Người cao tuổi nước này chỉ biết trông đợi vào lao động trẻ đến từ Indonesia hay Philippines, trong tình trạng giới trẻ ngày càng trở thành “của hiếm”. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản lại đặt ra những quy định quá ngặt nghèo với đội ngũ y tá ngoại quốc.
TIN BÀI KHÁC
Theo thống kê của bộ Sức khỏe và phúc lợi xã hội Nhật bản, số lượng y tá Nhật Bản đang sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2009, chỉ có khoảng 350.000 lao động Nhật làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giảm 400.000 người so với 3 năm trước. Trái ngược với số lượng y tá, nhóm người trên 75 tuổi của Nhật bản lên tới 13 triệu, chiếm 10% trong tổng dân số.
Ảnh minh họa: wales
Trong khi đó, giới trẻ Nhật bản giờ không có hứng thú với công việc này. Dự tính đến năm 2025, số người già của Nhật có thể tăng lên 22 triệu và theo ước tính của Chính phủ, tính đến thời điểm đó, quốc gia này cần ít nhất hai triệu y tá.
Tuy nhiên, nước này lại quy định nhân viên chăm sóc sức khỏe nước ngoài chỉ được phép lao động tại Nhật tối đa 4 năm. Không chỉ vậy, để có thể hành nghề chính thức tại các trại dưỡng lão hay bệnh viện, những người này này còn phải trải qua cuộc sát hạch chuyên môn cũng như ngôn ngữ rất khắt khe.
Đối với không ít y tá ngoại quốc, bài thi tiếng Nhật thực sự là một thử thách.
“Yêu cầu thông thạo tiếng Nhật của Chính phủ quả thật rất khó khăn với chúng tôi”, Wahyudin, một y tá từng 2 lần trượt cuộc thi sát hạch và buộc phải làm việc theo giờ tại các gia đình cho biết.