221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1313980
Điểm mặt những chính trị gia khác người ở Mỹ
0
Article
null
Điểm mặt những chính trị gia khác người ở Mỹ
,

Theodore Roosvelt, Thomas Jefferson, anh em nhà Kennedy và vợ chồng Bill Clinton nằm trong số những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong lịch sử nước Mỹ.

Thomas Jefferson

 

Năm 1781, Thomas Jefferson, lúc đó đang làm thống đốc Virginia, tuyên bố chính trị với ông đã có "đủ chính trị". Và lúc đó ông còn chưa đến tuổi 40.

Trong hai thập niên tiếp sau đó, Jefferson đảm đương nhiều chức vụ - công sứ đại diện cho chính phủ Mỹ ở Pháp, Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ, Phó Tổng thống dưới thời John Adams và là Tổng thống thứ 3 của Mỹ. Nhưng vào năm 1781, tên tuổi ông đã được lưu vào nhiều sách lịch sử.

Là một đại biểu của Đại hội gồm 13 thuộc địa hợp nhất thành Hoa Kỳ lần thứ 2, Jefferson mới 33 tuổi vào năm 1776, khi ông soạn ra bản Tuyên ngôn Độc lập. 

Sau 2 nhiệm kỳ làm Tổng thống, Jefferson rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thành lập trường Đại học Virginia.

Jefferson mất ngày 4/7/1826 ở Monticello, gần Charlottesville, tại căn nhà ông tự xây dựng, hưởng thọ 83 tuổi. Trên bia mộ được ông chọn từ trước có mang dòng chữ: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của Đại học Virginia".  

Theodore Roosvelt

 

Là một người chăn bò, một người lính, một thợ săn, một nhà nghiên cứu vạn vật, một người cải cách, một chủ chăn nuôi gia súc, một cây bút có nhiều tác phẩm..., nhưng có lẽ cụm từ "người phi thường" là phù hợp với Teddy Roosevelt hơn cả.

Ông xuất xắc ở mọi lĩnh vực, trong đó có chính trị. Được bầu vào cơ quan lập pháp bang New York khi mới ở tuổi 24, Roosevelt sau đó tiếp tục phục vụ trong Ủy ban Dịch vụ Dân sự Mỹ.

Ông là Tổng thống Mỹ thứ 32 và tổng thống trẻ nhất của Mỹ tính đến nay. Lúc đó ông mới 42 tuổi.

Theodore Roosvelt là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới hồi giữa thế kỷ 20, khi ông lãnh đạo Mỹ suốt thời gian có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế giới. Là Tổng thống duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông đã tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Mỹ trong nhiều thập niên. 

Ông cũng phái Hải quân Mỹ đi khắp thế giới để biểu dương sức mạnh, vận động cho Kênh đào Panama và giành giải Nobel Hòa bình.

Martin Luther King Jr.

 

Sau khi Rosa Parks bị bắt vào ngày 1/12/1955 vì từ chối nhường chỗ cho người da trắng trên một chiếc xe buýt ở Montomery, Alabama, các cư dân da màu của thành phố đã tổ chức tuần hành nhân danh bà. Họ thành lập Hiệp hội Cải tiến Montgomery (MIA) và trong việc chọn một thủ lĩnh, họ đã bầu cho một mục sư Baptist có tên Martin Luther King Jr. 

King đã dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Mongomery và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ đốc niền Nam (1957), trở thành Chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng "Tôi có một giấc mơ". Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất lịch sử Mỹ.

Năm 1964, King là nhân vật trẻ nhất được chọn nhận giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc thông qua biện pháp bất tuân dân sự và các phương tiện bất bạo động khác. 

Ông là một trong người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Mỹ và được nhiều người trên khắp thế giới biết đến như một anh hùng. 

Anh em nhà Kennedy

 

Mô tả ảnh.
 

John F. Kennedy là Tổng thống Mỹ được 2 năm 10 tháng nhưng huyền thoại của ông vẫn tiếp tục đến nay mặc dầu đã 47 năm sau ngày ông bị ám sát ở Dallas.

Năm 1946, John Kennedy, lúc đó 28 tuổi, tham gia vào chính trường khi ông nhận ghế đại biểu của James Curley, người rời vị trí để chạy đua chức thị trưởng Boston.  Kennedy vào Thượng viện năm 1952 và tiếp tục ở cơ quan này cho đến năm 1960 khi ông được bầu làm Tổng thống ở tuổi 43.

