TP.HCM: 900 tấm bằng giả được bán trót lọt
Cập nhật lúc 17:49, Thứ Năm, 05/08/2010 (GMT+7)
– Trong vòng 2 năm, Thao đã rao bán trót lọt 900 bằng, chứng chỉ giả qua mạng, thu về số tiền hơn 600 triệu đồng.
Ngày 4/8, Đội 14, Phòng CSĐT tội phạm vê TTXH (PC45) tại TP.HCM cho biết vừa bắt giữ đối tượng Đậu Xuân Thao (28 tuổi, phường 3, Gò Vấp, TP.HCM) để làm rõ hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản số lượng lớn.
Tên này bị bắt khi đang tiến hành rao bán lén lút các văn bằng, chứng chỉ giả trên mạng trong một quán internet ở phường 3, gần nơi ở.
Tại cơ quan điều tra, Thao khai nhận trong vòng từ tháng 8/2008 đến nay y đã rao bán thành công 300 bằng Đại học, 200 bằng cao đẳng và 400 chứng chỉ tin học, ngoại ngữ các loại. Y tiến hành giao dịch với người đặt hàng thông qua việc lập hàng loạt các hòm thư và tài khoản rao vặt sau đó để tránh bị phát hiện, Thao sử dụng thẻ ATM của người khác để nhận tiền.
Thao từng theo học trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM vào năm 2002, nhưng đến năm 2005 thì bỏ học do nợ quá nhiều môn. Để tránh bị gia đình phát hiện, Thao đã tìm mua một tấm bằng Đại học giả với giá 7 triệu đồng. Sau đó, Thao chuyển sang buôn bán máy tính và bắt đầu “hành nghề”.
Để chuẩn bị chu đáo cho hoạt động lừa đảo, Thao đã lập ra 8 địa chỉ hòm thư, sau đó dùng các địa chỉ này để đăng ký mở tài khoản tại các trang rao vặt miễn phí trên mạng như raovat.com; raovat123, webmuaban.com, muabanraovat.com…
Để tạo tin tưởng cho người mua, tại những trang này Thao còn đăng cả giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để khách hàng tiện giao dịch và hứa hẹn giao hàng tận nhà, đảm bảo bí mật, an toàn.
Để tạo tin tưởng cho người mua, tại những trang này Thao còn đăng cả giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để khách hàng tiện giao dịch và hứa hẹn giao hàng tận nhà, đảm bảo bí mật, an toàn.
Trong nội dung đăng tải, Thao thỏa thuận rằng khách hàng phải chuyển tiền trước khi nhận “hàng”.
Để tránh bị phát hiện, từ tháng 8/2008, Thao nghĩ ra một chiêu tinh vi khi tiến hành dán thông báo mượn thẻ ATM tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM với lý do “"Tôi bị mất hết giấy tờ, tiền bạc, cần mượn thẻ ATM để gia đình gửi tiền vào".
Rất nhiều sinh viên đã sập bẫy và không biết rằng mình đã bị lôi vào đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Để tránh bị phát hiện, từ tháng 8/2008, Thao nghĩ ra một chiêu tinh vi khi tiến hành dán thông báo mượn thẻ ATM tại trường ĐH Kiến trúc TP.HCM với lý do “"Tôi bị mất hết giấy tờ, tiền bạc, cần mượn thẻ ATM để gia đình gửi tiền vào".
Rất nhiều sinh viên đã sập bẫy và không biết rằng mình đã bị lôi vào đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, với mỗi khách hàng y sẽ giao dịch nhận tiền bằng một tài khoản ATM khác nhau. Nhận tiền xong, y sẽ lặn mất tăm và không hề giao bằng, chứng chỉ như đã hứa. Thao khai nhận trong khoảng thời gian 2 năm, y đã kiếm được khoảng 600 triệu đồng từ hành vi lừa đảo của mình.
Hiện lực lượng điều tra đang tiếp tục tiến hành điều tra mở rộng vụ án.
- Trâm Anh
,