Bão lũ miền Trung có thể làm nên thước phim quý?
Cập nhật lúc 01:05, Thứ Ba, 02/11/2010 (GMT+7)
- Những thước phim tài liệu sẽ ghi lại hậu quả về sự ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Việt Nam đang ngày càng nặng nề trong những năm vừa qua
-- Hồ Hoài Anh, Tuấn Khanh ’mắc kẹt’vì lũ
Biến đổi khí hậu là một trong những đề tài trung tâm có tính thời sự toàn cầu. Đặc biệt tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đặc biệt trở nên rõ nét trong những năm gần đây. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đang gây ra những hậu quả xấu với môi trường như bụi khói, khí thải và ô nhiễm. Cùng lúc đó, biến đổi khí hậu tiếp tục gây ra những hệ quả không nhỏ, và ngày càng nặng nề hơn như đợt bão lũ lịch sử tại miền Trung vừa qua. Sau những ngày lũ, việc xâm thực của vùng nước mặn lại tiếp tục làm giảm diện tích dành cho đất màu và trồng trọt.
Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu tại Việt Nam ngày càng nặng nề. Đại diện của DED (Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức) cho biết "Việt Nam dường như đang phản ứng quá chậm với vấn đề toàn cầu này. Ví dụ như, khi tôi mua 1 chiếc xe máy tại Việt Nam và đổ xăng, thì với 3l rưỡi xăng có thể chạy 100 km, nhưng tại Đức với 3l rưỡi này có thể đi 100km bằng ô tô. Nhưng tại sao không có ai để ý và cải thiện điều đó?"
Với việc cho rằng những thước phim tài liệu sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí nhanh hơn cả ngôn ngữ và lời thoại, một Liên hoan phim Xanh đã được mở ra với giải thưởng 1000 $ cho bộ phim tài liệu xuất sắc nhất dài từ 10 - 15 phút. Đó sẽ là những bộ phim có sức lay động, tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người xem thông qua đề tài ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu với cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi con người.
Ban giám khảo của Liên hoan phim này sẽ là đại diện của Xưởng phim khoa học Việt Nam, đại diện của VTV6, của viện Goethe, DED và Doclab. Ban tổ chức hy vọng sẽ xây dựng được sự kết nối giữa những người làm phim trẻ với việc tăng cường ý thức đóng góp vào việc tăng nhận thức về môi trường tại Việt Nam. Dự án mang tên VietDocs - Giải thưởng phim Tài liệu Xanh Việt Nam sẽ nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ thế hệ làm phim trẻ sản xuất những bộ phim tài liệu phản ánh đề tài quan trọng này.
Giá trị thực tế của một bộ phim tài liệu sẽ nằm ở cách tiếp cận xã hội và mối quan tâm đến những vấn đề khác nhau. Vì vậy sự tập trung nguồn lực để tăng cường nhận thức và chuyển động mối quan tâm về môi trường tại Việt Nam đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện tại. Đề tài Xanh này, nếu được thực hiện thành công trong năm 2010 sẽ trở thành một dự án được tiếp tục trong những năm sau đó tại Việt Nam
Liên hoan phim Xanh Việt Nam bắt đầu chính thức khởi động vào ngày 1/11/2010. Những bộ phim tốt nhất sẽ được chiếu cho công chúng vào tháng 6 năm 2011 tại Liêun hoan Phim tài liệu Châu Âu tại Hà Nội, đồng thời sẽ được tài trợ để phát hành rộng rãi. Ba bộ phim hay nhất sẽ được trao giải. Ngoài ra người thắng cuộc sẽ được tài trợ kinh phí để sản xuất một bộ phim dài về cùng chủ đề, và sau đó tham gia Liên hoan SeaDocs - Liên hoan phim tài liệu dành cho các nhà làm phim trẻ khu vực Đông Nam Á.
