Kể từ những năm 1950, nhiều đoàn thám hiểm từ các nước khác nhau đã đặt chân đến châu Nam cực và xây dựng 53 trạm nghiên cứu theo đủ phong cách độc đáo trên mảnh đất đáng kinh ngạc này.
TIN BÀI MỚI: |
---|
1. Trạm Công chúa Elisabeth của Bỉ
Trạm nghiên cứu chắc chắn, tối tân này được đưa vào sử dụng ngày 15/2/2009 và chỉ hoạt động vào mùa hè. Là cấu trúc không tỏa nhiệt đầu tiên trên một tảng băng Nam cực, trạm nghiên cứu sử dụng một hệ thống kiểm soát nhiệt phức tạp cũng như tận dụng tối đa một máy phát điện từ năng lượng mặt trời có công suất 52 kWh và một máy phát điện từ sức gió với công suất 54 kWh.
Mọi cổng dùng điện của mỗi thiết bị trong trạm nghiên cứu đều được đánh số và điện sẽ được cung cấp theo thứ tự ưu tiên. Nói một cách khác, nếu bạn muốn sạc điện cho máy iPod của mình, bạn cần xin phép người quản lý trước tiên.
2. Trạm Sanae IV của Nam Phi
Đây là trạm nghiên cứu hiện tại của đoàn thám hiểm châu Nam cực quốc gia Nam Phi. Nó được hoàn thành năm 1997. Là cơ sở nhiều năm tuổi nhất trong số các trạm nghiên cứu thế hệ mới, vị trí tọa lạc của Sanae IV đã gây ra những bất lợi về kĩ thuật. Tuy nhiên, việc trạm nghiên cứu nằm cách gờ lục địa (hay còn gọi là đường nối đất hoặc đới bản lề) gần 80km và cách gờ thềm băng 160km lại biến nó trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà nghiên cứu về địa chấn học và GPS (hệ thống định vị toàn cầu) đòi hỏi tính nhạy.
3. Trạm Neumayer III của Đức
Tất cả các trạm nghiên cứu thiết kế theo kiểu mới ở châu Nam cực được xây dựng trên những giá đỡ cao và cách xa khỏi mặt đất nhằm tránh cho chúng bị các trận bão tuyết lớn vào mùa đông tấn công. Trạm Neumayer III là một ví dụ tiêu biểu cho điều này.
Neumayer III được xây dựng cách mặt đất 6 mét, trên 16 trụ đỡ. Mỗi trụ đỡ thủy lực tựa trên một bề mặt tuyết rắn cứng. Một thiết bị vốn được sử dụng làm nhà chứa xe và hỗ trợ thêm kỹ thuật, tọa lạc bên trong một hang tuyết phía trước trạm nghiên cứu. Các trụ đỡ bê tông di động nhận năng lượng từ máy phát thủy lực. Nhờ quá trình nâng cao hàng năm từ 80 - 100cm, người ta dự kiến có thể ngăn chặn được việc các lớp tuyết mới sẽ làm chìm trạm nghiên cứu.
4. Trạm Halley VI của Anh
Các nhà khoa học đã làm việc tại trạm nghiên cứu lịch sử này tại châu Nam cực suốt 54 năm. Lỗ hổng của tầng ozone đã được khám phá sớm nhất tại đây. Việc tìm hiểu các điều kiện của lớp khí quyển đòi hỏi vị trí quan sát ổn định. Tuy nhiên, rất khó để giữ bất động trên vùng châu Nam cực, vì thềm băng không ngừng di chuyển, đóng vai trò như một đai chuyên chở, đưa các nhà nghiên cứu tới gờ đất liền.
Trạm Halley cũ đã bị bỏ rơi vì sự dịch chuyển nghiêm trọng. Cơ sở mới trông giống như một xe cắm trại khổng lồ. Khi thềm băng di chuyển, trạm nghiên cứu với các bánh xe có thể trượt trở về vị trị ban đầu.
5. Trạm Concordia của Pháp và Italia
Trạm Concordia được khánh thành năm 2005. Đây là cơ sở nghiên cứu được xây dựng ở độ cao 3.233 mét so với mực nước biển tại một vị trí có tên gọi đỉnh C trên cao nguyên châu Nam cực. Concordia là thế hệ trạm nghiên cứu hoạt động cả năm, cố định thứ ba trong khu vực ngoài trạm Vostok của Nga và trạm Amundsen-Scott của Mỹ ở cực Nam. Cơ sở này nằm dưới sự quản lý chung của các nhà khoa học đến từ Pháp và Italia.
Concordia được đánh giá là một địa điểm phù hợp cho các hoạt động quan sát thiên văn đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Sự trong suốt của bầu khí quyển châu Nam cực cho phép quan sát các vì sao ngay cả khi mặt trời ở góc nghiêng 38 C Celcius. Các thuận lợi khác bao gồm bầu trời phát raa các tia hồng ngoại rất thấp, tỉ lệ thời gian trời không có mây rất cao cũng như bầu khí quyển chứa lượng hạt aerosol và bụi thấp.
6. Trạm Amundsen Scott của Mỹ
Trạm Amundsen Scott là địa điểm xa nhất về phía nam và luôn có người ở trên Trái đất. Tên của cơ sở nghiên cứu này nhằm vinh danh Roald Amundsen, người đầu tiên đặt chân đến Nam cực vào tháng 12/1911 và Robert F. Scott , người tới nơi này vào tháng sau đó.
Là trạm nghiên cứu lớn nhất tại khu vực nội địa của châu Nam cực, Amundsen-Scott có thể đón 150 nhà khoa học và các nhân viên hỗ trợ tới làm việc. Người ta phải mất tới 12 năm để xây dựng xong cơ sở này. Tất cả các nguyên liệu xây dựng đều được chuyển tới bằng các máy bay C-130 Hercules.
Bề ngoài của trạm nghiên cứu trông giống như một cánh máy bay với 35 trụ đỡ. Thiết kế này có thể ngăn sự tích tụ của tuyết phía dưới trạm. Nếu tuyết tích tụ quá dày, trục lăn thủy lực có thể nâng toàn bộ công trình lên một vị trí cao thêm hai tầng nhà.
-
T. A (Theo Tân Hoa xã)