221
1601
Bình luận quốc tế
binhluan
/thegioi/binhluan/
1232473
Obama tiến thoái lưỡng nan trước đề nghị của Triều Tiên
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Obama tiến thoái lưỡng nan trước đề nghị của Triều Tiên
,
Sau nhiều năm kiên quyết theo đuổi các tham vọng hạt nhân, giờ đây chính CHDCND Triều Tiên lại là bên muốn đàm phán. Và đến lượt chính quyền Obama không chấp nhận điều này. 

Tổng thống Barack Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama lâm vào tình thế khó xử trước đề nghị hội đàm tay đôi của CHDCND Triều Tiên. (Ảnh: digitaljournal.com)

Bằng cách khẳng định sẽ không làm việc trực tiếp với người Triều Tiên chừng nào họ trở lại các cuộc đàm phán sáu bên về giải trừ hạt nhân, liệu Washington có chuyển hướng sang một sự ràng buộc về ngoại giao?
 

"Rõ ràng, có một chút căng thẳng trong tình hình hiện nay của họ", Bruce Bennett - một chuyên gia về CHDCND Triều Tiên thuộc nhóm cố vấn RAND Corp - nhận xét. Ông Bennett nghĩ rằng, Mỹ có thể sẽ bị dẫn dắt vào bối cảnh của một cuộc chiến "cò cưa" có từ năm 1992, thời điểm Triều Tiên và Hàn Quốc cùng cam kết sẽ loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi bán đảo của mình.

Kể từ tháng 4 vừa qua, khi CHDCND Triều Tiên rút khỏi các cuộc đàm phán quốc tế, còn được gọi là hội đàm sáu bên" với Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga, nước này tuyên bố sẽ phục hồi các hoạt động sản xuất vũ khí hạt nhân, tiến hành một vụ thử nguyên tử dưới lòng đất và cam kết sẽ "quét sạch những kẻ xâm lược trên trái đất một lần và mãi mãi" nếu Mỹ viện đến hành động quân sự.

Đến tuần này thì Triều Tiên lại phát đi thông điệp sẵn sàng đàm phán - nhưng chỉ với người Mỹ mà thôi. Bộ Ngoại giao ở Washington ngay lập tức phản hồi rằng họ sẽ đối thoại nhưng chỉ với tư cách là một thành viên trong khuôn khổ sáu bên.

Bức tranh bắt đầu thay đổi từ đầu tháng 8, khi cựu Tổng thống Bill Clinton tới Bình Nhưỡng và gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, người đã đồng ý trả tự do cho hai nhà báo Mỹ bị Bình Nhưỡng giam giữ vì tội xâm nhập biên giới trái phép.

Câu hỏi hiện nay là, làm thế nào Tổng thống Barack Obama thoát khỏi cảnh tiến thoái lưỡng nan để giành được thế tay trên và tận dụng mối quan tâm mới của Triều Triên về đàm phán.

Theo chuyên gia Bennett, nhiều khả năng Mỹ sẽ cử phái viên đặc biệt về Triều Tiên, Stephen Bosworth, tới Bình Nhưỡng để đàm phán tay đôi như một phần của tiến trình bàn thảo rộng hơn bao gồm cả các chuyến đi tới Bắc Kinh, Seoul, Tokyo và Moscow.

Bằng cách làm như vậy, Mỹ sẽ tránh được việc Triều Tiên từ chối tham gia trực tiếp vào đàm phán sáu bên. Tuy nhiên, chưa rõ các đối tác của Mỹ - đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản - có đồng ý hay không. Đến thời điểm này, hai nước này vẫn công khai bày tỏ họ không muốn để Mỹ bỏ qua đàm phán sáu bên.

Cái khó của Obama là ở chỗ, vào thời điểm này, ông đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề an ninh quốc gia quan trọng khác, chẳng hạn như hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, tình trạng lộn xộn ở Pakistan và vấn đề hạt nhân Iran. 
 

Thậm chí, mối quan ngại chính yếu nhất là một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tiềm tàng ở châu Á. Nhiều người lo ngại, nếu không thuyết phục được người Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của họ, Nhật Bản và có lẽ cả Hàn Quốc có thể buộc phải sử dụng các khả năng kỹ thuật của mình để phát triển các chương trình hạt nhân nhằm đối trọng với Bình Nhưỡng. 

Đây là một trong những lý do chủ chốt khiến chính quyền Obama tin rằng họ không thể chấp nhận lời đề nghị đàm phán tay đôi của Bình Nhưỡng. Khuôn khổ sáu bên được bắt đầu từ năm 2003 nhằm gia tăng sức ép lên Triều Tiên.

"Chúng tôi không muốn tách khỏi các đối tác của mình trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ian C. Kelly nói hôm 26/8. "Vì vậy, khi chúng tôi hội đàm với người Triều Tiên về các vấn đề an ninh kiểu này, chúng tôi muốn các đối tác của mình cùng tham gia".

Phía Triều Tiên - được tin là có trong tay một số lượng nhỏ các thiết bị hạt nhân và tham vọng phát triển các tên lửa đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn chạm tới Mỹ - muốn một cuộc đối thoại trực tiếp với Mỹ bởi vì Mỹ là người che chở cho đối thủ của họ, Hàn Quốc.

Triều Tiên cũng muốn thử Obama về cam kết không "thưởng công" cho các hành động khiêu khích mà ông đã đưa ra. Trong tháng 6 vừa qua, ngay sau khi Triều Tiên bất chấp các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và tiến hành một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, Obama đã công khai tuyên bố chính quyền của ông sẽ không lặp lại cái mà ông xem là những sai lầm của chính quyền Bush - quan tâm tới Bình Nhưỡng khi yêu cầu họ lùi xa khỏi vực hạt nhân.

Mặc dầu vậy, chuyến đi tới Bình Nhưỡng của cựu Tổng thống Clinton dường như đã khích lệ Triều Tiên hợp tác, không chỉ với Mỹ mà cả với đối thủ lâu năm ở phía nam bán đảo. 
 

Chính quyền Bình Nhưỡng giờ đây cũng nhất trí mở lại các cuộc đàm phán hiếm hoi với Seoul để sắp xếp đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Và một cuộc gặp giữa lãnh đạo Kim Jong-il và Chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc đã mang lại tự do cho một công dân Hàn Quốc bị Triều Tiên giam giữ.

Triều Tiên cũng đồng ý dỡ bỏ các hạn chế biên giới với Hàn Quốc, đồng thời cam kết sẽ phục hồi các dự án liên Triều về công nghiệp và du lịch. Tuần trước, một đoàn đại biểu Triều Tiên đã tới Seoul để viếng cố Tổng thống Kim Dae-jung, người chủ trương thực hiện một chính sách cởi mở hơn với Bình Nhưỡng. 
 

  • Thanh Hảo (Theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,