- Họ không ngờ rằng, những chiếc máy tính hiện đại nhất, những chiếc điện thoại đắt tiền nhất được mua bằng những đồng tiền mồ hôi, xương máu của họ lại dẫn hai đưa con đến bi kịch “rùng rợn” này.
>> HS lớp 5 ’quyết’ bỏ nhà đi nếu không có ’dế’
>> Hành trình clip đen trong “dế” của teen
>> Lời thầy cô lẫn tiếng... ’trẻ khóc, chó sủa’
>> Nữ sinh liều mình bán thân nuôi... ’dế’
>> Khám phá ’điện thoại đen’ trên ghế nhà trường
Một căn bệnh lạ lùng
Hiện nay, việc “ăn cùng "dế", ngủ cùng "dế", vào…WC cùng “dế” đang là tình trạng chung của không ít teen mắc bệnh “nghiện” điện thoại di động.
“Trung bình một ngày em nhắn khoảng 30 đến 40 tin, để trao đổi bài và trò chuyện, tán gẫu cùng bạn bè. Đã thành quen nên một ngày mà điện thoại không rung một lần nào thì cảm thấy thiếu một cái gì đó, rất bức bối, khó chịu. Cảm giác giống như mình đang bị lãng quên vậy” - Thu, một “bệnh nhân” chia sẻ.
Còn thầy Q., giáo viên trường THPT PHC (Hà Nội) nói với chúng tôi, thầy đã ngỡ ngàng về một cô học trò mắc chứng bệnh “nghiện dế”. Bị thu điện thoại vì nhắn tin trong giờ học, cô học trò lẽo đéo bám theo “khủng bố” thầy suốt…2 ngày trời để xin lại “dế”.
Bố mẹ cứ nghĩ đã trang bị cho con cái những chiếc điện thoại di động đắt tiền để "oai" với thiên hạ, nhưng sự thật, họ đã phải chứng kiến nhiều hậu quả từ chính chiếc điện thoại di động đã mua cho con mình (ảnh minh họa - nguồn internet) |
Khi thầy kiên quyết không trả thì cô bé đã mau nước mắt “đe dọa”: “Thiếu điện thoại một ngày thì em không thể sống được đâu. Dùng điện thoại là thú vui duy nhất còn lại của em bây giờ, nên nếu thầy giữ điện thoại thì thầy… giết em luôn cho rồi”.
Cô học trò này sẵn sàng…“chết” vì “dế”, còn một nam sinh tên L.V.B. thực sự đã phát điên vì căn bệnh “nghiện dế”. Cách đây mấy năm, khi mới đang là học sinh lớp 9, L.V.B. đã phải vào trại tâm thần do rối loạn tâm lý vì xem quá nhiều phim sex. Câu chuyện của B. khiến nhiều người giật mình và không khỏi xót xa, vì hậu quả cũng từ điện thoại di động mà ra.
Được bố mua cho chiếc điện thoại hiện đại như một chiếc laptop mini trong một lần ra nước ngoài, B. rất thích thú, chỉ suốt ngày cắm đầu nghiên cứu và khám phá. Chiếc điện thoại như người bạn, luôn bên cạnh giúp B. "lấp bớt khoảng trống trong lòng". Dù có máy tính xách tay trị giá đến mấy nghìn đô, nhưng không hiểu sao B. lại chỉ thích lướt web bằng “chú dế” yêu.
Từ nghiện phim sex đến chat sex và “thực hành” sex cũng không phải con đường quá dài. Chỉ sau một thời gian ngắn, B. trở nên hốc hác, mệt mỏi vì thức đêm, xem phim đen quá nhiều.
“Thời gian đó em không bao giờ rời được chiếc điện thoại. Chỉ cần nhìn thấy một hình ảnh “mát mẻ” ở bất cứ đâu, thậm chí là từ “một phút hớ hênh” của một bạn gái trong lớp cũng có thể khiến em có những liên tưởng xấu và phải mở điện thoại xem ngay phim xxx” - B. còn chưa hết rùng mình khi nhớ lại những tháng ngày đen tối.
Bi kịch của B. lên đến đỉnh điểm khi câu bé thực hành những gì xem được trong phim với… em họ. Rất may là sự việc chưa quá nghiêm trọng. Nhưng sau khi bị phát hiện, B. đã bị rối loạn thần kinh và phải vào điều trị một thời gian tại bệnh viện tâm thần.
