221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1255095
Thế giới có thể học gì từ 10 năm thừa mứa
1
Article
null
Thế giới có thể học gì từ 10 năm thừa mứa
,

Thập niên đầu của thế kỷ 21 được đánh dấu bằng những cuộc khủng hoảng. Quân Hồi giáo tấn công New York, hệ thống tài chính sụp đổ, các thảm họa đe dọa môi trường... tất cả gộp lại đã tạo nên một thảm họa với phương Tây dù Internet tượng trưng cho một tia hy vọng.


Philipp Blom là người nắm được một số thông tin về những gì khởi đầu của thế kỷ này. Ông đang ngồi ở Cafe Korb ở Vienna, một nơi mà thời gian không chuyển dịch nhiều và dường như bị đông cứng ở nơi này. Blom có mặt ở đây để so sánh sự khởi đầu của thế kỷ 21 với sự khởi đầu của thế kỷ 20.

Blom đã viết một cuốn sách tuyệt vời nhan đề là "Những năm chao đảo" về châu Âu trong thời gian 1900 - 1914, một thời kỳ mà ông mô tả là thời gian hoảng sợ. Nhịp độ tiến triển nhanh hơn và những phát minh mới, đặc biệt là về xe cộ và điện thoại, đã dày hơn và khiến cuộc sống gấp gáp hơn, chất lượng hơn. Với nhiều người nó quá mạnh và "chứng suy nhược thần kinh" trở thành sự hỗn loạn của thời đại. Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về "sự kiệt quệ".

Theo ông Blom, nói một cách khác, đó là thời của hy vọng và những ý tưởng duy tâm. Mọi người nhìn về tương lai và về một thế giới công bằng, thịnh vượng và dễ chịu. Và rồi, đại chiến bắt đầu.

Blom nhìn thấy cả sự tương đồng lẫn khác biệt giữa thời điểm đó với ngày nay. Vào thời gian đầu của thế kỷ 21, có một làn sóng cách tân trỗi dậy khiến cuộc sống trở nên gấp gáp và theo ông Blom, thời điểm này, công nghệ mới - Internet (ở mức độ cao hơn) và sự kết hợp giữa Internet với điện thoại di động cũng trở thành động lực đằng sau những thay đổi.

Sự khác biệt giữa hai thời kỳ là thời gian đầu của thế kỷ không sản sinh ra bất cứ hy vọng nào về tương lai. Chuyên gia này phát biểu một câu đầy chán chường: "Chúng ta không muốn tương lai, chúng ta muốn hiện tại không bao giờ kết thúc. Không phải hiện tại quá tuyệt mà là mọi người lo rằng mọi thứ sẽ tồi tệ hơn".

Chỉ trong vài ngày, thập niên đầu của thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ ba sẽ chấm dứt. Một thập niên mới bắt đầu, nhưng sự chuyển giao sang một thời đại mới sẽ không suôn xẻ mà là bằng một cú đập mạnh. Đó là một thập niên đầy những tháng ngày khủng hoảng: cuộc khủng hoảng ngày 11/9, khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng tài chính. Khi gộp lại với nhau, chúng đại diện cho một cuộc khủng hoảng chung của phương Tây. Mọi việc sẽ khó có thể tồi tệ hơn.

Những hy vọng to lớn

Trớ trêu thay, thập niên mới lại bắt đầu bằng những hy vọng to lớn. Đêm Giao thừa năm 1999 là một trong những lễ hội lớn nhất của mọi thời đại. Tiền bạc dư thừa vì "nền kinh tế mới" do Internet lèo lái hứa hẹn sự thịnh vượng mới. Người Đức, cho tới thời điểm đó vẫn được coi là những nhà đầu tư siêu cẩn trọng, lại bất ngờ đổ tiền vào chứng khoán - điều này cho thấy họ rất lạc quan. 

Cuối năm 1999, Viện Allensbach chuyên nghiên cứu quan điểm công chúng cho biết, 55% người Đức "tràn đầy hy vọng" vào tương lai, trong khi chỉ có 14% là "lo sợ".

