221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1284627
1 giờ cùng ê kíp cứu thương chạy đua với… tử thần
0
Photo
null
Bài 2:
1 giờ cùng ê kíp cứu thương chạy đua với… tử thần
,

- Khi nghe bác sĩ Võ Quang Huy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Ngoại viện, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TP.HCM nói: “Hãy thử cùng chúng tôi trải nghiệm một lần trên cứu thương để biết anh em khó khăn thế nào !”.

TIN LIÊN QUAN

[video(17447)]

Nhanh như xe cứu thương…cướp đường

16h15 phút, chúng tôi có mặt tại khoa Cấp cứu Ngoại viện, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương và được sắp xếp đi theo chuyến xe cấp cứu một ca nghi viêm ruột thừa ở huyện Bình Chánh.

Trên xe cứu thương có bác sĩ Vòng Minh Kiến, điều dưỡng Huỳnh Thị Nhẹ, Vấn Thái Minh và lái xe tên Tùng.

Ê kíp cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Trưng Vương đang khám cho một bệnh nhân nghi bị viêm ruột thừa. Ảnh: Thanh Huyền.

Ngồi trên chiếc xe cứu thương chưa đầy 3 phút, tôi cùng một nữ đồng nghiệp đã cảm thấy "căng thẳng" do xe chạy quá nhanh và lắc.

Cuối cùng điểm đến là con hẻm ngoằn ngoèo, chúng tôi đón một cô gái trẻ mặt tái mét thiếp đi trên chiếc võng.

Rất bài bản, điều dưỡng Nhẹ mở hộp cứu thương, lấy máy đo huyết áp, còn bác sĩ Kiến xắn tay khám cho bệnh nhân.

Cô gái bị đau dữ dội ở vùng bụng, nơi hố chậu phải. Ê kíp cứu thương chẩn đoán có khả năng bị viêm ruột thừa, phải mổ gấp.

Lái xe Tùng nhẹ nhàng bế cô gái lên, chạy băng băng về phía xe cứu thương; chưa đầy 2 phút sau, cô gái đã nằm trên băng ca, được chở về bệnh viện Trưng Vương cấp cứu.

Trên đường về xe cứu thương gặp nhiều trở ngại vì rơi vào...giờ tan tầm. Chiếc xe vừa chớm đến cầu Nguyễn Tri Phương đã "vấp" ngay cảnh giao thông kẹt cứng, dòng xe kéo dài đang nhích từng bước..

Dù còi hú cứu thương inh ỏi nhưng nhiều người có vẻ không muốn...nhường đường, thậm chí có trường hợp "bình chân như vại", thản nhiên cho xe máy chạy như…đi dạo ngay trước đầu xe cứu thương, khiến lái xe Tùng buộc phải đánh mạnh vô – lăng sang bên trái, chạy lấn tuyến, ngược chiều.

Cú ngoặt quá mạnh khiến chiếc xe lắc mạnh, nữ bệnh nhân nấc lên, ôm bụng nhăn nhó.

Vẫn không hết tắc đường, tài xế Tùng thò cả người ra ngoài cửa sổ, kêu thét xin đường, bác sĩ Vòng Minh Kiến liên tục đưa tay báo hiệu nhưng cũng đành...bất lực !

Cuối cùng chiếc xe cấp cứu phải chạy lấn tuyến, ngược chiều mới đưa được bệnh nhân về đến bệnh viện an toàn.

Trải qua rất nhiều trở ngại, chiếc xe cứu thương mới đưa bệnh nhân tới được bệnh viện an toàn. Ảnh: Thanh Huyền.

Hành trình cứu thương diễn ra đúng 1h đồng hồ.

Điều dưỡng viên Nhẹ cười nói: “Kẹt xe thế vẫn chưa ăn thua. Còn may là xe chạy về hướng Bình Chánh, không có lô cốt, chứ về hướng Điện Biên Phủ là coi như…kẹt cứng luôn. Lúc đó xe cứu thương chỉ nhích được từng cm. Có lúc xe bọn em đến nơi, vì lâu quá nên người nhà sốt ruột, kêu taxi chuyển bệnh nhân đi viện từ đời nào rồi!”.

Không chỉ riêng ê kíp cấp cứu ngoại viện, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương ngao ngán vì kẹt xe mà tài xế Tài, lái xe cấp cứu cho Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cũng hết sức bức xúc: “Tôi từng chuyển nhiều ca tai nạn giao thông đi bệnh viện. Hãy cứ thử tưởng tượng xem, bệnh nhân nằm trên băng ca, máu không ngừng ứa ra xối xả, bất chấp tiếng còi hụ inh ỏi xin đường, nhiều người tham gia giao thông vẫn thản nhiên, không thèm tránh, kể cả đường còn khoảng trống. Mọi người nghĩ sao nếu người nằm quằn quại đau đớn trên xe cứu thương chính là cha, mẹ của mình?”

Giải pháp cứu thời kẹt xe, kéo dài "giờ vàng" ?

Theo đại diện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, quan trọng nhất là bố trí các tổ chức cấp cứu lưu động thường trực tại các điểm nóng giao thông, dễ xảy ra tai nạn.

Không chỉ thế, lực lượng cấp cứu còn phải hình thành được mạng lưới phủ khắp các địa bàn dân cư, kết nối được với mạng lưới bác sĩ gia đình.

Tổng đài nhận điện thoại báo ca cấp cứu của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Ảnh: Thanh Huyền.

Việc này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực rất lớn cũng như trang thiết bị y tế, xe cấp cứu dồi dào nên không thể thực hiện trong một sớm chiều mà cần có lộ trình nhất định.

Là một "địa chỉ" chuyên về cấp cứu nên bệnh viện Trưng Vương có riêng một khoa Cấp cứu Ngoại viện, đội ngũ lên đến 60 người, thiết bị y tế trang bị đầy đủ với 10 xe cứu thương luôn sẵn sàng xuất phát.

Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng được như Trưng Vương, cụ thể là Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, do thiếu nhân lực nên tất cả các bác sĩ đều có thể trở thành…bác sĩ cấp cứu ngoại viện. Cả bệnh viện chỉ có 2 xe cứu thương nên có lúc nhận được điện thoại báo cấp cứu bệnh nhân mà hết xe thì cũng đành…bó tay.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết, hạn chế chuyển viện cũng là một giải pháp để tránh ùn tắc giao thông.

“Có những trường hợp không quá nặng nhưng chúng ta cứ cho chuyển viện, việc xe cấp cứu chạy liên tục ngoài đường làm cho người dân quá quen với tiếng còi hú nên hóa ra thấy…nhàm, không thèm tránh.”, điều dưỡng Bình nói.

Không chỉ thế, theo ông Bình, song song với việc khắc phục các yếu tố khách quan như kẹt xe làm chậm trễ việc cấp cứu thì ngành y tế nên phổ biến rộng rãi trên các kênh thông tin và ở trường học, địa bàn dân cư để người dân biết cách sơ cứu cho người thân, kéo dài thêm thời gian chờ đợi ê kíp xe cứu thương.

  • Thanh Huyền

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,