Đau lòng 2 chị em loạn dục vì game sex di động
Đó là một bi kịch gia đình mà bác sĩ Nguyễn Văn Dũng (Trưởng phòng Điều trị Tâm thần Nam và Nghiện chất – Viện Tâm thần – BV Bạch Mai) không bao giờ muốn nhớ lại vì những tình tiết “rùng rợn” và” khiếp đảm” của nó.
Rất nhiều hậu quả đau lòng từ việc nghiện sex trên di động của giới trẻ - (Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Cho đến một ngày, người em trai bị sốt cao phải đưa vào viện cấp cứu, các bác sĩ đã phát hiện bộ phận sinh dục của em bị viêm loét nghiêm trọng. Và một sự thật kinh hoàng hé lộ: hai chị em cùng nghiện chơi game sex trên điện thoại di động và đã thực hiện những hành vi loạn dục trên chính cơ thể em của mình.
Bố mẹ của hai bệnh nhân đã không thể đứng vững khi nghe bác sĩ thông báo về tình trạng của hai đứa con. Họ không ngờ rằng, những chiếc máy tính hiện đại nhất, những chiếc điện thoại đắt tiền nhất được mua bằng những đồng tiền mồ hôi, xương máu của họ lại dẫn hai đưa con đến bi kịch “rùng rợn” này.
Nhói lòng những bậc sinh thànhTrong câu chuyện của B., có thể thấy người phải chịu nỗi đau và sự dằn vặt lớn nhất chính là cha mẹ cậu bé. Công việc bận rộn khiến bố mẹ B. không có thời gian chăm sóc, quan tâm đến sự phát triển cũng như cảm xúc và suy nghĩ của cậu quý tử.
Hiện nay, việc “ăn cùng "dế", ngủ cùng "dế", vào…WC cùng “dế” đang là tình trạng chung của không ít teen mắc bệnh “nghiện” điện thoại di động. |
Khi trò chuyện với chúng tôi, nhắc đến cậu con trai, giọng bà K. (mẹ B.) vẫn còn không khỏi nghẹn ngào, day dứt: “Ai cũng muốn dành thời gian chăm sóc gia đình, nhưng vì công việc quá bận rộn không cho phép tôi đảm nhận tốt vai trò người mẹ. Chỉ biết cố gắng cho con không thiếu thứ gì xem như bù đắp phần nào.
Nhưng cái giá phải trả cho những suy nghĩ sai lầm đó là quá lớn. Cứ nghĩ đến việc những gì đã trải qua sẽ là một vết hằn theo con suốt cuộc đời, tôi lại không cầm nổi nước mắt. Càng thương con bao nhiêu, tôi càng tự trách mình bấy nhiêu, giá như khi đó…”.
Rất may vì được phát hiện kịp thời nên bệnh tình của B. chưa quá nghiêm trọng. Cảm nhận được niềm hạnh phúc từ tình yêu vô bờ của cha mẹ, họ hàng, cùng với sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, thầy cô nên B. đã nhanh chóng bình phục và trở lại với cuộc sống bình thường.
“Em rất biết ơn cha mẹ, bạn bè và thầy cô đã luôn ở bên chăm sóc, động viên. Khi em đi học trở lại, các bạn trong lớp không những không trêu trọc, dè bỉu mà còn quan tâm, động viên em rất nhiều. Chính những điều đó đã giúp em vượt qua mặc cảm và tiếp tục cố gắng vì tương lai” - B. tâm sự.
Căn bệnh “nghiện” điện thoại di động cũng đã từng xuất hiện và “hoành hành” tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Năm 2008, theo nghiên cứu của Hãng Nielsen, các teen Mỹ gửi và nhận trung bình 2.272 tin/tháng, tức khoảng 80 tin nhắn/ngày, gấp đôi so với mức trung bình một năm trước đó. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục Nhật Bản đối với 10 ngàn học sinh thì có đến 20% học sinh trung học gửi và nhận hơn 50 e-mail/ngày. Cá biệt có 7-10% gửi và nhận hơn 100 e-mail/ngày. 25% dùng "dế" lúc đang ăn, 10% dùng khi đang tắm và 18% dùng trong lớp học. Còn tại Hàn Quốc, vì căn bệnh này quá nghiêm trọng, quốc gia này đã phải tổ chức hẳn một chương trình cai nghiện điện thoại di động cho giới trẻ. |
-
Cao Thùy Thơm
Kỳ cuối: Quản lý điện thoại học sinh như thế nào?