Chứng kiến cảnh bơi qua sông đến trường của các em học sinh chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Hàng chục năm nay như một quy luật, để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp.
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Năm học mới đang bắt đầu, đó cũng là lúc những học sinh của làng Kpắih bước vào những “trận vật lộn” với dòng nước dữ của sông Ayun để theo đuổi sự nghiệp trồng người. Còn các giáo viên phải liều mình qua sông để đến trường điểm làng.
Ayun là một trong những xã nghèo nhất của huyện Chư Sê, có lẽ “đóng góp” cho chữ “nghèo” này “công đầu” phải kể đến đó là vấn đề giáo dục, khai mở tri thức của người dân. Đã 35 năm nay, kể từ sau khi đất nước giải phóng, Ayun chưa có một học sinh nào tốt nghiệp được cấp 3.
Để đến trường điểm làng thầy Đạt và các thầy cô giáo khác phải đi trên chiếc bè này. |
Trên chiếc bè này, thầy Đạt đã nhiều lần bị nước cuốn trôi. |
Có lẽ vì vậy mà những người Bahnar của làng Kpăíh vẫn còn rất “hoang sơ”, ngoài một vài cán bộ ở xã và giáo viên vào làng làm việc thì hiếm có ai đặt chân đến làng. Lũ trẻ con lớn lên không được tiếp xúc với trẻ con làng khác, không được tiếp xúc với người kinh và tiếng kinh, nên tất cả trẻ con nơi đây khi chưa được đi học đều không biết đến tiếng kinh là gì.
Hàng chục em học sinh phải liều mạng bơi qua sông để đến được với con chữ |
Để đến trường các em học sinh phải bơi qua sông bằng 1 tay, tay kia phải cầm sách vở |
Lên đến bờ bên kia thì người đã ướt sũng và phải đi bộ thêm hơn 5km đường đồi dốc mới đến được trường |
Vì con đường đến trường quá nguy hiểm, thương và lo cho tính mạng của các em nên các thầy cô giáo ở đây phải vào tận làng mở lớp cho các em từ mẫu giáo đến lớp 3. Khiến các thầy, cô như thầy Đạt, thầy Tư, cô Thủy hàng ngày cũng phải mang mạng sống của mình ra để đánh liều với dòng nước lũ, để mang cái chữ đến cho học sinh của mình.
Để qua được sông, trước đây các thầy cô giáo cũng phải bơi qua sông để vào làng. Hai năm nay, các thầy cô được phòng giáo dục trang bị cho chiếc bè tre và đoạn dây cáp để chèo qua sông nhưng vẫn còn rất nguy hiểm, nhiều hôm nước to nhưng vì thương học trò nên các thầy cô đã liều mình chèo bè qua và đã không ít lần bị nước cuốn cả bè cả người theo: “Vào Kpăíh dạy, giáo viên không chỉ có tâm huyết mà phải có sức khỏe tốt và bơi giỏi mới dám vào làng để đi dạy. Có bè nhưng nhiều hôm nước to quá chúng tôi cũng đành bó tay không dám qua, vì nhiều lần cáp đứt, bè trôi”, thầy Trần Văn Đạt chia sẻ, bởi đã không dưới chục lần thầy đánh liều qua sông nên bị lũ cuốn trôi cả bè.
Lên đến lớp nhưng người vẫn còn “hơi nước” và quần áo các em mặc thì rất “đơn sơ” |
Nguy hiểm nhất là đối với những học sinh từ lớp 4 trở lên phải đến trường đi học. Chứng kiến cảnh bơi qua sông đến trường của hàng chục em học sinh chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp. Chính vì vậy, những bộ quần áo các em mặc đi học cũng là những bộ quần áo mặc đi nương, đi rẫy đã cũ rách: “Có lần mưa to nước ngập lên cả bờ, các em chỉ biết đứng nhìn nước thôi chứ không ai dám bơi qua cả”, một em học sinh cho biết.
Giao thông luôn là nỗi lo, sự sợ hãi của làng Kpắih, nhất là đối với những em học sinh. Dù có yêu “con chữ” đến mấy thì các em cũng phải sớm “đầu hàng” bởi những dòng nước lũ. Và thực tế, làng chưa có em nào học đến được cấp 3.
Ông Dương Mạnh Mẫn, chủ tịch xã Ayun cho biết: Vấn đề qua sông của làng Kpắih hay các giáo viên phải vào dạy ngay tại làng luôn là nỗi lo, sự quan tâm của xã. Người dân ở đây đã luôn ao ước có một cây cầu nhưng không biết làm thế nào. Vì kinh phí để xây một cây cầu là quá lớn đối với xã nghèo như Ayun.
Một cây cầu qua sông Ayun là mong ước hàng chục năm nay của toàn bộ người dân và nhất là các em học sinh nơi đây.
(Theo: Dân trí)