221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1277737
Kẻ đánh bom New York - Từ giấc mơ tới ác mộng
0
Article
null
Kẻ đánh bom New York - Từ giấc mơ tới ác mộng
,

Hai thế giới hội tụ trong Faisal Shahzad - nghi phạm đánh bom xe tại quảng trường Thời đại ở New York: nước Mỹ trung lưu và Pakistan thánh chiến. Và khi chúng va chạm nhau, thảm họa đã nảy sinh.

TIN BÀI MỚI:

Faisal Shahzad (Ảnh: Atlaspress)
Faisal Shahzad (Ảnh: Atlaspress)
Cho tới tận thứ bảy tuần trước (1/5), khi Shahzad âm mưu cho nổ tung các khách du lịch và người đi rạp hát tại quảng trường Thời đại của New York, những người Mỹ quen biết anh ta đã chỉ nhìn thấy một mặt của người đàn ông 30 tuổi đầy dằn vặt. "Ít nói", "tử tế", "bình thường" là những từ mà các hàng xóm cũ ở Shelton, bang Connecticut (Mỹ) dùng để miêu tả Shahzad.

Một "gã bình thường"

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng ở Pakistan, Shahzad đã sống tại Mỹ một thập niên, theo đuổi giấc mơ nguyên mẫu Mỹ: nhập cư, học đại học, tìm việc làm, mua nhà và bắt đầu xây dựng tổ ấm. Và ngày 17/4/2009, anh ta đã đạt được một bước tiến lớn: giành được quyền công dân Mỹ. Như vậy, Shahzad hiện cũng giống bất kỳ người nào khác ở Mỹ. "Một gã trai bình thường. Bạn sẽ không phải ngước nhìn anh ta tới lần thứ hai", tờ Daily News trích dẫn lời một người hàng xóm cũ có tên George Lamonica nói.

Cho tới hiện tại, công chúng hầu như không biết điều gì đã khiến "gã trai bình thường" đó trở lại Pakistan vào năm ngoái, nhận sự huấn luyện trong cứ điểm Waziristan của Taliban, rồi đáp máy bay quay trở lại Mỹ, cố gắng dùng một bom gài trên xe hơi để gây ra thảm sát hàng loạt trên quảng trường Thời đại.

Sự thay đổi đột ngột thậm chí có thể trông có vẻ khó hiểu. Shahzad, một người đàn ông khỏe mạnh, hay mỉm cười với bộ râu xén tỉa gọn gàng và mái tóc cắt ngắn, đã nhập cảnh vào Mỹ bằng visa sinh viên vào cuối những năm 1990. Anh ta lần lượt tốt nghiệp đại học, lấy một bằng cử nhân quản trị kinh doanh và tìm được việc làm như một nhà tư vấn tài chính cấp thấp.

Shahzad cưới Huma Mian, một cô gái sinh ra trong một gia đình người Pakistan ở bang Colorado (Mỹ) và mua một ngôi nhà hai tầng xây dựng theo lối kiến trúc thời thực dân ở ngoại ô bang Connecticut vào năm 2004. Vợ chồng Shahzad đã nuôi dạy hai con, một gái và một trai, tại đây.

"Anh ấy là tất cả những gì tôi có", người vợ Mian viết đầy cay đắng trên một trang mạng xã hội. Với bằng cử nhân kinh doanh của Đại học Colorado, Mian cũng là hình mẫu của một bà nội trợ Mỹ hiện đại. "Thời trang, giày dép, túi xách, mua sắm ... và tất nhiên cả Faisal" là các đam mê của cô, Mian chia sẻ trên mạng xã hội.

Ảnh chụp Shahzad cùng vợ đang bế một đứa con của họ. (Ảnh: Sipa)
Ảnh chụp Shahzad cùng vợ đang bế một đứa con của họ. (Ảnh: Sipa)
"Tôi không thể tin họ đã hòa hợp tốt đến mức nào", Donna Achille - một người hàng xóm cũ khác của gia đình Shahzad ở Shelton bộc bạch.

Đi tìm căn nguyên phạm tội

Một vết rạn nứt nghiêm trọng mở ra dưới vẻ bề ngoài bình lặng của cặp vợ chồng Shahzad - Mian. Một vấn đề như của mọi người Mỹ khác: nợ nần. Theo báo New York Times, Shahzad đã cố gắng kiếm tiền từ sự bùng nổ kinh doanh nhà đất và bán ngôi nhà của họ với khoản lời kha khá vào năm 2006. Tuy nhiên, không ai mua nó.

