221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
607970
Những người có khả năng kế vị Giáo hoàng John Paul II
1
Article
null
Những người có khả năng kế vị Giáo hoàng John Paul II
,

Theo John Paul II, vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ là một Hồng y giáo chủ trong độ tuổi từ 62-72, có khả năng nói tiếng Italia và tiếng Anh. Người này có thể phản ánh quan niệm của ông...Còn theo quy định của Giáo hội Thiên chúa giáo, trong vòng 15 - 20 ngày sau khi Giáo hoàng qua đời, sẽ diễn ra một buổi Họp kín của Hội đồng Hồng y giáo chủ nhằm chọn ra Giáo hoàng mới.

Ai điều hành Vatican trong thời gian chuyển tiếp?

Toàn cảnh Vatican.

Toàn bộ các Hồng y giáo chủ và Tổng giám mục chịu trách nhiệm cai quản các bộ thuộc Toà thánh kể cả Bộ trưởng Ngoại giao đều sẽ mất chức khi Giáo hoàng chết. Chức năng thông thường của các bộ này không chấm dứt nhưng nhiều vấn đề quan trọng và gây tranh cãi sẽ phải gác lại tới khi Giáo hoàng mới được bầu. Các bộ này vẫn sẽ do các vị Bộ trưởng quản lý. Nếu có vấn đề nào không thể trì hoãn được, Hội đồng Hồng y giáo chủ có thể trình bày với Giáo chủ thị thần, hoặc người chịu trách nhiệm giám sát Toà thánh khi Giáo hoàng chết (hoặc trình bày với các Hồng y giáo chủ khác là thành viên của hội đồng). Bất kì quyết định nào được đưa ra đều chỉ mang tính tạm thời cho tới khi có Giáo hoàng mới.

Ba quan chức cao cấp sẽ không mất chức bao gồm: Cha cả giáo khu Rome - Hồng y giáo chủ Camillo Ruinil; Đức cha chủ trì lễ sám hối - Hồng y giáo chủ J. Francis Stafford và Giáo chủ thị thần. Giáo chức đại diện Giáo khu Rome phải chịu trách nhiệm đáp ứng mọi nhu cầu về tôn giáo của người dân giáo khu này và sẽ tiếp tục nắm giữ các quyền lực mà ông ta có khi Giáo hoàng còn sống. Đức cha cả sám hối phụ trách mọi vấn đề liên quan tới xưng tội trước Toà thánh và được phép tiếp tục đảm nhiệm vị trí này vì cánh cửa mở ra lòng vị tha không bao giờ đóng.

Vatican vào ban đêm.

Riêng Giáo chủ thị thần - Hồng y giáo chủ Eduardo Martinez Somalo là vị quan chức quan trọng nhất trong thời kỳ chuyển giao. Khi Giáo hoàng còn sống, ông có quyền đại diện cho Giáo hoàng trong một số lĩnh vực mỗi khi Giáo hoàng không có mặt tại Rome. Khi Giáo hoàng qua đời, Giáo chủ thị thần chịu trách nhiệm quản lý tài sản và tài chính của Toà thánh với sự trợ giúp của 3 Hồng y giáo chủ khác được chọn lọc từ một nhóm các Hồng y giáo chủ dưới 80 tuổi. Trong thời gian chuyển giao, Giáo chủ thị thần báo cáo công việc với Hội đồng Hồng y giáo chủ - Cơ quan quản lý Toà thánh cho tới khi một Giáo hoàng mới được bầu. Ông cũng là người tổ chức buổi họp kín của Hội đồng Hồng y giáo chủ để chọn Giáo hoàng mới.

Mặc dù mọi vấn đề nội chính của Toà thánh nằm trong tay Hội đồng Hồng y giáo chủ, song quyền lực của Hội đồng này thực tế bị hạn chế nhiều. Hội đồng này không thể thay đổi các quy tắc quy định việc bầu chọn Giáo hoàng, sắc phong Hồng y giáo chủ hay đưa ra bất kì quyết định nào liên quan tới Giáo hoàng mới. Các Hồng y giáo chủ gặp gỡ hàng ngày trong một buổi họp chung do Chủ tịch hội đồng chủ trì cho tới khi buổi họp kín bắt đầu. Toàn bộ các Hồng y giáo chủ phải tham dự buổi họp này nhưng các Hồng y giáo chủ trên 80 tuổi được phép không tham gia nếu không thích. Một uỷ ban do Giáo chủ thị thần cùng 3 Hồng y giáo chủ (được lựa chọn và thay thế 3 ngày một lần trong số các Hồng y giáo chủ dưới 80 tuổi) có thể giải quyết những vấn đề nhỏ hơn.

Liệu có chiến dịch tranh cử trước khi diễn ra Họp kín?

