221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1255077
Một thập kỷ nhìn lại cuộc khủng hoảng khí hậu
1
Article
null
Một thập kỷ nhìn lại cuộc khủng hoảng khí hậu
,

Vào chính thời điểm cuối trong thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ mới, vấn đề khí hậu đang trở nên báo động hơn bao giờ hết. Thiên tai đã hiện hữu khắp các châu lục. Cuộc khủng hoảng khí hậu liệu sẽ có lối thoát?

Biến đổi khí hậu thập niên qua đã thực sự trở thành cuộc khủng hoảng (Ảnh: .webwombat.com.au)
Biến đổi khí hậu thập niên qua đã thực sự trở thành cuộc khủng hoảng.
(Ảnh: webwombat.com.au)

Bầu trời vẫn xanh thẳm và những con sóng vẫn vỗ nhịp nhàng vào bờ biển Baltic khi người ta nhận ra rằng có điều gì đó không ổn với trật tự thế giới hiện tại. Thủ tướng Đức Angela Merkel đang tán gẫu với các đối tác G-8 trên bờ biển tại Heiligendamm, nơi lãnh đạo các nước công nghiệp hàng đầu thế giới nhóm họp tại hội nghị cấp cao G-8 năm 2007. Bà đang cố "dỗ ngọt" tổng thống Mỹ George W. Bush nhượng bộ một số điều trong cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu. Bà cũng dành thời gian với các nhà lãnh đạo từ các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia châu Phi, những người có chuyến thăm ngắn, chỉ đủ để họ nhận ra rằng họ đang được đối xử một cách hời hợt.

Nhưng sau Heiligendamm, chuyện đã rõ rằng cách cư xử đó không chấp nhận được nữa. Bầu trời trong xanh trên biển Baltic không thể che giấu nổi sự thật rằng, có điều gì đó đáng sợ đang diễn ra trong bầu khí quyển, và sự hợp tác của các nước nghèo có thể sẽ cần thiết trong tương lai để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Hội nghị Heiligendamm ủng hộ một thể chế như kiểu chính phủ toàn cầu, tuy nhiên, trọng tâm nhấn mạnh lại hoàn toàn sai. Cuộc họp chủ yếu vẫn do các nước giàu, các nước phương Tây chi phối. Đó là vào tháng 6/2007. Giờ đây, đã là cuối thập kỷ. Cuộc khủng hoảng tín dụng, cùng với khủng hoảng tài chính, đã làm thay đổi đáng kể trật tự thế giới.

Đầu năm 2007, Cơ quan liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), tổ chức bao gồm các nhà khí hậu học, đã công bố những con số dự đoán mới rằng nhiệt độ khí quyển của trái đất có thể tăng tới 6,4°C, và báo động về những thảm họa tiềm tàng. Trở lại năm 2001, IPCC dự đoán nhiệt độ tăng 5,8°C, một con số dù không thấp hơn mấy về khả năng dẫn tới thảm họa, nhưng lại nhận được rất ít sự quan tâm.

Mãi cho tới năm 2007, khi những con số này được công bố thì một số nhà chính trị mới bắt đầu quan tâm tới nguy cơ về một thảm họa ngay trước mắt. Họ nhận ra rằng trái đất có thể phải gánh chịu những trận lũ lụt, bão và hạn hán kinh hoàng nếu con người tiếp tục thải ra quá nhiều khí cácbon đioxít vào không khí. Trong bộ phim The Day After Tomorrow, nhà làm phim sinh ra ở Đức, Roland Emmerich, đã thể hiện được cho người xem thấy những vấn đề có thể tồi tệ đến mức nào. Trong những hình ảnh viễn tưởng của Emmerich về biến đổi khí hậu đến mức thảm họa, các sự kiện thời tiết cực đoan đã khiến New York trở thành nơi không thể sinh sống được nữa.

Nếu xét về một mặt nào đó, Emmerich và những kẻ khủng bố đứng đằng sau vụ tấn công 11/9 cũng có cùng dòng suy nghĩ. Để cảnh báo phương Tây trước những mối hiểm họa khôn lường, thì điều gì đó kinh khủng phải diễn ra ở New York, kinh đô mua sắm và thành phố thu nhỏ của lối sống phương Tây.

Giờ đây, lối sống này lại bị tấn công lần thứ 2 chỉ trong thập kỷ qua. Thông điệp của IPCC đã rõ ràng: Bạn đang chi tiêu hay đang "đi" theo cách của bạn đến với thảm họa. Kể từ khi đó, trụ cột chính của xã hội phương tây - đang nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn, thể hiện qua loại xe chạy nhanh hơn bao giờ hết, nhà cửa lớn hơn, các chuyến đi dài hơn và tiêu dùng liên tục phát triển - cần được đánh giá lại một cách nghiêm túc. Đó có phải là cách sống thích hợp? Đó là câu hỏi lớn mà châu Âu giờ đây phải đối diện vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ này.

