Vì sao Nga không xuất khẩu công nghệ quân sự cho TQ?
Cập nhật lúc 11:58, Thứ Sáu, 10/09/2010 (GMT+7)
Tiêm kích trên hạm J-15 hủy hoại hoàn toàn lòng tin trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung.
Tạp chí Kanwa số 8/2010 dẫn một nguồn tin uy tín trong ngành công nghiệp hàng không Nga cho biết, phía Nga đã biết Trung Quốc sản xuất tiêm kích trên hạm đầu tiên J-15 và lô tiêm kích J-11B thứ hai vào cuối năm 2009.
“Nói thật, chúng tôi đã tính đến tất cả những chuyện này. Nó đã hủy diệt những mảnh vụn cuối cùng sự tin tưởng của chúng tôi đối với Trung Quốc”, nguồn tin cho hay. Chuyện sao chép vũ khí trang bị đã xảy ra cả sau khi ký kết hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự vào tháng 12/2008. Điều đó cho thấy hiệp định là hoàn toàn vô dụng.
“Thế tại sao phía Nga khi đó lại muốn ký?” - tạp chí Kanwa đặt câu hỏi. Đáp lại, nguồn tin cho biết: “Chúng tôi biết chính xác Trung Quốc không chấm dứt trò sao chép vũ khí trang bị mà họ đã tiến hành. Nếu như tiền đã đầu tư thì không thể dừng công việc được. Hơn nữa, sự tồn tại của hiệp định dẫu sao cũng tốt hơn là hoàn toàn không có. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng sau khi ký kết hiệp định, Trung Quốc ít ra thông tin cho chúng tôi về những mẫu vũ khí Nga bị sao chép hay trả khoản bồi thường nào đó. Tuy vậy, chẳng có điều gì như thế xảy ra cả".
“Nói thật, chúng tôi đã tính đến tất cả những chuyện này. Nó đã hủy diệt những mảnh vụn cuối cùng sự tin tưởng của chúng tôi đối với Trung Quốc”, nguồn tin cho hay. Chuyện sao chép vũ khí trang bị đã xảy ra cả sau khi ký kết hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự vào tháng 12/2008. Điều đó cho thấy hiệp định là hoàn toàn vô dụng.
“Thế tại sao phía Nga khi đó lại muốn ký?” - tạp chí Kanwa đặt câu hỏi. Đáp lại, nguồn tin cho biết: “Chúng tôi biết chính xác Trung Quốc không chấm dứt trò sao chép vũ khí trang bị mà họ đã tiến hành. Nếu như tiền đã đầu tư thì không thể dừng công việc được. Hơn nữa, sự tồn tại của hiệp định dẫu sao cũng tốt hơn là hoàn toàn không có. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng sau khi ký kết hiệp định, Trung Quốc ít ra thông tin cho chúng tôi về những mẫu vũ khí Nga bị sao chép hay trả khoản bồi thường nào đó. Tuy vậy, chẳng có điều gì như thế xảy ra cả".
Hình ảnh về tiêm kích trên hạm J-15. |
Có lần các sĩ quan cao cấp hải quân Trung Quốc đã tiếp các đồng nghiệp Nga trên các tàu tuần tra của họ ở vịnh Aden. Các sĩ quan Nga lập tức nhận ra các radar lắp trên các tàu Trung Quốc (các frigate lớp 054А) làm nhái các radar Nga. Nhưng phía Trung Quốc phản pháo: “Đó không phải là làm nhái. Chúng tôi chỉ dùng các radar của các ông làm mẫu để học hỏi một số giải pháp hay”.
Kanwa còn dẫn thêm những nguồn tin: “Mới đây, chúng tôi đã có một cuộc gặp đặc biệt với các đại diện công nghiệp quốc phòng. Chúng tôi đã thảo luận các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc. Chúng tôi đã đặt cho các nhà sản xuất khác nhau cùng một câu hỏi: “Việc thực hiện các đơn đặt hàng của Trung Quốc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng sản lượng của các ông?” Câu trả lời gần như là một - “không đáng kể. Trong năm nay chẳng ký được hợp đồng nào cả. Các hợp đồng đang thực hiện chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các động cơ AL-31F, RD-93...
Chúng tôi dự định hủy hợp đồng với Trung Quốc về chuyển giao công nghệ cho các dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-27SK, bởi vì chúng tôi biết rằng, các động cơ máy bay cung cấp theo hợp đồng này nay được lắp cho J-11B. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp quốc phòng Nga và thậm chí Bộ Quốc phòng cũng đang tìm cách giải quyết các vấn đề này với Trung Quốc, nhưng ở cấp chính trị cao hơn. Bởi vậy, chúng tôi vẫn cung cấp phụ tùng trong khuôn khổ các hợp đồng đã ký!
