221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
990786
Sập cầu: Bộ trưởng GTVT "sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng"
1
Article
null
Sập cầu: Bộ trưởng GTVT 'sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng'
,

(VietNamNet) - Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tối 6/10, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói: "Ngay từ đầu, tôi đã nhận trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước đối với dự án cầu Cần Thơ. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng".

>> Toàn cảnh sự kiện "Sập cầu Cần Thơ"

f

- Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm, nhưng cụ thể trách nhiệm của ông trong sự cố sập cầu Cần Thơ là gì?

- Ngay từ đầu, tôi đã nhận trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước với dự án, của Bộ và của chủ đầu tư, nhưng trách nhiệm đến đâu, trách nhiệm thế nào thì để UB Điều tra Nhà nước xác định nguyên nhân và từ đó xác định trách nhiệm của Bộ, của chủ đầu tư và của cá nhân tôi đến đâu. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng.

Các cơ quan của Bộ trong chức năng tham mưu cũng phải có trách nhiệm trong thời gian vừa qua, kể cả trong bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. Trong đó có Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục Giám định và quản lý chất lượng, Ban quản lý dự án là người thay mặt Bộ, thay mặt chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm. Tất cả đều phải chờ ý kiến cuối cùng của UB Điều tra Nhà nước.

- Ngoài ra, theo Bộ trưởng, còn những pháp nhân nào khác có trách nhiệm liên quan sự cố, nếu xét theo 3 dấu hiệu vi phạm có thể bị truy tố hình sự mà dư luận đề cập (1-Thiết kế, thi công có vấn đề. 2-Các tầng lớp nhà thầu chính, phụ, nhà cung cấp nhân công, công nhân không lành nghề, không hợp đồng, không bảo hiểm... 3- Cảnh báo nguy hiểm của 1 kỹ sư- tư vấn giám sát người Nhật bị bỏ qua - NV)?

- Về nghi vấn trong thiết kế thi công, chúng tôi thấy cần phải xem xét nghi vấn này. Vì sự cố xảy ra trong khi đang thi công, nên có 3 pháp nhân chủ yếu liên quan: Chủ đầu tư, nhà thầu chính, tư vấn gồm tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát.

"UB Điều tra Nhà nước sẽ làm việc nghiêm túc, khoa học. Sau khi làm rõ nguyên nhân sự cố, sẽ xác định mức độ vị phạm và trách nhiệm của cá nhân".

Phó Chủ nhiệm VPCP Trần Quốc Toản

Về chủ đầu tư, Chính phủ đã quyết định đầu tư và giao chức năng chủ đầu tư cho Bộ GTVT. Với tư cách này, Bộ đã phê duyệt thiết kế, thành lập ban quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu. Ở gói thầu này là 3 nhà thầu nổi tiếng về cầu đường của Nhật: Taisei, Kajima và Nippon Steel đã làm một số công trình ở VN.

Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm phê duyệt thiết kế thi công, được chọn nhà thầu phụ, trên cơ sở chấp thuận danh sách nhà thầu phụ được chủ đầu tư ủy quyền, các nhà thầu phụ có thể thuê lao động kỹ thuật và lao động thủ công tùy thuộc công việc của mình. Trong trường hợp này, nhà thầu phụ đã thuê lao động giản đơn địa phương, qua những công ty dịch vụ về lao động của VN như công ty Vĩnh Thịnh mà báo chí đã nói. Việc đó theo quy định là được phép, vấn đề là các quy trình và các điều kiện có phù hợp, đảm bảo hay không thì phải kiểm tra.

Về lá thư của kỹ sư Nhật Bản, theo chúng tôi biết, ý kiến xác đáng trong thư này đã được nhà thầu chính chấp thuận xử lý, nhưng để xem ý kiến đó được xử lý như thế nào thì cần điều tra, hiện chúng tôi chưa có thông tin chính xác.

Thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra thiết kế cầu sập

- Tại cuộc họp ngày 4/10 và phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT rà soát lại các công đoạn triển khai công trình, vậy Bộ dự định tiến hành công việc này trong bao lâu? Thủ tướng cũng chỉ đạo, nếu cần thiết, có thể thuê một đơn vị tư vấn độc lập để thẩm tra lại thiết kế, biện pháp thi công. Bộ trưởng dự tính sẽ thuê một đơn vị của VN hay của nước ngoài?

- Sự cố đã xảy ra rất nghiêm trọng. Một trong những vấn đề chúng tôi phải làm ngay là rà soát lại tất cả một cách có hệ thống, mọi khâu, từ đầu tư đến thiết kế, trong đó có vấn đề thiết kế kỹ thuật, việc lựa chọn nhà thầu, quản lý các nhà thầu phụ, chức trách nhiệm vụ, tổ chức thiết kế, tư vấn giám sát...