Thay đổi thói quen

Ngành công nghiệp ô tô đặc biệt gặp khó khăn do ảnh hưởng của thái độ tiêu dùng. SUV, loại xe tốn xăng chạy trên nhiều địa hình xuất hiện chủ yếu ở thành phố và vùng ngoại ô, đang phải tìm kiếm người mua mới. Sau khi doanh số suy giảm do giá xăng dầu cao năm 2008, nhiều người giờ đây nhận ra rằng SUV không thực sự là biểu tượng "vị thế" thích hợp của kỷ nguyên nóng lên toàn cầu.

Sự thay đổi thói quen mua sắm ô tô của người tiêu dùng thể hiện bước tiến nhỏ hướng tới một lối sống mới. Mùa xuân năm 2007, Thủ tướng Đức đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại Brussels rằng, mục tiêu bảo vệ khí hậu là cần thiết.

Nhưng những người châu Âu không mấy quan tâm. Ngay cả một người như Barack Obama, hình ảnh đại diện cho hy vọng về một thế giới tốt hơn, cũng tỏ ra khá thận trọng khi nói về bảo vệ khí hậu. Đặc biệt tại Mỹ, nhiều người vẫn tin rằng bảo vệ khí hậu khiến cho cuộc sống còn tồi tệ hơn, chứ không tốt đẹp gì thêm. Người Mỹ đã bị cảnh báo về khả năng phải phải cắt giảm mức chi tiêu. Điều đó khiến cho nước này trở nên do dự, một nhà lãnh đạo toàn cầu không còn sẵn sàng đứng đầu nữa, giống như trong cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng tài chính.

Mối quan tâm của Obama đã bị gắn chặt vào Trung Quốc. Bởi vì coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, Mỹ bất đắc dĩ phải chấp nhận mọi giá để chứng tỏ là mình hơn người Trung Quốc. Cách nghĩ đó cũng giống hệt tại Bắc Kinh.

Xét bề ngoài, Trung Quốc được lợi từ cuộc khủng hoảng khí hậu. Nó cứu họ hỏi một Heiligendamm khác. Ngày nay, khi các vấn đề toàn cầu đang được thảo luận, thì Trung Quốc luôn có một ghế ở bàn đàm phán - giống như Ấn Độ và Brazil. Bởi vì biến đổi khí hậu không phân biệt biên giới, và bởi vì giao thông tại Mexico City hay một nhà máy nhiệt điện đã quá đát tại Ấn Độ cũng gây ra những vấn đề cho các thành phố như Hamburg hay Miami, nên sự hợp tác giữa các chính phủ tại những nước đông dân nhất đang trở nên cấp thiết để đạt được hiệp ước bảo vệ khí hậu một cách hiệu quả.

Sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu

Hoàn cảnh hiện tại đã hoàn toàn mới, bởi các nước phương Tây nhận ra rằng, họ cũng phụ thuộc vào các nước nghèo hơn trên thế giới. Cuối những năm 2000, một cuộc cải tổ đang diễn ra trong chính trị toàn cầu. Các quốc gia mới nổi và đang phát triển "đột nhiên" có được thứ quyền lực họ có thể sử dụng để gây áp lực cho các nước phát triển. Họ nhấn mạnh  việc phải đạt được cái vẻ bề ngoài của lối sống phương Tây - những chiếc ô tớn lớn, những chuyến đi tới nơi xa xôi và chi tiêu rộng rãi. Nhưng nếu họ có thể đạt được mục tiêu này, thì khí hậu sẽ bị đầu độc nghiêm trọng và vô phương cứu chữa.

Phương Tây, hầu hết là người Mỹ, đang nói rằng: Bạn là những người có thể phải mất mát nhiều nhất khi cơn bão tàn phá mùa màng và đất đai của bạn bị lũ lụt nhấn chìm do nước biển dâng, hay điều gì đó tương tự. Phương Đông thì nói rằng: Bạn đúng, nhưng khi đó những người tại đất nước chúng tôi sẽ "chạy" khỏi thảm họa và đi đến nước bạn, và do vậy bạn đang ở giữa những khó khăn không kém, vì thế bạn phải làm điều gì đó.

Những cái đầu lạnh hơn của cả hai phía thì nói rằng: Những ai ban hành quy định nghiêm ngặt đối với việc bảo vệ khí hậu sớm sẽ kích thích đầu tư, bảo đảm thịnh vượng về lâu dài, sự thịnh vượng có thể bao gồm cả ô tô, các chuyến đi, và các khoản chi tiêu, nếu không, những thứ đó sẽ đặt thêm nhiều gánh nặng lên khí hậu. Đây là lối suy nghĩ mà những năm 2000 có thể đóng góp cho tương lai. Nhưng vẫn còn đó con đường rất xa trước khi nó được chấp nhận rộng rãi.

  • Đình Ngân (Theo Spiegel)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,