221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1004788
Dự án công viên Thống Nhất: Tạm "khất" các nhà đầu tư
1
Article
null
Dự án công viên Thống Nhất: Tạm 'khất' các nhà đầu tư
,

(VietNamNet) - Trước nhiều quan điểm về việc cải tạo công viên Thống Nhất, UBND TP Hà Nội vừa giao Sở Qui hoạch-Kiến trúc tiếp thu những ý kiến đóng góp này để hoàn thiện lại nhiệm vụ qui hoạch công viên.

’Tại

Tại công viên Thống Nhất, UBND TP vừa nhấn mạnh sẽ "không đặt vấn đề giải quyết 3 lợi ích một cách cứng nhắc như trước đây" (Ảnh: Hoàng Huy).

Qui hoạch "đi" trước, xã hội hóa "bước" sau!

Cách đây 3 tháng (8/2007), Sở Qui hoạch - Kiến trúc Hà Nội cùng các nhà đầu tư đã trình Nhiệm vụ thiết kế qui hoạch tỉ lệ 1/500 xây dựng, cải tạo, nâng cấp công viên Thống Nhất. Theo đó, công viên có thể chia thành 3 vùng: động, đệmtĩnh. Vùng động rộng nhất (bố trí tại phía bắc với toàn bộ khu đất giáp đường Trần Nhân Tông), vùng tĩnh rất "hẻo" và khuất nẻo (góc đường Đại Cồ Việt - Lê Duẩn) với 1, 2 lối nhỏ vòng theo hồ và 1 bãi cỏ hẹp.

Tuy nhiên, 3 tháng qua, "đầu bài" theo hướng đề xuất này vẫn chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Thay vào đó, ngày 13/11/2007, UBND TP đã ra Thông báo 380/TB-UBND chính thức chỉ đạo Sở này hoàn thiện lại nhiệm vụ qui hoạch (kể trên), trình TP phê duyệt trong tháng 12/2007.

Sau đó, theo "đầu bài" đã hoàn thiện này, Công ty TNHHNN một thành viên Công viên Thống Nhất sẽ là chủ thể tổ chức nghiên cứu lập qui hoạch cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp công viên Thống Nhất, trình Sở QH-KT thẩm định. Chủ trương xã hội hóa (tức kêu gọi các nhà đầu tư tham gia) sẽ chỉ được thực hiện sau khi qui hoạch này được phê duyệt.
 

Công viên Thống Nhất có diện tích 48,2ha hay 54ha? (Ảnh tư liệu từ google)
Công viên Thống Nhất có diện tích 48,2ha hay 54ha? (Ảnh tư liệu từ google)

Các chuyên gia cho biết, thông thường quá trình từ khi xây dựng nhiệm vụ thiết kế đến khi lập qui hoạch, rồi qui hoạch này được thẩm định và phê duyệt phải kéo dài trên dưới 1 năm (thậm chí còn lâu hơn), sau nữa mới tính đến việc xã hội hóa. Vì vậy, có thể hiểu công viên Thống Nhất sẽ còn "nguyên trạng" như hiện nay trong ít nhất 1 - 2 năm tới, tạm thời chưa thể có dự án nào được khởi công, triển khai trong giai đoạn này.

Thêm nữa, cho dù chủ trương xã hội hóa vẫn được tiếp tục thực hiện, UBND TP nhấn mạnh sẽ "không đặt vấn đề giải quyết 3 lợi ích một cách cứng nhắc như trước đây" và xác định tiêu chí "cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp đáp ứng yêu cầu của một công viên văn hóa, phục vụ nhân dân nghỉ ngơi, giải trí".

Quỹ đất công viên Thống Nhất "bốc hơi"?

Trong các nội dung đầu tư vừa được UBND TP Hà Nội định hướng cho các đơn vị lập qui hoạch cải tạo công viên Thống Nhất, ngoài các vấn đề như: nâng cấp các vườn hoa, tiểu cảnh, cây xanh bóng mát; một số điểm vui chơi; một phần dịch vụ văn hóa; bãi đỗ xe ngầm... còn vài chi tiết được nhiều người trong ngoài cuộc quan tâm, thắc mắc.

Một là, phạm vi nghiên cứu công viên Thống Nhất trong Thông báo mới nhất chỉ có 48,2ha. Diện tích này khác với tài liệu các nhà chuyên môn và chính Tổng Giám đốc Công ty TNHHNN một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội từng nghiên cứu và công bố là 53 - 54ha. Câu hỏi đặt ra là: Công viên tự nó đã hẹp đi hay phạm vi nghiên cứu bị thu hẹp đi? 48,2ha được nghiên cứu, lập qui hoạch kia đã bao gồm trong nó những công trình hiện hữu trên đất công viên như: rạp xiếc, khách sạn SAS, quán bia, phòng tập, trụ sở một số công ty... chưa?

Hai là, năm 2004, cũng tại một Thông báo của UBND TP về cải tạo, khai thác công viên Thống Nhất, Sở QH-KT đã được giao "qui hoạch tuyến đường từ phố Nguyễn Đình Chiểu đến Đại Cồ Việt để tách khu dân cư ra khỏi công viên; nghiên cứu việc di chuyển khách sạn SAS và rạp xiếc đến địa điểm khác, đề xuất hướng sử dụng đất tại khu vực này đảm bảo đồng bộ trong qui hoạch chung của công viên" - tuy nhiên điều này đã không được nhắc lại trong Thông báo vừa ban hành.

’vùng

Khu vực từng được đề nghị là "vùng tĩnh" của công viên Thống Nhất chỉ gồm 1, 2 lối đi nhỏ vòng theo hồ và 1 bãi cỏ hẹp, rất "hẻo" và khuất nẻo tại góc đường Đại Cồ Việt - Lê Duẩn (Ảnh: Hoàng Huy).

Thực tế lúc này, cả rạp xiếc, quán bia, phòng tập, trụ sở nhiều công ty, khách sạn... vẫn đang "bình chân như vại" trên đất công viên Thống Nhất. Vậy nếu như trong 48,2ha phạm vi nghiên cứu kia đã bao gồm cả những công trình này, thì rõ ràng những công trình hiện hữu đã, đang chiếm tỉ lệ không nhỏ trong cái khoảng "được phép xây dựng công trình" theo qui chuẩn chung. Chừng nào các công trình này chưa được dời đi, công viên Thống Nhất không thể dung nạp thêm nhiều công trình khác nữa dẫn đến vượt quá tỉ lệ cho phép.

Những người biết chuyện "đặt dấu hỏi" rằng: Nếu trong "phạm vi nghiên cứu 48,2ha" kia không bao gồm những công trình hiện hữu như khách sạn, rạp xiếc, quán bia, phòng tập... phải chăng những công trình này đương nhiên "thoát hiểm" để ung dung tồn tại - còn công viên Thống Nhất lại coi như có một "phạm vi mới", tiếp tục có khả năng dung nạp thêm nhiều công trình xây dựng mới trong một "tỉ lệ được phép mới" (mà nếu tính cả những công trình cũ thì chắc chắn việc tiếp tục xây dựng sẽ hạn chế hơn rất nhiều)?

  • Tràng An Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,