221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1003558
Tổng rà soát trẻ em giúp việc trước 30/11 có khả thi?
1
Article
null
Hà Nội:
Tổng rà soát trẻ em giúp việc trước 30/11 có khả thi?
,

10/11, UBND TP Hà Nội ra văn bản gửi Sở LĐ-TB&XH, UB Dân số, Gia đình và Trẻ em, công an TP, UBND các quận, huyện yêu cầu phối hợp rà soát số trẻ em đang làm thuê tại các gia đình, nhà hàng, cơ sở sản xuất trên địa bàn.

>> Rà soát ngay số trẻ giúp việc gia đình ở Hà Nội!

Có bao nhiêu trẻ phải chịu cùng số phận như em Nguyễn Thị Bình?
Có bao nhiêu trẻ phải chịu cùng số phận như em Nguyễn Thị Bình?

Báo TPO ra ngày 10/11 đã nêu rõ các nội dung mà Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cần phải thống kê rà soát:

Tổng số gia đình, nhà hàng, cơ sở có sử dụng lao động trẻ em làm thuê, tổng số trẻ em làm thuê; phân loại theo nhóm tuổi từ 9 đến dưới 13, từ 13 đến 16 tuổi, từ 16 đến dưới 18 tuổi; phân loại theo nhóm công việc (giúp việc gia đình, làm thuê tại các nhà hàng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).
 
Tình trạng hưởng lương và các chế độ, quyền lợi khác; tình hình bệnh tật, tai nạn lao động (nếu có); những kiến nghị, đề xuất của sở, ngành, quận, huyện. Sở LĐ - TB&XH báo cáo UBND TP Hà Nội trước ngày 30/11/2007.

Văn bản này xuất phát từ việc em Nguyễn Thị Bình bị chủ nhà (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) hành hạ suốt 10 năm mà không ai can thiệp cho đến khi có một cụ già hơn 70 tuổi giải cứu.

Sau khi được đưa ra công luận vào ngày 5/11, vụ việc này trở thành sự kiện nóng thu hút dư luận xã hội trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Điều mà dư luận quan tâm nhất là cách trả lời của cơ quan chức năng. Khi được hỏi, các cơ quan liên quan đều nói không nắm được thông tin, không có gì làm cơ sở để giải quyết. Phường đổ trách nhiệm cho tổ dân phố, tổ dân phố đẩy sang các tổ chức đoàn thể xã hội.

Để điều chỉnh sự hụt hẫng này, các văn bản chỉ đạo giải quyết vụ việc dồn dập được đưa ra từ cấp quản lý cao nhất cho đến tận cấp quản lý sở tại.

Ngày 7/11, hai ngày sau khi vụ việc bị phát giác, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có văn bản đề nghị Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Hà Nội sớm giải quyết vụ em Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ hành hạ suốt 10 năm. Bộ cũng yêu cầu thành phố Hà Nội rà soát ngay số trẻ lang thang cơ nhỡ đang làm việc trong các nhà hàng, cơ sở dịch vụ, giúp việc gia đình trên địa bàn.

8/11, đích thân Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo làm rõ vụ việc và khẳng định: "Những người phải chịu trách nhiệm đầu tiên là vợ chồng chủ quán phở. Tuy nhiên, việc các cấp chính quyền và đoàn thể ở địa phương để xảy ra một vụ án thương tâm như thế giữa lòng thủ đô, trong một thời gian dài là không thể rũ bỏ trách nhiệm".

Ngày 10/11, chỉ 3 ngày sau khi có văn bản của Bộ  LĐ-TB&XH, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các ban ngành của thành phố phải hoàn thành tổng rà soát trẻ em giúp việc trước 30/11.

Các văn bản chỉ đạo dồn dập yêu cầu xác định rõ trách nhiệm trong vụ em Bình đồng thời tiến hành thống kê, phân loại các nhóm trẻ em (giúp việc) trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy nỗ lực giải quyết tận gốc rễ vấn đề này của các cấp quản lý. Tuy nhiên, các văn bản chỉ đạo giải quyết vụ việc này dễ khiến người dân liên hệ tới vụ điều tra nguyên nhân vụ sập cầu Cần Thơ sáng 26/9: Thời hạn đã qua mà vẫn chưa công bố kết quả cụ thể.

Thời hạn 30/11 để hoàn thành tổng rà soát trẻ em giúp việc trên địa bàn TP Hà Nội liệu có quá ngắn để người dân phải đặt câu hỏi: Vụ việc nhỏ mà không nhỏ này có tránh được tình trạng "đánh trống bỏ dùi"?

  • Tin nhanh
     
    Ý kiến của bạn?
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,