Theo ý kiến của chúng tôi, việc sao chép trong khuôn khổ dự án J-15 và những việc làm tương tự là bằng chứng cho thấy, công nghiệp Trung Quốc đã tiến lên một trình độ phát triển mới về số lượng và chất lượng.
Về mặt mua sắm, Trung Quốc nay chỉ còn quan tâm đến hệ thống tên lửa phòng không S-400. Nhưng chúng tôi trả lời rằng, Bắc Kinh cần phải xếp ở cuối hàng. Phải mất từ 2-3 năm đế hệ thống S-400 đi vào sản xuất loạt thực sự.
Kanwa còn dẫn thêm những nguồn tin: “Mới đây, chúng tôi đã có một cuộc gặp đặc biệt với các đại diện công nghiệp quốc phòng. Chúng tôi đã thảo luận các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc. Chúng tôi đã đặt cho các nhà sản xuất khác nhau cùng một câu hỏi: “Việc thực hiện các đơn đặt hàng của Trung Quốc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng sản lượng của các ông?” Câu trả lời gần như là một - “không đáng kể. Trong năm nay chẳng ký được hợp đồng nào cả. Các hợp đồng đang thực hiện chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các động cơ AL-31F, RD-93...
Chúng tôi dự định hủy hợp đồng với Trung Quốc về chuyển giao công nghệ cho các dây chuyền sản xuất tiêm kích Su-27SK, bởi vì chúng tôi biết rằng, các động cơ máy bay cung cấp theo hợp đồng này nay được lắp cho J-11B. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp quốc phòng Nga và thậm chí Bộ Quốc phòng cũng đang tìm cách giải quyết các vấn đề này với Trung Quốc, nhưng ở cấp chính trị cao hơn. Bởi vậy, chúng tôi vẫn cung cấp phụ tùng trong khuôn khổ các hợp đồng đã ký!
Theo ý kiến của chúng tôi, việc sao chép trong khuôn khổ dự án J-15 và những việc làm tương tự là bằng chứng cho thấy, công nghiệp Trung Quốc đã tiến lên một trình độ phát triển mới về số lượng và chất lượng.
Về mặt mua sắm, Trung Quốc nay chỉ còn quan tâm đến hệ thống tên lửa phòng không S-400. Nhưng chúng tôi trả lời rằng, Bắc Kinh cần phải xếp ở cuối hàng. Phải mất từ 2-3 năm đế hệ thống S-400 đi vào sản xuất loạt thực sự.
Gần như, trong kho vũ khí thông thường của Nga, chỉ còn hệ thống S-400 khiến Trung Quốc "thòm thèm". |
Đến trước thời điểm đó, chúng tôi cần giải quyết xong các vấn đề sao chép, xác định và bàn bạc thống nhất nhu cầu của Nga và các nước khác đã bày tỏ ý muốn mua sắm trước đó…”.
Hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc bắt đầu khi Nga đang trải qua tình hình kinh tế tồi tệ. Ngày nay, tình hình đã thay đổi và từ đó, Nga không giẫm chân tại chỗ. "Chúng tôi đã có những thị trường mới và đơn đặt hàng nội địa”, nguồn tin cho biết.
Tạp chí Kanwa dự đoán, trong 15 năm gần đây, chính sách của Nga đối với Trung Quốc thường là cởi mở, đôi khi lại bị kiểm soát quá mức. Sự thay đổi phụ thuộc vào trạng thái quan hệ của Nga với Mỹ và NATO. Hiện nay, việc quan hệ giữa Nga, Mỹ và NATO đang ở tình trạng nào không còn quan trọng nữa. Việc cấm xuất khẩu công nghệ quân sự Nga sang Trung Quốc là một hiện thực và hoàn toàn có khả năng.
Hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc bắt đầu khi Nga đang trải qua tình hình kinh tế tồi tệ. Ngày nay, tình hình đã thay đổi và từ đó, Nga không giẫm chân tại chỗ. "Chúng tôi đã có những thị trường mới và đơn đặt hàng nội địa”, nguồn tin cho biết.
Tạp chí Kanwa dự đoán, trong 15 năm gần đây, chính sách của Nga đối với Trung Quốc thường là cởi mở, đôi khi lại bị kiểm soát quá mức. Sự thay đổi phụ thuộc vào trạng thái quan hệ của Nga với Mỹ và NATO. Hiện nay, việc quan hệ giữa Nga, Mỹ và NATO đang ở tình trạng nào không còn quan trọng nữa. Việc cấm xuất khẩu công nghệ quân sự Nga sang Trung Quốc là một hiện thực và hoàn toàn có khả năng.
(Theo Báo Đất Việt)
,