221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
609600
Kỷ lục và mâu thuẫn
1
Article
null
Kỷ lục và mâu thuẫn
,

Việc Giáo hoàng John Paul II qua đời chắc chắn sẽ là một trong những sự kiện được chú ý nhiều nhất của năm 2005, cho dù năm đó mới qua được có 3 tháng.

Di ảnh của Giáo hoàng John Paul II.

Ngày đầu tiên tổ chức lễ tang Giáo hoàng

Giáo hoàng John Paul II không lập kỷ lục về thời gian trị vì Nhà thờ Thiên chúa giáo, nhưng đứng ở vị trí thứ 3 – sau Giáo hoàng Petrus và Pius IX -  trong tổng số 264 Giáo hoàng mà Nhà thờ Thiên chúa giáo có trong lịch sử hơn hai ngàn năm qua. Bởi thế, 26 năm đứng đầu Nhà thờ này của Giáo hoàng John Paul II cũng có thể được coi là một kỷ lục. Ông lại là Giáo hoàng đầu tiên không phải người Italia trong 450 năm qua, vị Giáo hoàng đầu tiên là người một quốc gia ở Đông Âu, lại được bầu vào thời điểm Đông Tây đối địch.

Không có người tiền nhiệm nào công du nước ngoài nhiều như Giáo hoàng John Paul II. Trong 104 chuyến công du đến 129 quốc gia trên thế giới, vị Giáo hoàng này đã đưa Nhà thờ Thiên chúa giáo đến gần như tất cả các châu lục và mở cửa Nhà thờ Thiên chúa giáo cho thế giới bên ngoài và các tôn giáo đối địch. Vị Giáo hoàng này đóng vai trò rất quyết định đối với chiều hướng diễn biến của những biến cố xảy ra ở Ba Lan và Đông Âu trong thập niên 1980 - cả với sự hậu thuẫn và tài trợ của Mỹ thông qua CIA. Những nỗ lực của Giáo hoàng John Paul II cho hoà bình thế giới, chống chiến  tranh, vì nhân phẩm con người, hoà giải với các tôn giáo đối địch, thể hiện vai trò trong việc giải quyết những vấn đề thời sự cấp thiết của nhân loại đã không chỉ đưa lại một diện mạo mới cho Nhà thờ Thiên chúa giáo mà còn làm tăng tính chính trị thế giới trong quan điểm của Giáo hoàng John Paul II và hoạt động của Nhà thờ Thiên chúa giáo. Cũng không có vị Giáo hoàng nào trước John Paul II dám thẳng thắn công nhận sai lầm của Nhà thờ Thiên chúa giáo trong lịch sử, đi xa đến như vậy về phía người Do Thái và người Hồi giáo như John Paul II. 

Nhưng “cách mạng” bao nhiêu trong mối quan hệ với quá khứ và các tôn giáo khác, trong nhận thức về sự cần thiết đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo cũng phải thích ứng với thế giới đã thay đổi thì Giáo hoàng John Paul I lại “bảo thủ” bấy nhiêu trong phương diện tín ngưỡng và đạo đức: kiên quyết không cho phép phụ nữ trở thành linh mục, bắt buộc các nhà thần học phải tuyên thệ công nhận quan điểm của Giáo hoàng là giáo thuyết của Nhà thờ, thậm chí còn “độc tài” trong việc chống các trào lưu tư tưởng trái ngược hoặc muốn độc lập hơn với Vatican, kiên quyết chống phá thai và còn trong cả vấn đề phong thánh hay nhìn nhận sai lầm của Nhà thờ Thiên chúa giáo trong quá khứ cũng không hẳn luôn nhất quán về nguyên tắc.

Các tín đồ thường bị chi phối bởi tình cảm và lý trí, còn lịch sử lại rất công minh trong đánh giá về Giáo hoàng John Paul II. 26 năm trị vì của vị Giáo hoàng này là một giai đoạn đầy ý nghĩa đối với quá khứ và tương lai của Nhà thờ Thiên chúa giáo. Người kế nhiệm ông, dù là một người Italia hay không phải, đều không dễ dàng gì trong việc lặp lại hay vượt quá những kỷ lục cũng như xử lý những mâu thuẫn mà Giáo hoàng John Paul II để lại.

  • Lục Quán Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,