221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1236141
Phương Tây hắt hơi, phương Đông không còn sổ mũi?
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Phương Tây hắt hơi, phương Đông không còn sổ mũi?
,

“Những tháng gần đây, thế giới liên tục nhận được những tin tức kinh tế tốt lành, đặc biệt là tại châu Á đã có những cảm nhận rằng sự phục hồi đang diễn ra, và rằng những nền kinh tế này thực tế đã trở nên ít phụ thuộc hơn vào sự lên xuống của phương Tây”.

 

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc ngày 10/9 (Ảnh: Feer)

Cho tới trước tháng 9 năm 2008, đã có nhiều cuộc thảo luận về một sự “phân tách” mà ở đó, người ta vẫn tin là những thị trường đang nổi tại châu Á hay đâu đó trên thế giới không bị tổn thương một cách tương đối trước sự đổ vỡ của nền tài chính châu Âu, và rằng sự tăng trưởng kinh tế của các nước này sẽ không còn phải phụ thuộc vào sự giàu có của các nước công nghiệp phát triển. Có lập luận cho rằng những nền kinh tế mới nổi đang kháng lại những ảnh hưởng xấu của Mỹ và châu Âu do có thị trường trong nước mạnh, dự trữ tiền tệ cao, và những chính sách kinh tế vĩ mô khôn khéo.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận về sự phân tách này tưởng chừng đã có kết luận đầy bất ngờ khi sự sụp đổ của phố Wall đã tạo nên cơn địa chấn làm rung chuyển toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu, trong đó có những nền kinh tế mới nổi châu Á.

Nhưng giờ đây, cuộc bàn tán lại trở nên rôm rả.

Hồi tháng năm, tạp chí Economist đã có nhận định về một “sự phân tách 2.0,” nơi mà một số thị trường mới nổi lớn hơn, mà đứng đầu là Trung Quốc, sẽ phục hồi tốt trong khi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng.

Những tháng gần đây, thế giới liên tục nhận được những tin tức kinh tế tốt lành, đặc biệt là tại châu Á đã có những cảm nhận rằng sự phục hồi đang diễn ra, và rằng những nền kinh tế này thực tế đã trở nên ít phụ thuộc hơn vào sự lên xuống của phương Tây.

Nhưng liệu như thế đã đủ để được gọi là một sự phân tách hay chưa?

Nếu sự phân tách chỉ đơn thuần có nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tại các thị trường đang nổi cao hơn tại các nền kinh tế G7, thì liệu điều đó sẽ cho thấy rằng chu kỳ kinh tế của những nước này không còn do một số nền kinh tế lớn định đoạt nữa, mà hầu hết là do những nhân tố khác. Điều này có hợp lý trong thời điểm hiện tại với các quốc gia châu Á hay không?

Trong khi những thay đổi cơ cấu đã diễn ra trong nền kinh tế thế giới rất lâu trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, thì vẫn còn quá sớm để tuyên bố về một sự phân tách của những nền kinh tế mới nổi ở chấu Á hay những khu vực khác khỏi phương Tây, vì một số lý do.

Trước hết, cần phải lưu ý rằng thực tế, tất cả những nền kinh tế châu Á đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, những thiệt hại, ít nhất là trong lĩnh vực tài chính, của các quốc gia này ít nặng nề hơn so với tại châu Âu hay Mỹ, điều này sẽ khiến việc phục hồi kinh tế trở nên dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng những đánh giá ban đầu không có nghĩa là những nền kinh tế mới nổi châu Á đã phân tách, đặc biệt là khi những dấu hiệu phục hồi có thể thấy ở bất cứ nơi nào. Ngay cả ở Đức, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới bị ảnh hưởng rất nặng bởi sự sụp đổ của thương mại toàn cầu, thì ở thời điểm hiện tại, về mặt kỹ thuật cũng đã vượt qua được cơn suy thoái, và có những báo cáo mức tăng trưởng sản lượng khá lạc quan trong quý II 2009.

Thứ hai, trong khi nền kinh tế thế giới đã trở nên ổn định hơn trong những tháng qua, và các doanh nghiệp không còn phải hoạt động trong một môi trường hoàn toàn không chắc chắn nữa, thì vẫn còn quá sớm để khẳng định cuộc khủng hoảng đã kết thúc tại châu Á hay bất cứ nơi nào. Mỹ và châu Âu cũng được nhận định là đang trên đà phục hồi, nhưng vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn và những vấn đề chưa được giải quyết trong lĩnh vực tài chính có thể gây ra những bước lùi sâu hơn. Những cú sốc mới đối với nền kinh tế phương Tây vẫn có khả năng làm trì hoãn sự phục hồi toàn diện của châu Á. Ví dụ, phản ứng của thị trường chứng khoán châu Á trước những số liệu về tỷ lệ thất nghiệp được công bố có thể minh họa rõ ràng rằng người chơi chứng khoán tại châu Á không hề thờ ơ với tăng trưởng kinh tế của Mỹ.

Thứ ba, hầu hết các chính phủ châu Á đều triển khai nhanh chóng các gói kích cầu tài chính để ổn định kinh tế. Tiêu biểu trong số đó là chính phủ Trung Quốc. Họ đã tăng cường các hoạt động kinh tế và đầu tư mạnh mẽ thông qua các gói kích cầu khổng lồ. Nhưng vẫn có điều chưa chắc chắn là liệu sự phục hồi có bền vững hay không một khi ảnh hưởng của gói kích cầu này giảm dần đi. Thêm vào đó, ngành ngân hàng Trung Quốc vẫn đang gặp phải vấn đề nợ khó đòi vốn đã tồn tại trước khủng hoảng, và sẽ còn nhiều khả năng chịu những ảnh hưởng xấu của sự mở rộng tín dụng chưa từng có.

Thứ tư, Trung Quốc, giống như những nền kinh tế đang nổi khác tại Đông Á, vẫn còn bị ràng buộc bởi nền kinh tế Mỹ thông qua đồng đô la Mỹ. Chừng nào tiền tệ của các nước khu vực này còn được gắn với đồng đô la thông qua những “cái móc” mềm hay cứng, thì việc tự quyết định chính sách tiền tệ của những nước này sẽ không tránh khỏi bị kiềm chế, bởi chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng của những chính sách của Cục Dự trữ liên bang. Nếu không gỡ bỏ được mối liên hệ này thì sự phân tách của những nền kinh tế Đông Á khỏi nền kinh tế Mỹ vẫn khó có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, chu kỳ kinh tế tại châu Á, đặc biệt là Đông Á, đang dần trở nên gắn kết với nhau hơn khi những ràng buộc về tài chính thực tế đã được tăng cường. Sự phát triển của mạng lưới sản xuất-thương mại lớn mạnh tại Đông Á đã tạo ra một nền kinh tế khu vực có sự gắn kết gần giống châu Âu. Hơn thế nữa, sự hội nhập và phát triển kinh tế khu vực của châu Á sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ và châu Âu, đặc biệt là nếu sự hội nhập này diễn ra cùng với sự dỡ bỏ những gắn kết với đồng đô la và nỗ lực tăng cường hợp tác tài chính và kinh tế vĩ mô khu vực.

Tóm lại, việc phân tách có thể đang diễn ra, nhưng vẫn còn đó con đường dài phía trước.

  • Đình Ngân (theo FEER)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,