Thời tiết vào hè là cơ hội cho một số bệnh mùa nóng phát triển, khiến cho trẻ dễ ốm hay mắc các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tin bài mới trên VNN:
Vàng tăng nhẹ trở lại sau 4 phiên lao dốc
Cô ca sĩ tái nghiện và khát vọng hoàn lương
Ấn Độ: Tìm thấy hộp đen máy bay gặp nạn
Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng
Sốt: Sốt không phải là một bệnh mà là phản ứng của cơ thể đối với nhiều bệnh khác nhau, vào mùa hè phản ứng sốt của trẻ ngoài các yếu tố bệnh tật còn do thời tiết. Vì vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi thân nhiệt của trẻ thông qua cặp nhiệt độ, đặc biệt khi thân nhiệt trẻ trên 400C là sốt ác tính, để có những xử trí đúng và kịp thời. Cách xử trí là cho trẻ nằm nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, cho trẻ uống thêm nhiều nước, bú mẹ tăng lên đặc biệt về ban đêm. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ trên 3805 C theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Cần theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên trong mùa nắng nóng để có những xử trí đúng và kịp thời.
Đối với những trường hợp trẻ có dấu hiệu tím tái quanh môi, mắt lờ đờ, càu nhàu, gắt gỏng, lạnh đầu chi, vân tím, đàn hồi da kém thì tiên lượng xấu và cần đưa đến các cơ sở y tế để bác sỹ điều trị sớm.
Sốt virus: Sốt virus cũng là bệnh thường gặp, có thể liên quan hoặc không liên quan đến màng não. Những trẻ mắc bệnh này có biểu hiện sốt, ho kéo dài. Mặc dầu sốt virut không có biến chứng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng ta cần quan tâm chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ và tránh để trẻ sốt cao (co giật có thể ảnh hưởng đến thần kinh). Một điều cần chú ý là không nên cho trẻ sử dụng kháng sinh trong những trường hợp này, tránh những tác dụng phụ khi dùng thuốc như rối loạn tiêu hóa, nổi ban hay kháng thuốc.
Bệnh tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy trẻ thường có biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều nước (hơn 3 lần/ngày) do vi khuẩn, nhất là loại sinh độc tố, do virus, có khi do ký sinh trùng hay không tìm được nguyên nhân. Kháng sinh chỉ được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sỹ, toàn thân có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc, xác định được vi khuẩn gây bệnh (hội chứng lỵ) hoặc có nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hóa gây tiêu chảy như viêm tai giữa. Chế độ ăn cũng rất quan trọng vì nếu không chú ý thì sau tiêu chảy trẻ rất dễ bị suy sinh dưỡng và sức đề kháng của trẻ sẽ giảm sút mạnh. Nếu trẻ đang bú mẹ thì càng tăng cường bú mẹ hơn, hết sức tránh cai sữa cho trẻ trong giai đoạn này.
Bệnh ban nhiệt (rôm sảy): thường xuất hiện ở trẻ khi trời nóng. Bệnh thường lành tính nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, bệnh rất dễ gây nhiễm khuẩn da, thậm chí nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nhỏ.
Viêm thanh quản là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Viêm thanh quản thông thường chỉ gây khản giọng, còn viêm thanh quản cấp gây tắc nghẽn đường thở thì ít gặp hơn nhưng lại cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em, vì dây thanh quản ở trẻ em rất nhỏ, khi viêm gây phù nề “chít” hẹp ống nhỏ đó, dẫn tới khó thở rất nhanh, suy hô hấp và tím tái nhanh hơn cả viêm phổi. Nếu không kịp cung cấp ô-xy, bệnh nhi có thể bị thiếu ô-xy não, gây ảnh hưởng đến não, thậm chí tử vong.
Ở trẻ em, nguyên nhân phổ biến gây viêm thanh quản là do viêm nhiễm ở đường mũi họng không được điều trị. Vào mùa hè, do nóng lạnh thay đổi nhanh vì sử dụng điều hòa và quạt, đầu tiên bé có thể chỉ bị viêm mũi họng thông thường nhưng không được điều trị dứt điểm dẫn đến bé bị ho, khàn tiếng rồi bệnh diễn biến nhanh nên cần cho bé đến các cơ sở y tế khám và điều trị sớm. Ngoài ra, những trẻ hay la hét, khóc to cũng làm dây thanh quản căng lên, có thể gây viêm, thậm chí chảy máu thanh quản.
Phòng bệnh mùa nắng nóng
Đối với từng loại bệnh gặp trong mùa hè nóng nực sẽ có những biện pháp phòng bệnh khác nhau, nhưng vấn đề quan trọng nhất là trẻ cần được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Chương trình “Bảo vệ sức khỏe học đường” tại phòng khám Medelab.
Để phòng bệnh do virus lây theo đường hô hấp thì cần chú ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm (không hút thuốc hay đun bếp than trong nhà), những nơi tụ tập đông người, không cho trẻ tiếp xúc với người bị ốm, không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh.
Để phòng bệnh tiêu chảy, cần đặc biệt quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ vì thức ăn dễ ôi thiu trong mùa hè gây tiêu chảy. Khi trẻ có biểu hiện mất nước nặng, da khô, mệt mỏi, chóng mặt, nước tiểu đậm màu, không đi tiểu trong hơn 3 giờ, sốt cao, uống thuốc trong vòng 24 giờ không giảm bệnh phải đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị.
Trong những ngày nắng nóng, nên hạn chế cho trẻ chạy chơi ngoài trời và cần cho trẻ uống nhiều nước, không nên sử dụng quạt và máy lạnh nhiều, không thay đổi đột ngột môi trường (phòng máy lạnh ra ngoài nóng và ngược lại hoặc để quạt xả thẳng vào người bé) làm trẻ dễ nhiễm lạnh. Cần cho trẻ mặc đồ thoáng mát, vệ sinh da sạch sẽ, tránh tình trạng đổ mồ hôi gây rôm sảy, nhiễm trùng da...
Chương trình “Bảo vệ sức khỏe học đường” tại phòng khám Medelab:
Nhân dịp 1/6, phòng khám Medelab tổ chức chương trình “Medelab – chung tay vì sức khỏe cộng đồng” đợt 4, mang tên “Bảo vệ sức khỏe học đường”, miễn phí khám nội nhi, khám mắt và khám răng cho tất cả các bé dưới 10 tuổi trong khoảng thời gian từ 25/5 đến 5/6/2010. Để biết thêm chi tiết và đăng ký tham dự chương trình, vui lòng liên hệ hotline 04.6673.5697 hoặc tham khảo tại website medelab.vn.
-
BS. Phạm Thị Thanh Mai, Nguyên Trưởng khoa Sơ sinh - BV Phụ sản TW