Cần nhấn mạnh là sự cố này xảy ra trong quá trình thi công, do đó đặc biêt phải rà soát về nhiệm vụ của nhà thầu chính là người tổ chức thi công, trong đó có thiết kế thi công, giám sát thi công, phương án thi công, tổ chức thi công, tất cả phải rà soát lại để xem có những gì sai sót. Chúng tôi đã giao tổ chuyên gia hàng đầu gồm các giáo sư, tiến sĩ, hội đồng khoa học kỹ thuật của Bộ bắt đầu triển khai công việc này.

Tôi cũng khẳng định phải rà soát thiết kế, chúng tôi chuẩn bị chỉ định tư vấn nước ngoài để thẩm tra lại thiết kế vì tư vấn trong nước có điều kiện khó khăn hơn. 

ci buổi họp báo tối 6/11
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tại buổi họp báo tối 6/10
Tìm cách quản lý dự án ODA chủ động hơn...

- Mới đây, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có ý kiến về khó khăn mà cơ quan thanh tra gặp phải đối với những dự án sử dụng vốn ODA. Theo Bộ trưởng, chúng ta có cần nghiên cứu để khắc phục điều này?

- Quản lý vốn ODA cũng phải theo thông lệ quốc tế về ODA. Chúng ta cũng phải nghĩ tới một quy chế hòa hợp nhưng phần lớn phải tuân thủ thông lệ quốc tế với những quy định của nước tài trợ. Khi có những vấn đề cần thiết phải thanh tra thì đối với những nội dung mà phía VN thực hiện, thanh tra không có vấn đề gì, mọi hồ sơ đều đảm bảo, từ quyết định đầu tư cho đến phê duyệt thiết kế, lựa chọn nhà thầu chính, nhà thầu phụ, thanh quyết toán, nghiệm thu đưa vào sử dụng...

Nhưng đúng là về phía những nhà tài trợ thì đôi khi chúng ta gặp khó khăn, vì họ có những quy định trong quản lý hồ sơ, giấy tờ của họ... Theo tôi, về vấn đề này, chúng ta cần nghiên cứu, suy nghĩ.

Trong quản lý ODA có những điều kiện của nó, như ở gói thầu số 2 này, lãi suất vay chỉ xấp xỉ 0,95%, ân hạn 10 năm, phải đảm bảo cho việc sử dụng thiết bị chính, nguyên vật liệu chính, tư vấn thiết kế, nhà thầu, tư vấn giám sát của nước ấy. Mọi công trình đều phải tuân thủ điều này: Cầu Mỹ Thuận, cầu Bãi Cháy, nhà ga Tân Sơn Nhất số 2...

Chúng tôi đánh giá các công trình là hiệu quả và đều không xảy ra sự cố lớn. Chỉ có điều đáng tiếc xảy ra trong dự án này. Chúng ta phải chấp nhận nhưng chúng tôi đồng ý phải suy nghĩ, cùng với các cơ quan khác suy nghĩ để vừa tiếp cận với thông lệ quốc tế về ODA, nhưng vừa phải đảm bảo quy trình của mình để mình chủ động hơn trong quản lý các dự án ODA.

"Tôi không thể ngủ ngon..."

- Xin Bộ trưởng đánh giá thiệt hại tài chính do chậm tiến độ trong công trình này?

- Về tiến độ, trong 3 gói thầu thì gói thứ 2 là do liên danh nổi tiếng của Nhật Bản đảm nhận, họ có trách nhiệm, có kỷ luật, tiến độ luôn đảm bảo. Các gói khác có khó khăn hơn. Nếu kết luận sớm của UB điều tra, tôi nghĩ tiến độ sẽ không chậm hơn nhiều lắm. Phía Nhật cũng tỏ rõ mong muốn nhanh chóng khắc phục khó khăn, không muốn giảm uy tín công nghệ và quản lý của Nhật Bản.

Chúng tôi đã đề nghị nhà thầu, sau khi xác định được nguyên nhân và được phép tiếp tục thi công công trình, sẽ phải điều thêm chuyên gia, nhân lực, thiết bị, có thể chịu lỗ nhưng phải đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Nhật Bản cũng cam kết sẽ có hành động như vậy.

- Đã 9 ngày trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố khủng khiếp này. Chắc Bộ trưởng và các đồng nghiệp có nhiều tâm tư... 

- Đây là một sự cố đau lòng. Chúng tôi dồn hết tâm lực vào công việc này, những đêm đầu thức trắng, về sau thay nhau ngủ nhưng không thể ngủ ngon như bình thường. Tôi còn ngủ một ít, anh em cấp dưới thì hầu như không ngủ. 

Thiệt hại về người trong vụ sập cầu Cần Thơ

Tính đến chiều 6/10, tổng số nạn nhân là 134, trong đó có 3 kỹ sư (2 người chết, 1 bị thương), 10 kỹ thuật viên trung cấp (4 người chết, 6 bị thương).

53 người chết: Vĩnh Long 41 người, Cần Thơ 2, Hà Nam 2. Quảng Nam, Quảng Ngãi, An Giang, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định mỗi địa phương 1 người.

1 người từ Vĩnh Long hiện vẫn đang mất tích.

  • Vân Anh (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,