Vào năm 2008, khi nước Mỹ lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế, ngôi nhà của Shahzad - với giá mua ban đầu là 273.000 USD, trong đó số tiền thế chấp là 218.400 USD - trở thành một gánh nặng quá lớn.

Năm 2009, Shahzad  bỏ việc tại tập đoàn Affinion, một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thị trường tài chính. Ngôi nhà của anh ta lâm vào tình trạng bị tịch thu để trả nợ. Theo tờ Newsday, cho tới cuối tháng 4/2009, tổng số tiền nợ 212.870,26 USD vẫn chưa được trả.

Hiện tại, thế giới khác của Shahzad - một thế giới dường như không thể tiếp cận từ Connecticut - đã bắt đầu gieo rắc tai vạ. Theo đơn khiếu nại hình sự đệ trình lên toà không lâu sau vụ bắt giữ Shahzad gây sốc tại sân bay JFK của New York hôm 4/5, anh ta và gia đình đã tới Pakistan vào cuối năm 2009. Gia đình Shahzad để lại phía sau ngôi nhà khiến họ khuynh gia bại sản, trong một mớ hỗn độn, ngập tràn thức ăn ôi thiu và đồ dùng hỏng hóc, một môi giới bất động sản kể trên tờ New York Times.

5 tháng sau, vào ngày 3/2/2010, Shahzad quay trở về đất Mỹ một mình. Anh ta nói với các quan chức nhập cư rằng vừa tới thăm gia đình ở Pakistan. Có thể anh ta đã làm điều đó. Thực tế, mẹ và bố Shahzad - một sĩ quan Không quân Pakistan được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, sống trong một toà nhà hai tầng có mặt tiền lát đá cẩm thạch tại khu thượng lưu ở Peshawar.

Tuy nhiên, các công tố viên cho hay, Shahzad đã thừa nhận sau khi bị bắt giữ rằng anh ta cũng đã tới một khu vực khác nữa ở Pakistan - vùng Waziristan lộn xộn để "được huấn luyện chế tạo bom". Không ai biết tại sao Shahzad có thể tiến một bước xa đến như vậy. Anh ta vẫn chưa xuất hiện trước toà và dĩ nhiên chưa bước vào phần biện hộ.

Cảnh sát tịch thu chiếc xe tình nghi là tang vật đánh bom của Shahzad. (Ảnh: NYT)
Cảnh sát tịch thu chiếc xe tình nghi là tang vật đánh bom của Shahzad. (Ảnh: NYT)
Dẫu vậy, người ta thấy ngay một sự lí giải không lâu sau âm mưu đánh bom quảng trường Thời đại bất thành: một tuyên bố nhận trách nhiệm của tổ chức phiến quân Tehreek-e-Taliban Pakistan. Nhóm Taliban này tuyên bố, âm mưu đánh bom xe hơi của Shahzad là sự trả thù các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, vốn thường giếy hại các thủ lĩnh nổi dậy chống Mỹ cũng như thường dân ở Pakistan.

Các quan chức Mỹ ngay lập tức bác bỏ tuyên bố trên. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi nhận định, thật "ngây thơ" khi nghĩ rằng cuộc chiến ngấm ngầm ở Waziristan sẽ không quay trở lại ám ảnh nước Mỹ. "Đây là sự trả đũa", ông Qureshi phát biểu trên kênh CBS.

Theo chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố quốc tế Thomas Sanderson thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, Shahzad đã cho thấy mọi dấu hiệu của một kẻ gia nhập lực lượng nổi dậy muộn. "Anh ta rõ ràng là một kẻ nghiệp dư và không phải là một kẻ cuồng tín thực sự", ông Sanderson bình luận.

Bằng cách nào một người Mỹ trầm lặng như Shahzad rốt cuộc lại lái chiếc xe gài bom đó và sẽ có bao nhiều dân nhập cư Hồi giáo đang vật lộn mưu sinh khác có thể noi gương anh ta hiện là những câu hỏi mà các nhà thẩm vấn Mỹ vô cùng khao khát tìm được câu trả lời.

  • Thanh Bình (Theo Straits Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”
Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”

Khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

,
,
,