Chưa nói tới chiến dịch tranh cử, mà kể cả thảo luận trước khi Giáo hoàng chết cũng là điều cấm kỵ. Việc cấm thảo luận về người kế vị Giáo hoàng khi Ngài vẫn còn sống có từ thời Giáo hoàng Felix IV (526-530) - người chỉ đạo cho giới chức trong Toà thánh và Viện nguyên lão La Mã bầu Phó Giáo hoàng Boniface kế nhiệm ông. Viện Nguyên lão La Mã khi ấy đã bác bỏ đề nghị này và thông qua một sắc lệnh cấm mọi hành động thảo luận về người kế nhiệm Giáo hoàng khi ông còn sống.

10 ứng viên tiềm năng cho chiếc ghế
Giáo hoàng

1- Francis Arinze (người Nigeria, sinh ngày 1/11/1932).
2- Jorge Mario Bergoglio (người Argentina, sinh ngày 17/12/1936): Tổng giám mục Buenos Aires
3- Godfried Danneels (người Bỉ, sinh ngày 4/6/1933): Tổng giám mục Mechelen-Brussels
4- Ivan Dias (người Ấn Độ, sinh ngày 14/4/1936): Tổng giám mục Mumbai (Bombay)
5- Cláudio Hummes (người Brazil, sinh ngày 8/8/1934): Tổng giám mục Sao Paolo
6- Walter Kasper (người Đức, sinh ngày 5/3/1933): Chủ tịch Hội đồng Giám chủ vì đoàn kết thiên chúa giáo.
7- Norberto Rivera Carrera (người Mexico, sinh ngày 6/6/42): Tổng giám mục Mexico City
8- Oscar Andrés Rodriguez Maradiaga (người Honduras, sinh ngày 29/12/1942): Tổng giám mục Tegucigalpa
9- Christoph Schönborn (người Áo, sinh ngày 22/1/1945): Tổng giám mục Vienna
10- Dionigi Tettamanzi (người Italia, sinh ngày 14/3/1934): Tổng giám mục Milan

Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trước Họp kín vẫn thường diễn ra trong nội bộ các Hồng y giáo chủ dù họ không thể công khai tiến hành chiến dịch vì điều này có thể phản tác dụng. Những Hồng y giáo chủ thường đi lại nhiều đôi khi bị nghi ngờ rằng họ có thể gặp và gây uy tín với các Hồng y giáo chủ khác trước buổi Họp kín. Hồng y giáo chủ chỉ được biết nhau tại các cuộc họp của Giám mục, các phiên họp đặc biệt của Hội đồng giáo chủ và một số buổi họp khác. Thông thường, việc thảo luận về ứng cử viên được tiến hành trong các bữa tối giữa một nhóm Hồng y giáo chủ.

Họp kín được tiến hành khi nào và ở đâu?

Nếu hoàn cảnh không cho phép, buổi họp kín sẽ diễn ra ngay trong Vatican City, 15 ngày sau khi Giáo hoàng chết. Vì một số lý do, các Hồng y giáo chủ có thể trì hoãn thời gian khai mạc cuộc họp nhưng nó phải diễn ra trong vòng 20 ngày kể từ khi Giáo hoàng chết. Ngày giờ chính xác sẽ do Hội đồng Hồng y giáo chủ quyết định.

Cuộc bầu chọn thực sự sẽ được tiến hành ngay tại Nhà nguyện Sistine với sự tham gia của các Hồng y giáo chủ sinh sống tại toà nhà 5 tầng Domus Sanetae Marthae - một khu nhà trong Vatican có 105 phòng đôi và 26 phòng đơn được xây dựng vào năm 1996. Căn phòng nơi diễn ra cuộc bỏ phiếu sẽ được chọn bằng cách rút thăm.

Một vài cuộc bầu chọn trong thế kỷ 19 đã được tổ chức tại Điện Quirinal, từng là một trong những dinh thự của Giáo hoàng. Cuộc bỏ phiếu cuối cùng diễn ra bên ngoài phạm vi Rome, tại Venice là vào năm 1800.

Họp kín kéo dài bao lâu?

Cuộc họp kín sẽ kéo dài tới khi nào Giáo hoàng mới được bầu. Cuộc họp kín gần đây nhất diễn ra trong hơn 5 ngày là vào năm 1831 (buổi họp kéo dài tới 54 ngày). Trong thế kỷ 13, chiếc ghế Giáo hoàng đã bị bỏ trống trong suốt một năm rưỡi cho tới khi bầu Innocent IV và bỏ trống 3 năm rưỡi cho tới khi Greogry X được bầu. Kể từ đó, 29 cuộc họp kín chỉ kéo dài trong vòng 1 tháng hoặc hơn một chút.

