221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1296163
Đau lòng bi kịch Hiroshima thứ hai ở Iraq
1
Article
null
Đau lòng bi kịch Hiroshima thứ hai ở Iraq
,
Thành phố Fallujah (Iraq) đang trở thành một Hiroshima thứ hai khi tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong, dị tật và ung thư đang gia tăng không ngừng sau cuộc chiến tranh của Mỹ tại đây.
Vượt qua cả Hiroshima
Các nghiên cứu nhiều năm qua cho thấy, những tác động khủng khiếp từ cuộc tấn công của Mỹ vào TP. Fallujah (Iraq) là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh tại đây tăng cao.
Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh tại thành phố Fallujah không ngừng tăng (Nguồn: Awip)
Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh tại thành phố Fallujah không ngừng tăng (Nguồn: Awip)

Nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong do mắc các bệnh về ung thư và bệnh bạch cầu tại Fallujah kể từ năm 2004 đến nay đã vượt qua số lượng các nạn nhân bị ảnh hưởng từ bom nguyên tử do Mỹ thả xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945.
Các bác sỹ tại TP. Fallujah cho biết kể từ năm 2005, bệnh viện thành phố luôn bị quá tải bởi các trường hợp trẻ sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, từ trường hợp một bé gái 2 đầu đến các trường hợp bị bại liệt tay chân. Số trường hợp mắc ung thư đã tăng lên nhanh chóng kể từ sau khi cuộc chiến tranh giành giữa Mỹ và quân nổi dậy Fallujah nổ ra.
jkjkl;l
Fallujah được ví như thảm họa Hiroshima thứ 2 (Nguồn: Independent)
Một cuộc khảo sát được tiến hành tại 711 gia đình vào tháng 1 và tháng 2 năm nay do 11 nhà nghiên cứu thực hiện cho thấy số lượng các ca ung thư ở thành phố này đã tăng thêm 4 lần. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì con số này là 12 lần. Nếu so sánh với số lượng trẻ sơ sinh bị tử vong ở các nước lân cận thì con số này hiện gấp 4 lần Jordan và 8 lần Kuwait.
Theo bác sỹ Chris Busby, một giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Ulster, người tham gia thực hiện nghiên cứu trên cho biết rất khó để xác định nguyên nhân chính xác của ung thư và dị tật bẩm sinh. Nhưng theo ông chắc chắn phải có một tác nhân nào đó lan truyền mạnh mẽ trong không khí khi cuộc tấn công xảy ra năm 2004.
Mỹ sử dụng phốt - pho trắng và vũ khí hóa học
Vào tháng 4/2004, thủy quân lục chiến của Mỹ bị bao vây tấn công dồn dập ở Fallujah, cách thủ đô Baghdad 48km về phía tây ngay sau khi 4 lính Mỹ trong đội Blackwater bị giết hại và đốt xác.
Đến tháng 11/2004, thủy quân lục chiến của Mỹ đã sử dụng pháo binh xông vào thành phố và tiến hành ném bom tới tấp vào lực lượng phiến quân. Chính Mỹ sau đó cũng đã thừa nhận họ đã sử dụng phốt pho trắng cũng như các vũ khí khác để tấn công trong trận chiến này.
Mỹ đã sử dụng hàng loạt các lính đánh thuê tấn công dồn dập vào Fallujah nhằm tiêu diệt lực lượng phiến quân nhưng trong đó đã giết chết cả dân thường vô tội. Trong một cuộc tấn công tổng lực vào tháng 11/2004, Mỹ đã sử dụng hơn 40 viên đạn pháo, có kích thước 155mm bắn vào một khu vực nhỏ trong thành phố.
Tuy nhiên theo bác sỹ Chris, dù không chắc chắn thủy quân lục chiến của Mỹ đã sử dụng những loại vũ khí hủy diệt nào, nhưng với các kết quả khảo sát về mức độ nhiễm bệnh của dân cư cho thấy có sự hiện diện của chất phóng xạ uranium.
“Tôi đoán họ đã sử dụng một loại vũ khí mới nào đó để phá đổ bức tường và tấn công những người bên trong”, ông cho biết thêm.
  • Thiên Thư (Theo Awip)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,