất. Cũng như các loại hình nghệ thuật dân tộc khác, âm nhạc cổ truyền đứng trước nguy cơ bị mai một do xu hướng biến cả thế giới thành một "ngôi làng". Trong khi toàn cầu hóa trở thành tất yếu và có rất nhiều ưu điểm, nó đồng thời đặt các loại hình nghệ thuật dân gian này trước mâu thuẫn nan giải: làm thế nào vừa giao lưu hội nhập với thế giới lại vừa giữ gìn và hơn thế, phát triển đươc tố chất của riêng mình. Nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Tô Ngọc Thanh đã phải "kêu trời": "Âm nhạc dân tộc cổ truyền đang có nguy cơ ngày càng bị mai một. Thế hệ trẻ đang chạy theo những mẫu hình văn hóa được coi là "hiện đại", được hỗ trợ bởi các phương tiện thông tin đại chúng rẻ, nhanh, tiện lợi".

Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc VN, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan tâm sự: "Tới nhiều bản vùng cao của người Dao, chúng tôi tìm mỏi mắt không còn thấy sắc áo Dao nữa. Họ bảo mặc đồ ấy bây giờ thấy ngượng, vì dân bản đều mặc quần áo "hiện đại", cả bản chỉ còn mỗi 3 bộ "kiểu ngày xưa". Không nghe thấy họ hát ru nữa, hỏi thì bảo vì bây giờ chả ai còn hát ru. Ở Tây Nguyên, chúng tôi phải gấp gáp dạy cho thanh thiếu niên chơi các nhạc cụ dân tộc, nếu không mấy năm nữa họ chỉ biết và thích dùng các nhạc cụ điện tử thôi. Điện tử vào sâu đến đâu, thì cái dân gian, cổ truyền bị đẩy lùi xa đến đấy".

Đó là nguyên do tại sao lại cần có một hội thảo khoa học như thế này (Cũng cần nhấn mạnh, bản thân Viện Âm nhạc VN - tiền thân là Ban Nghiên cứu âm nhạc, thành lập từ năm 1950 - đơn vị đưa ý tưởng và đăng cai tổ chức Hội thảo này là một ngân hàng Dữ liệu âm nhạc dân gian lớn nhất VN với trên 15.000 băng thu cho tất cả các loại hình âm nhạc các dân tộc). Tuy nhiên, chúng ta hi vọng diễn đàn sắp tới không chỉ bàn đến các vấn đề khá chung chung như nhận diện giá trị, thực trạng của âm nhạc dân tộc cổ truyền, giải pháp chống tác động của toàn cầu hóa, tiếp thu kinh nghiệm bảo tồn của nước bạn... Có điều này quan trọng hơn và cần kíp hơn, đó là lựa chọn cụ thể các hình thức nghệ thuật và khoanh vùng văn hóa để tập trung làm công tác bảo tồn ngay lập tức!

  • Doãn Diễm

,
,