Lúc nhậm chức, ông nói rằng "ngọn đuốc đã được chuyển cho thế hệ người Mỹ mới" và ông đã đúng. Kennedy là Tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20. Với tỷ lệ ủng hộ ở mức 83% năm 1961, Kennedy được dân chúng khắp cả nước yêu mến. Theo một số cách, nước Mỹ ngày nay vẫn còn tiếc thương ông.

Nhưng John không phải là người duy nhất trong số các con trai nhà Kennedy tham gia chính trường. Các em trai ông là Robet và Ted cũng sớm bộc lộ tài năng về chính trị.

Robert Kennedy giữ chức Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ năm 1962-1964 và sau đó từ chức để chạy đua vào Thượng viện. (Ông đã thắng).

Thật khó có thể nói liệu Bobby Kennedy có thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968 không nếu ông không bị ám sát, nhưng sự thành công của ông trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ cho thấy ông đã cho các đối thủ một "trận chiến quyết liệt".

Ted Kennedy bước vào chính trường ở tuổi 30, khi ông giữ ghế tại Thượng viện, vị trí mà anh trai ông, John, từng đảm nhiệm. Ông phục vụ Quốc hội 47 năm trước khi chết vì ung thư não năm 2009.  

Bill Clinton và Hillary Rodham

 

Trước khi họ trở thành cặp đôi quyền lực, Bill Clinton và Hillary Rodham là những ngôi sao sáng trên chính trường Mỹ, mỗi người theo một cách riêng. Khi gặp chồng tương lai tại trường Luật Yale - nơi bà là một trong 27 phụ nữ trong một lớp có 235 sinh viên - Hillary đã có một bài phát biểu nổi tiếng, phản đối cuộc chiến ở Việt Nam hồi tháng 5/1969 với vai trò là chủ tịch hội sinh viên ở trường Đại học Wellesley. 

Bài phát biểu đã đưa ngôi sao trẻ vào Tạp chí LIFE, biến cô thành một phát ngôn viên cho thế hệ của mình trong con mắt báo chí. 

Là một luật sư trẻ, Hillary là thành viên ban điều tra tố cáo của Tổng thống Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate.

Về phần mình, vị bộ trưởng tư pháp 33 tuổi ở tiểu bang Arkansas đã giành được chức Thống đốc bang năm 1978 và là thống đốc trẻ tuổi nhất của Mỹ trong khoảng 40 năm. Sau đó, ông trở thành Tổng thống trẻ thứ 3 của đất nước này khi nhậm chức ở tuổi 46.  

Jeannette Pickering Rankin

 

Công dân xứ Montana đã tạo ra lịch sử năm 1916 khi ở tuổi 36, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Quốc hội. Rankin là con cả trong gia đình 7 người con ở Missoula và được cha xử sự như với một cậu con trai thời đó - bà được cho là phải đạt được mức độ thành công giống như một nam nhi. Bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một giáo viên ở các trường địa phương (bà có bằng cử nhân Sinh học), Ranlin sau đó vào trường Từ thiện New York, nơi bà được đào tạo làm nhân viên xã hội.

Trong một thời gian ngắn, bà công tác tại Hiệp hội Gia đình Nhi đồng ở Spokane, Washington, cho đến khi nhận ra mình thích tạo ra những thay đổi về lập pháp hơn. 

Năm 1910, bà trở về bang nhà để đấu tranh ủng hộ thông qua dự luật quyền  bầu cử. Làm việc cho Hiệp hội Quyền bầu cử bình đẳng Montana, Rankin là phụ nữ đầu tiên phát biểu trước cơ quan lập pháp Montana, khẳng định bà nghi ngờ một chính phủ thiếu vắng sự hiện diện của nữ giới.

Bốn năm sau đó, Montana trao cho phụ nữ quyền bỏ phiếu. Sau khi trúng cử vào Hạ viện Mỹ, Rankin giữ ghế trong một phiên họp khẩn cấp của Quốc hội do Tổng thống Woodrow Wilson triệu tập năm 1917 để thảo luận về sự liên quan của Mỹ trong chiến tranh châu Âu.

Chịu áp lực từ các nhóm phụ nữ, Rankin bỏ phiếu "Không" cho chiến tranh và điều này có lẽ đã khiến bà bị thua trong cuộc đua vào Thượng viện năm tiếp sau đó.