Thông thường, chiến tranh hoặc các vấn đề nội bộ tại Rome là nguyên nhân dẫn đến các thời kỳ chuyển giao kéo dài. Đôi khi việc trì hoãn là do các Hồng y giáo chủ vì họ thích được tận hưởng quyền lợi và tiền bạc khi không có Giáo hoàng. Những vi phạm này đã dẫn tới việc quy định thời gian chuyển giao chỉ được được kéo dài trong một thời hạn nhất định và cuộc họp kín phải được triệu tập càng nhanh càng tốt.

Điều gì xảy ra sau ngày đầu tiên Họp kín?

Bên trong Toà thánh Vatican.

Nếu không Hồng y giáo chủ nào giành được 2/3 số phiếu bầu vào buổi chiều của ngày đầu tiên, các Hồng y giáo chủ sẽ họp tiếp vào sáng hôm sau. Nếu họ không thành công một lần nữa, họ sẽ phải bỏ phiếu lại ngay sau đó. Kể từ lúc này, có thể có 2 cuộc bỏ phiếu vào buổi sáng và 2 cuộc vào buổi chiều. Mỗi sáng và chiều, người kiểm phiếu, duyệt lại phiếu được lựa chọn bằng cách rút thăm. Nếu cuộc bỏ phiếu lần hai phải diễn ra, những giấy tờ của cả hai cuộc bỏ phiếu phải được thiêu huỷ cùng lúc. Do vậy, cứ hai lần trong một ngày, sẽ có khói đen bốc lên từ lò đốt cho tới khi một vị Giáo hoàng được bầu ra.

Nếu sau 3 ngày, các Hồng y giáo chủ vẫn không chọn ra ai, các cuộc bỏ phiếu có thể tạm dừng trong 1 ngày để cầu nguyện và hội thảo. Trong thời gian này, một Hồng y Giáo chủ cao tuổi, được kính trọng sẽ đọc một bài kinh ngắn cổ vũ tinh thần mọi người. Sau đó 7 cuộc bỏ phiếu khác lại diễn ra rồi lại tạm dừng và nghe kinh cổ vũ của Hồng y giáo chủ Tổng giám mục. Quá trình bỏ phiếu khi ấy sẽ lại được nối tiếp bằng 7 cuộc bỏ phiếu mới.

Sau tất cả những cuộc bỏ phiếu này, nếu không ứng viên nào nhận được 2/3 số phiếu, Giáo chủ thị thần sẽ mời cử tri bày tỏ ý kiến về cách thức tiếp tục quá trình. Giáo hoàng John Paul II đã thay đổi điểm này của luật, theo đó cho phép đa số tuyệt đối các cử tri phản đối quy tắc đòi 2/3 phiếu thuận. Do vậy, đa số tuyệt đối của tri có thể quyết định chọn Giáo hoàng theo nguyên tắc đa số tuyệt đối. Họ cũng có thể đưa ra quyết định: buộc phải lựa chọn giữa hai ứng viên từng giành nhiều phiếu nhất trong cuộc bỏ phiếu trước đó. Trong trường hợp thứ hai, bắt buộc phải có đa số tuyệt đối.

Như vậy, nếu đa số tuyệt đối người bỏ phiếu ủng hộ một ứng viên nào đó trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên của ngày đầu tiên hop kín, về lý thuyết, họ có thể giữ nguyên ý kiến trong vòng 12 ngày qua 30 cuộc bỏ phiếu cho tới khi họ có thể thay đổi quy tắc và bầu cho ứng viên của họ. Trong quá khứ, nguyên tắc đa số 2/3 được coi là điều khuyến khích các cử tri thoả hiệp hoặc thay đổi ứng viên khác. Giờ đây, nguyên tắc đa số không cần phải thoả hiệp. Người ta có thể giữ ý kiến trong khi số ít sẽ phải đầu hàng vì mọi người đều biết rằng cuối cùng đa số sẽ thắng.

Giáo hoàng John Paul II không giải thích tại sao ông thay đổi chi tiết này. Có lẽ, ông sợ một cuộc họp kín kéo dài.

Ai có thể được bầu?

Về lý thuyết, bất kì ai cũng có thể được bầu nếu sẵn sàn chịu phép rửa tội và được sắc phong làm linh mục, giám mục. Người này không nhất thiết phải có mặt tại buổi họp kín. Người không phải là Hồng y giáo chủ cuối cùng được bầu làm Giáo hoàng là Urban VI (1378). Người cuối cùng được bầu làm giáo hoàng mà chỉ là một linh mục chứ không phải một giám mục là Gregory XVI (1831). Callistus III (Affonso Borgia 1455) là người cuối cùng được bầu làm Giáo hoàng khi không phải là cha xứ.

Ngày nay, người có khả năng trở thành Giáo hoàng nhiều nhất là Hồng y giáo chủ. Trong số 9 Giáo hoàng của thế kỷ 20, tuổi đời trung bình lúc được sắc phong là 65. Giáo hoàng John XXIII là người già nhất còn John Paul II là người trẻ nhất.