-- Hồ Hoài Anh, Tuấn Khanh ’mắc kẹt’vì lũ
Biến đổi khí hậu là một trong những đề tài trung tâm có tính thời sự toàn cầu. Đặc biệt tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đặc biệt trở nên rõ nét trong những năm gần đây. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ đang gây ra những hậu quả xấu với môi trường như bụi khói, khí thải và ô nhiễm. Cùng lúc đó, biến đổi khí hậu tiếp tục gây ra những hệ quả không nhỏ, và ngày càng nặng nề hơn như đợt bão lũ lịch sử tại miền Trung vừa qua. Sau những ngày lũ, việc xâm thực của vùng nước mặn lại tiếp tục làm giảm diện tích dành cho đất màu và trồng trọt.
Đồng bào Khánh Hòa chạy lũ (Ảnh: VNE) |
Ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu tại Việt Nam ngày càng nặng nề. Đại diện của DED (Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức) cho biết "Việt Nam dường như đang phản ứng quá chậm với vấn đề toàn cầu này. Ví dụ như, khi tôi mua 1 chiếc xe máy tại Việt Nam và đổ xăng, thì với 3l rưỡi xăng có thể chạy 100 km, nhưng tại Đức với 3l rưỡi này có thể đi 100km bằng ô tô. Nhưng tại sao không có ai để ý và cải thiện điều đó?"
Với việc cho rằng những thước phim tài liệu sẽ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí nhanh hơn cả ngôn ngữ và lời thoại, một Liên hoan phim Xanh đã được mở ra với giải thưởng 1000 $ cho bộ phim tài liệu xuất sắc nhất dài từ 10 - 15 phút. Đó sẽ là những bộ phim có sức lay động, tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người xem thông qua đề tài ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu với cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi con người.
Trẻ em chờ cứu trợ (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Ban giám khảo của Liên hoan phim này sẽ là đại diện của Xưởng phim khoa học Việt Nam, đại diện của VTV6, của viện Goethe, DED và Doclab. Ban tổ chức hy vọng sẽ xây dựng được sự kết nối giữa những người làm phim trẻ với việc tăng cường ý thức đóng góp vào việc tăng nhận thức về môi trường tại Việt Nam. Dự án mang tên VietDocs - Giải thưởng phim Tài liệu Xanh Việt Nam sẽ nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ thế hệ làm phim trẻ sản xuất những bộ phim tài liệu phản ánh đề tài quan trọng này.
Những hình ảnh về trận bão sẽ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong nhận thức (Ảnh: Hữu Khá) |
Giá trị thực tế của một bộ phim tài liệu sẽ nằm ở cách tiếp cận xã hội và mối quan tâm đến những vấn đề khác nhau. Vì vậy sự tập trung nguồn lực để tăng cường nhận thức và chuyển động mối quan tâm về môi trường tại Việt Nam đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện tại. Đề tài Xanh này, nếu được thực hiện thành công trong năm 2010 sẽ trở thành một dự án được tiếp tục trong những năm sau đó tại Việt Nam
Rác thải trên bờ biển sau bão lũ tại Nha Trang (Ảnh: 2010) |
Một con đường tại Hà Nội |
Các thành phố lớn chìm trong khói thải xe máy |
Liên hoan phim Xanh Việt Nam bắt đầu chính thức khởi động vào ngày 1/11/2010. Những bộ phim tốt nhất sẽ được chiếu cho công chúng vào tháng 6 năm 2011 tại Liêun hoan Phim tài liệu Châu Âu tại Hà Nội, đồng thời sẽ được tài trợ để phát hành rộng rãi. Ba bộ phim hay nhất sẽ được trao giải. Ngoài ra người thắng cuộc sẽ được tài trợ kinh phí để sản xuất một bộ phim dài về cùng chủ đề, và sau đó tham gia Liên hoan SeaDocs - Liên hoan phim tài liệu dành cho các nhà làm phim trẻ khu vực Đông Nam Á.
- Bài và ảnh: Hồ Hương Giang
,