221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1309220
Người nuôi cá tra và nỗi lo treo ao
0
Article
null
Người nuôi cá tra và nỗi lo treo ao
,

Thông tin về Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam làm cho người nuôi cá ở ĐBSCL càng lo lắng. Hiện nay dù chưa áp thuế này hàng loạt hộ đã treo ao...

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Hộ nuôi nhỏ lẻ cá đang bị lỗ nặng

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi trong khoảng 1.100ha, giảm 700ha so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Dương Nghĩa Quốc - Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp cho biết: "Diện tích nuôi cá tra giảm do gần đây giá thức ăn tăng cao, giá cá tra nguyên liệu giảm nên nhiều hộ dân nuôi nhỏ, lẻ bị thua lỗ dẫn đến treo ao".

Mô tả ảnh.
Hiện vùng ĐBSCL có 40 doanh nghiệp chế biến cá tra - basa.

Một số hộ cầm cự lại nhưng số lượng rất ít và hầu hết đều bị thua lỗ. Gia đình ông Võ Văn Nhựt ở ấp Tân Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, trước đây nuôi cá từ 4 đến 5 ao nhưng đến nay chỉ còn cầm cự lại một ao rộng khoảng 8.000m2.

Ông Nhựt cho biết, ở địa phương trước đây 10 hộ nuôi cá tra thì bây giờ chỉ còn cầm cự được 2 hộ. Khi nghe thông tin Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra thì giá cá có thể sẽ giảm, ông Nhựt cho rằng nghề nuôi nhỏ lẻ như ông sẽ phải chuyển nghề chứ không thể cầm cự được nữa.

Ở tỉnh An Giang, diện tích nuôi cá tra liên tục cũng sụt giảm. Diện tích ao treo hầm chiếm khoảng 40 - 50%. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi khoảng 1.000ha, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều người nuôi cá tra lâu năm chấp nhận bỏ ao hoặc chyển sang nghề khác vì mấy vụ liền nuôi cá tra bị lỗ nặng.

Làm gì để khôi phục nghề nuôi cá tra?

Năm 2010, các tỉnh ĐBSCL đã thả nuôi cá tra trên khoảng 4.000ha trong tổng số khoảng 6.000ha diện tích ao nuôi, tức là đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2009.

Khi Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam thì người nuôi cá sẽ là người chịu thiệt thòi nhất. Vì khi đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục giảm giá mua cá nguyên liệu.

Để sống được với nghề nuôi cá tra, theo ông Võ Văn Nhựt, người dân cần đề áp dụng khoa học kỹ thuật để nuôi con cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới có giá cao. Việc làm này không khó vì phần lớn nông dân đã có nhiều kinh nghiệm nuôi. Tuy nhiên hiện nay nhà nước làm sao bình ổn giá thức ăn, giá cả đầu ra để người nông dân an tâm tiếp tục đầu tư, khôi phục nghề nuôi cá tra".

Còn ông Cao Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng: Hiện nay người nuôi cá tra đang ở giữa, phải chịu 2 áp lực cả đầu vào và đầu ra. Áp lực ngày càng lớn vì chi phí thức ăn thủy sản ngày càng tăng nên giá đầu vào tăng. Vì vậy cần có 1 giải pháp căn cơ để giúp người nông dân vượt qua khó khăn hiện tại.

Theo ông Huỳnh Thế Năng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang hiện nay, ĐBSCL có 9 tỉnh nuôi cá tra và 40 doanh nghiệp chế biến cá tra. Vì vậy, cần xác định số lượng phù hợp với nhu cầu thị trường nhằm nâng cao chất lượng và tăng giá trị. Bởi vì hiện nay cung đã vượt cầu nên có chế tài đối với các doanh nghiệp tự hạ giá. Cần thành lập Hội để lo từ con giống đến xuất khẩu cá tra . Từ đó dần dần khôi phục và phát triển bền vững nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.

(Theo Dân Việt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,