221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1238004
Gánh nặng ngoại giao trên vai Obama
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Gánh nặng ngoại giao trên vai Obama
,
Sau một loạt nỗ lực ngoại giao trên mặt trận quốc tế tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama giờ đây phải đối mặt với một số quyết định khó khăn về chính sách ngoại giao liên quan tới cuộc chiến Afghanistan, một Iran hạt nhân và tiến trình hòa bình khó lường ở Trung Đông.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters)

Các vấn đề của thế giới chỉ là một phần. Obama hiện nay đang phải tìm lời giải cho hàng loạt bài toán hóc búa trong nước: tỷ lệ thất nghiệp gần 10%, những tranh cãi nóng bỏng tại Quốc hội về kế hoạch đại tu ngành y tế và thực thi các mục tiêu hạn chế khí thải nhà kính vốn đang khiến trái đất nóng lên.

Sau khi có buổi ra mắt tại Liên Hợp Quốc và chủ trì hội nghị tài chính của nhóm G20 ở Pittsburgh, Tổng thống Obama trở lại Washington và có một khoảng thời gian "thành hoặc bại" trước khi các nhà lập pháp khởi động chiến dịch cho mùa bầu cử 2010. 
 

"Ông ấy đã định khung thời gian để đạt được tiến bộ trên nhiều lĩnh vực khó cải thiện", George Perkovich, một chuyên gia về chính sách hạt nhân thuộc tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, nhận xét.

Thế nhưng, chẳng vấn đề nào được giải quyết trong tuần qua. 
 

Sau khi làm trung gian cho một cái bắt tay chứ không phải là một bước đột phá giữa các nhà lãnh đạo Israel và Palestine, ông Obama sẽ cử đặc sứ về Trung Đông, George Mitchell, gánh trọng trách đàm phán và Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ tường trình lại trong tháng 10.

Afghanistan, Iran
 

Về vấn đề Afghanistan, Obama cùng với các trợ tá sẽ phải cân nhắc nhiều lựa chọn khi đối mặt với những bất đồng liên quan tới một đề xuất từ Tướng Stanley McChrystal, chỉ huy cấp cao Mỹ và NATO ở Afghanistan, đòi thêm hàng chục binh sĩ Mỹ nữa tới quốc gia Nam Á này.

Đánh giá ảm đảm của McChrystal về các nỗ lực của cuộc chiến ở Afghanistan bị rò rỉ tới báo chí, dẫn tới nhiều cáo buộc từ phe Cộng hòa rằng Tổng thống Obama thiếu quyết đoán trong khi những người Dân chủ thuộc đảng của ông lo ngại rằng cuộc chiến ấy sẽ ngày càng sa lầy.

"Câu hỏi được đặt ra là, liệu có một sự lựa chọn nào thay thế cho chiến lược toàn diện, to lớn và dài hạn chống quân nổi dậy mà McChrystal đã vạch ra hay không?", trích lời Thượng nghị sĩ Dân chủ Dianne Feinstein trên chương trình "Fox News Sunday". "Tôi hy vọng là có, bởi vì tôi không tin người Mỹ muốn ở lại Ahghanistan thêm 10 năm nữa", Feinstein nói.

Còn về Iran, nước này vừa bắn thử một loạt tên lửa, cả tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, làm gia tăng thêm căng thẳng với phương Tây liên quan tới chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Theo kế hoạch, Iran sẽ gặp gỡ Mỹ và 5 cường quốc khác vào thứ Năm tới (1/10) để hội đàm về hạt nhân, một phần trong nỗ lực của ông Obama nhằm giải quyết xung đột thông qua đối thoại.

Tại hội nghị G20 tuần trước, Obama cùng với các nhà lãnh đạo Pháp và Anh đã ra một cảnh báo cứng rắn dành cho Iran khi cáo buộc nước này bí mật xây dựng một nhà máy làm giàu uranium gần thánh địa Qom. 
 

Việc Tehran tiết lộ có nhà máy hạt nhân thứ 2 cùng với các tín hiệu mềm mỏng hơn từ phía Nga đối với hạt nhân Iran đã tăng thêm sức mạnh cho các chính sách ngoại giao của Obama. Ông cũng đã tổ chức một cuộc hội đàm rộng rãi về Iran với người đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev bên lề hội nghị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần trước.

"Rõ ràng là không tốt cho người Iran", chuyên gia Perkovich nhận xét. "Họ sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực".

Từ bỏ kế hoạch của Bush

Trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Obama thông báo ông sẽ từ bỏ kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa mà chính quyền Bush theo đuổi ở Đông Âu, thay thế bằng một kế hoạch khác bớt chọc tức người Nga.

Chính quyền Obama khẳng định không hề có sự trao đổi giữa quyết định về hệ thống lá chắn tên lửa và lập trường cứng rắn hơn của Nga đối với Iran. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hành động của ông chủ Nhà Trắng đã làm gia tăng cơ hội hợp tác với Moscow.

Theo Anthony Cordesman, một nhà phân tích quân sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, việc đóng cửa cơ sở Qom nhiều khả năng sẽ tác động đến các lệnh cấm vận có thể được áp đặt lên Iran.

Tin tưởng cách thức giải quyết của Obama về vấn đề Iran, ông Cordesman nói thêm: "Thật là ấn tượng khi ông ấy không từ bỏ các lựa chọn của mình và ông ấy chắc chắn không phản ứng thái quá". 
 

  • Thanh Hảo (Theo Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,