Phương Tây lúc đó đang mơ, không phải mơ về sự giàu sang mà về một hòa bình vĩnh cửu. Mọi người vẫn tin vào lời của Francis Fukuyama, triết gia, nhà kinh tế chính trị nổi tiếng của Mỹ, người mà năm 1992 đã viết một câu rất nổi tiếng như sau: "Những gì chúng ta có thể chứng kiến không chỉ là sự kết thúc của Chiến tranh lạnh hay sự chấm dứt một giai đoạn cụ thể của lịch sử hậu chiến, lịch sử kết thúc như sau: Đó là, điểm tận cùng của sự tiến hóa tư tưởng nhân loại và sự phổ quát của nền dân chủ tự do phương Tây như một dạng thức cuối cùng của nghệ thuật quản trị con người".

Tuy nhiên, thập niên mới khó mà bắt đầu trước khi Nền kinh tế mới bị sụp đổ và hàng loạt loại chứng khoán đột nhiên trở thành vô giá trị. Sau đó, vào ngày 11/9/2001, hai chiếc máy bay bị lực lượng Hồi giáo cực đoan cướp và lao thẳng vào Trung tâm thương mại thế giới tại New York. Đó là sự chấm dứt của đoạn cuối của lịch sử.

Một thập niên mới đang trên đà trở thành một thập niên bị đánh mất: mất về mặt hòa bình, kiến tạo thịnh vượng. Vào cuối năm 2002, chỉ có 31% người Đức hy vọng vào tương lai. Cuối năm 2008, con số này tăng lên nhưng cũng chỉ dừng ở mức 34%.

Rút vào một thế giới trẻ con

Bộ phim thành công nhất trên bình diện quốc tế trong thập niên qua là "Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của nhà vua", Harry Potter là một nhân vật văn chương thành công nhất. Cả hai câu chuyện về trẻ em đều được người lớn ưa thích. Chúng ta đang rút vào thế giới trẻ em, một thế giới vô cùng hấp dẫn mà trong đó, các anh hùng chế ngự ác quỷ. Những câu chuyện cổ tích thời hiện đại là phản ứng của chúng ta với một thế giới khắc nghiệt.

Thực tế của thập niên đầu tiên này là ác quỷ không phải tới từ vương quốc yêu quái mà tới từ láng giềng của chúng ta, những người không có ý xấu. Việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của những người láng giềng đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tài chính, và những chiếc xe hơi của họ góp phần dẫn tới khủng hoảng khí hậu, việc họ không đi bỏ phiếu góp phần vào cuộc khủng hoảng dân chủ. Và hiện giờ, virus của họ làm lây truyền cúm A/H1N1. Không tính đến khủng bố, những tên tội phạm của thập niên này đều vô tội.

Mọi thứ cũng trở nên rõ ràng là trên thực tế mọi người đều là hàng xóm của nhau. Chẳng phải mãi tới đầu thế kỷ 21 mọi người mới nhận thức được toàn cầu hóa thực sự nghĩa là thế nào. Ô nhiễm không khí của Trung Quốc lại là một vấn đề của Hà Lan. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ có thể khiến một công nhân trong ngành hóa chất Pháp mất việc. Về hệ thống tài chính và khí hậu, mọi thứ đều có mối liên quan với nhau.

Sự liên kết là vô cùng nhất quán theo cách mà truyền thông đưa loài người lại gần nhau. Điện thoại di động ở khắp nơi cũng giống như Internet. Những công dân trẻ tuổi vẫn duy trì một mạng lưới bạn bè toàn cầu khi dùng các mạng xã hội như Twitter và Skype. Google cho phép mọi người ở bất cứ đâu truy cập vào kho tàng kiến thức nhân loại. Kiến thức địa phương cũng không còn là đặc quyền của cư dân nơi đó. Với sự trợ giúp của GPS, Google Earth và hệ thống định vị, từ bất cứ đâu trên trái đất, mọi người hiện giờ lúc nào cũng có thể ở nhà.

Thế giới đã trở thành một nơi vô cùng nhỏ bé trong thập niên đầu của thiên niên kỷ mới. Hiện giờ, ai cũng là một công dân toàn cầu, dù họ sống ở một miền quê của nước Đức hay ở thành phố New York. Bất cứ ai dù ở đâu đều có thể được chạm tới, bằng tin tức hay thư tình, bằng hậu quả của những sản phẩm tài chính độc hại, bằng hậu quả của thay đổi khí hậu hay bằng bom được tạo ra từ một góc khuất của Waziristan.

Đó là thế giới ở cuối thập niên đầu của thế kỷ 21, một thế giới được đánh dấu bằng các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng tài chính, khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng 11/9 và sự phát triển của công nghệ vốn nuôi dưỡng hy vọng.

  • Hoài Linh (Theo Spiegel)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,