Theo Giáo hoàng John Paul II, vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ là một Hồng y giáo chủ trong độ tuổi từ 62-72, có khả năng nói tiếng Italia và tiếng Anh. Người này có thể phản ánh quan niệm của John Paul (như tự do về công bằng xã hội, truyền thống trong vấn đề giảng dạy nhà thờ) song phải có cá tính hoàn toàn khác. Đó sẽ là người ủng hộ việc giảm bớt mức độ tập trung hoá trong nhà thờ và như vậy sẽ không phải là một Hồng y giáo chủ trong Toà thánh Vatican.

Có cơ hội cho người Mỹ được bầu làm Giáo hoàng không?

Gần như không. Vì 3 lý do:

Giáo hoàng John Paul I.

Thứ nhất, người Mỹ không phải là những người biết nhiều thứ tiếng mặc dù có một số Hồng y giáo chủ Mỹ biết tiếng Tây Ban Nha.

Thứ hai, quan trọng hơn là các hồng y giáo chủ sẽ lo ngại liệu việc bầu chọn một người Mỹ làm Giáo hoàng sẽ khiến thế giới có cảm giác ra sao, đặc biệt là tại thế giới 3 và các nước Hồi giáo. Nhiều người có thể nghĩ CIA đã nhúng tay vào cuộc bầu chọn hay Wall Street đã mua chuộc các Hồng y giáo chủ.

Cuối cùng, trong suốt nhiều thế kỷ, nhà thờ Thiên chúa giáo đã cố gắng để Giáo hoàng không nằm trong tay của siêu cường dù là đế chế La Mã, Pháp hay Tây Ban Nha. Khi Pháp giành được chiếc ghế Giáo hoàng, họ đã chuyển trụ sở Nhà thờ Thiên chúa giáo về Avignon vào năm 1309 và tới tận năm 1377, chiếc ghế Giáo hoàng mới được đưa trở lại Rome.

Điều gì xảy ra sau cuộc họp kín?

Chủ tịch Hội đồng Hồng y giáo chủ sẽ hỏi người được chọn: "Ông có chấp nhận chức Giáo hoàng theo nguyên tắc của Giáo hội không?". Hiếm có người nào lại nói không. Khi được hỏi câu này tại cuộc họp kín Viterbo năm 1271, St. Philip Benizi đã chạy trốn cho tới khi một ứng viên khác được bầu. Tương tự như vậy, St. Charles Borromeo - một trong số ít hồng y giáo chủ được bầu đã từ chối vị trí Giáo hoàng.

 

Cuộc đời Giáo hoàng John Paul II
Sự kiện Karol Wojtyla được phong làm Giáo hoàng năm 1978 là một bước ngoặt đối với Nhà thờ Thiên chúa giáo.

Nếu người được chọn nói: "Đồng ý", ông sẽ trở thành Giáo hoàng ngay lập tức một khi ông đã là Giám mục. Việc tiếp theo là một nghi lễ đơn giản. Nếu người đó chưa phải là Giám mục, ông sẽ được Chủ tịch hội đồng Hồng y giáo chủ sắc phong ngay lập tức và trở thành Giáo hoàng sau đó. Trong quá khứ, Chủ tịch Hội đồng Hồng y giáo chủ là Giám mục xứ Ostia, một thị trấn gần Vatican.

Người mới được bầu sẽ trả lời câu hỏi: muốn được gọi bằng tên nào. Vị giáo hoàng đầu tiên thay đổi tên là John II năm 533. Tên đặt mới của ông là Mercury - một cái tên không phù hợp vì nó là tên một vị thần không thuộc tôn giáo. Sau đó, các hồng y giáo chủ sẽ tới gần Giáo hoàng mới và bày tỏ cử chỉ kính trọng và phục tùng. Một lễ tạ ơn sẽ được tiến hành ngay sau đó. Rồi vị Hồng y giáo chủ trợ tế sẽ công bố tên Giáo hoàng mới cho dân chúng tại Quảng trường St. Peter's. Giáo hoàng mới sẽ phát biểu trước đám đông vào làm dấu thánh đầu tiên trước các tín đồ Rome và thế giới. John Paul II và John Paul II đã kéo dài buổi họp kín tới sáng hôm sau để họ có thể dùng bữa tối với các Hồng y giáo chủ.

Một tuần sau khi được sắc phong, John Paul II đã có buổi gặp các nhà ngoại giao và báo giới. Lễ nhậm chức diễn ra vào ngày 22/10/1978, tức là 6 ngày sau cuộc bỏ phiếu. Sau đó, ông đã sở hữu lâu đài riêng của mình là St. John Lateran.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,