Năm 1941, tiếp tục quan điểm hòa bình, Rankin không bao giờ nói "Có" khi bỏ phiếu cho việc tuyên chiến chống Đức và Italy và điều này đã khiến cho sự nghiệp chính trị của bà chấm dứt mặc dầu bà tiếp tục đi khắp thế giới để thúc đẩy hòa bình, nữ quyền và cải cách bầu cử.  

Henry Clay

 

Henry Clay (1777-1852) là một nhân vật vĩ đại trên chính trường Mỹ hồi giữa thế kỷ 19. Là một chính khách dẫn đầu, tài năng chính trị của Clay đã mang lại cho ông biệt danh "Nhà thỏa hiệp vĩ đại".

Ông trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ năm 1806 mặc dầu trẻ hơn so với giới hạn tuổi quy định của Hiến pháp là 30. Thời gian sau đó, Clay được bầu vào Hạ viện Mỹ, giữ vị trí Chủ tịch Hạ viện trong nhiệm kỳ đầu tiên và đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nước Mỹ tới cuộc chiến năm 1812. 

Sau chiến tranh, Clay ủng hộ những cải cách về cơ sở hạ tầng và bình ổn hệ thống tài chính quốc gia. Ông cũng thành công trong các cuộc hòa giải thương lượng về nô lệ.

Henry Clay, Daniel Webster và John C. Calhoun được gọi là bộ ba bất tử của lịch sử Mỹ trong giai đoạn đầu của nước này. 

Andrew Jackson

 
 
 
Andrew Jackson, Tổng thống thứ 7 của Mỹ, không phải là một nhà trí thức (ông chỉ đi học bình thường) nhưng nhưng gì ông có thể bị thiếu về giáo dục chính thống lại được ông bù đắp về tinh thần.

Sinh năm 1767 ở một vùng hẻo lánh thuộc California, ông gia nhập quân đội Cách mạng khi mới 13 tuổi, làm giao liên. Jackson bị quân Anh bắt giữ và dù bị để đói lả, ông vẫn chứng tỏ khí phách của mình: quyết từ chối khi bị lính Anh bắt đánh giày cho một thiếu tá. Kết quả là ông bị nhiều vết kiếm rạch để lại sẹo trên mặt và cánh tay 

Jackson trở thành một hạ nghị sĩ khi mới 29 tuổi và có chân trong Thượng viện một năm sau đó. Mồ côi cha mẹ và xuất thân thấp kém, ông trở thành một nhân vật rất khác biệt trên chính trường Mỹ. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1824, ông đã giành đa số trong bỏ phiếu phổ thông nhưng không được cử tri đoàn nhất trí, dẫn tới chiến thắng của John Quincy Adams.

Jackson trở lại 4 năm sau đó, đại diện cho Đảng Dân chủ mới của ông và giành chiến thắng trong cuộc đua vẫn với John Quincy Adams, trở thành Tổng thống cho tới năm 1837, đảm nhận 3 nhiệm kỳ. 

Anna Dickinson

 

 

Năm 1864, Anna Dickinson, một người theo chủ nghĩa bãi nô, là phụ nữ đầu tiên được mời phát biểu tại cả hai viện của Quốc hội tại Washington D.C.. Năm đó bà mới 21 tuổi. Dickinson được mọi người biết đến lần đầu tiên với tư cách nhà hoạt động giải phóng khi bà còn niên thiếu.

14 tuổi, bà xuất hiện trong tờ báo chống nô lệ của William Lloyd Garrison có tên Người Giải phóng. 21 tuổi, bà là một nhà diễn thuyết có uy tín, nổi tiếng với những bài phát biểu giàu tính phân tích về quyền phụ nữ và chính nghĩa giải phóng con người.

Bài phát biểu của bà trước Quốc hội không là một ngoại lệ. Trước các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự, trong đó có Tổng thống Lincoln, Dickinson ủng hộ các chính sách tái thiết quyết liệt và kêu gọi tái bầu Tổng thống.
 
Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ, Dickinson gần như vắng bóng trên chính trường. Sức khỏe tâm thần và thể lực của bà suy giảm, một số người cho là do chứng nghiện rượu gây ra và bà phải vào nhà thương điên năm 1891. Sau đó, Dickinson vướng vào nhiều vụ kiện tụng và sống ẩn dật suốt 40 năm cuối đời.

  • Thanh Hảo (T.H)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”
Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”

Khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

,
,
,