221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1257524
Đình chỉ doanh nghiệp “đội” giá vé Tết gần 200%
0
Article
null
TP.HCM:
Đình chỉ doanh nghiệp “đội” giá vé Tết gần 200%
,

 - Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe Miền Đông cho biết bến xe vừa cấm một doanh nghiệp không được bán vé các ngày cao điểm dịp Tết vì cố tình “đội” giá vé lên gấp gần 200% so với bình thường.  

Doanh nghiệp bị lập biên bản, tạm đình chỉ bán vé các ngày cao điểm dịp Tết hôm nay (12/1) là Công ty Dịch vụ vận tải kinh doanh tổng hợp Trần Hòa chạy tuyến TP.HCM - Quảng Nam - Đại Lộc và ngược lại. 

Được biết, giá vé ngày thường tuyến này khoảng 200.000 đồng/vé nhưng doanh nghiệp này dán thông báo giá vé tăng lên từ 500.000 đồng - 600.000 đồng/vé (tăng gần 200%) các ngày cao điểm dịp Tết từ 24 - 29 tháng Chạp. 

Trước đó, nhân viên của bến xe phát hiện đơn vị này dán thông báo giá vé dịp Tết vượt quá quy định tăng 60% và có nhắc nhở. Thế nhưng doanh nghiệp này vẫn cố tình vi phạm tiếp tục dán thông báo giá vé tăng cao khiến người dân bức xúc báo lên lãnh đạo bến xe. 

2.jpg

Các doanh nghiệp bán vé dịp Tết không được tăng giá vé quá 60%. Ảnh: Thái Phương

“Chúng tôi đã lập biên bản đình chỉ không cho bán vé các ngày cao điểm dịp Tết chờ doanh nghiệp này kê khai lại giá vé. Còn vé đi hàng ngày họ vẫn bán như bình thường” - ông Hải nói. “Vì lợi ích trước mắt mà họ tự đánh mất uy tín của mình bởi cùng tuyến TP.HCM - Quảng Nam - Đại Lộc còn nhiều doanh nghiệp, nhà xe khác”. 

Theo quy định phụ thu giá vé dịp Tết của Bến xe Miền Đông, các doanh nghiệp chỉ được tăng giá vé cao nhất 60% các ngày từ 24 - 30 tháng Chạp. Các ngày còn lại nhà xe được tăng giá vé từ 20 - 40% tùy tuyến, thời điểm, tùy tuyến đường… 

Liên quan đến vấn đề giá vé dịp Tết tăng cao tới 60% so với ngày thường khiến người dân cho rằng mình đang bị “ép giá”, ông Lê Trung Tính, Trưởng phòng Quản lý vận tải công nghiệp, Sở GTVT TP.HCM khẳng định, giá vé tăng 60% vẫn nằm trong quy định được cho phép. 

Theo Thông tư 86 của Liên Bộ GTVT và Tài chính, giá vé xe đò là mặt hàng nhà nước quản lý và cho đăng ký giá. Nếu các doanh nghiệp cảm thấy mức giá vé nào hợp lý sẽ đăng ký trước 3 ngày rồi trình lên Sở GTVT, Tài chính và Cục Thuế TP.HCM duyệt. “Tăng 60% là để các xe chạy chiều rỗng trả lương nhân viên, nguyên liệu, khấu hao và các chi phí khác…

Giá vé xe đò không nằm trong danh sách các mặt hàng cần bình ổn giá mà hoạt động theo quy luật cung cầu, kinh tế thị trường nên doanh nghiệp được quyền niêm yết mức giá vé. Sở GTVT bảo vệ quyền lợi người dân bằng cách giám sát các doanh nghiệp không được tăng giá vé quá mức quy định” - ông Tính nhấn mạnh. 

Nếu không tăng giá vé để huy động xe từ các doanh nghiệp, đơn vị ngoài bến người dân còn chịu thiệt thòi hơn khi bắt xe “dù” nhồi nhét rồi lấy giá vé “cắt cổ”…, một cán bộ Sở GTVT cho biết thêm. 

Bắt đầu từ ngày 15/1/2010 (tức 1/12 âm lịch), Bến xe Miền Đông sẽ bán vé dịp Tết Canh Dần. Và giá vé phụ thu áp dụng từ ngày 21/12 âm lịch khiến Sở GTVT thành phố lo ngại người dân sẽ về quê tập trung vào ngày 19, 20 tháng Chạp. Ngược lại, nhà xe sẽ tìm lý do “né” không chạy chờ giá vé tăng vào ngày hôm sau. Điều này khiến nguy cơ ùn ứ khách cục bộ có thể xảy ra, buộc phải huy động xe tăng cường vào giải tỏa khách.

  • Thái Phương

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,