221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1255132
Lịch sử viết tiếp tên phương Tây hay chuyển sang phương Đông?
1
Article
null
Lịch sử viết tiếp tên phương Tây hay chuyển sang phương Đông?
,

"Thời thế" có vẻ đang tạo cho phương Đông những điều kiện tốt nhất để vươn lên. Nhưng vấn đề còn nằm ở chỗ, phương Tây có chịu buông xuôi hay không. Mười năm qua là thời gian cuộc tranh luận đi lên, đi xuống của Đông-Tây trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Olympic 2008 tại Bắc Kinh đã giúp Trung Quốc đánh bóng vị thế quốc tế của mình (Ảnh: Reuters)
Olympic 2008 tại Bắc Kinh đã giúp Trung Quốc đánh bóng vị thế quốc tế của mình.
 (Ảnh: Reuters)

Học giả Kishore Mahbubani làm việc tại Singapore mới đây đã có bài viết bình luận trên tờ New York Times với tựa đề "Kết thúc lịch sử của ai?" (End of Whose History). Ông bàn tới chủ đề nổi tiếng của giáo sư chính trị quốc tế Fukuyama của Đại học Johns Hopkins. Lịch sử, ông viết, đã trở lại - trong sự hân hoan của châu Á. "Chỉ có một vấn đề duy nhất là: Liệu phương Tây có cùng họ ăn mừng, hay sẽ chỉ chờ đợi cho tới ngày thoái lui?"

Phương Tây sẽ diễn giải cách nói của Fukuyama là mô hình phương Tây sẽ chi phối thế giới trong tương lai. Mahbubani, tác giả của cuốn sách “The New Asian Hemisphere: The Irresistible Shift of Power to the East” (Bán cầu châu Á mới: Sự chuyển giao quyền lực không thể cưỡng lại sang phương Đông) thì gọi đây là "sự ngạo mạn phương Tây". Ông cũng nói thêm rằng, những điều này có thể sẽ không như phương Tây mong đợi. "Một dự đoán mà tôi có thể tự tin đưa ra là dấu ấn phương Tây trên thế giới dù là rất lớn trong thế kỷ 19 và 20, nhưng sẽ nhạt dần đi đáng kể".

Đó có phải bài học đích thực vừa được học vào đầu thế kỷ 21, rằng phương Tây đang mất đi một phần nào đó vai trò của mình? Những năm 2000 đã khẳng định điều này. Cuộc sống phương Tây đang chịu áp lực ghê gớm từ hai phía cùng một lúc, Hồi giáo và biến đổi khí hậu. Tại Guantanamo, Mỹ đã phản bội chính các nguyên tắc cơ bản của chính mình. Nỗi sợ bị tấn công khủng bố đang ăn mòn dần sự tự do của người dân, trong khi thị trường tự do đang làm lệch lạc nhiều thành phần trong hệ thống tài chính. Và đối với nhiều người Mỹ, dân chủ không còn đủ quan trọng để đảm bảo họ sẽ dành một hay hai ngày mỗi năm để đi tới các cuộc bỏ phiếu. Đó là tình trạng cực kỳ đáng buồn của vấn đề.

Tình hình này được phản ánh qua tầm quan trọng ngày càng tăng của các quốc gia như Trung Quốc. Nhóm G-8 có vai trò như một diễn đàn toàn cầu. Nhưng giờ đây, G-20, với Trung Quốc là thành phần tham gia chính, đã đảm nhận vai trò này. Tất cả những điều này đều ủng hộ lập luận của Mahbubani.

Nhưng cũng có có nhiều ý kiến bác bỏ những điều ông nói. Bên cạnh những điểm yếu, phương Tây đã thể hiện sức mạnh đáng nể trong những năm 2000.

IPhone, Google, YouTube những sản phẩm công nghệ hiện đại vẫn chỉ được tạo ra ở phương Tây. Nói cách khác, phát minh quan trọng nhất trong những năm qua vẫn phụ thuộc sâu sắc vào những ý tưởng độc đáo của phương Tây, ý tưởng mà họ đã chia sẻ với cả thế giới.

Những nước đầu tiên quan tâm nghiêm túc nhất với vấn đề bảo vệ khí hậu là thành viên Liên minh châu Âu. Dù họ có thể là người sau cùng nhận ra vấn đề, nhưng chính họ mới là những người đi tiên phong trong việc giải quyết. Điều này có nghĩa là phần lớn thế giới phương Tây vẫn có sức mạnh tri thức và khả năng sửa chữa những sai lầm.

Quyết định này có được dựa trên việc nhận ra rằng, chống biến đổi khí hậu, mặc dù ban đầu có vẻ sẽ gây cản trở phát triển kinh tế, nhưng thực tế lại bảo đảm sự thịnh vượng của những thập niên tới? Nếu phương Tây có thể sử dụng tinh thần sáng tạo để phát triển các nguồn năng lượng tái chế, hay những công nghệ xanh khác, thì thế giới này vẫn còn khả năng đảm bảo được quyền lực của mình.

Không có cơ chế gìn giữ hòa bình

Thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 chứng tỏ rằng, thế giới đang tiến lại gần nhau và trở nên phụ thuộc vào nhau hơn, nhưng vẫn thiếu một cơ cấu chính trị cần thiết. Không có cơ chế gìn giữ hòa bình hiệu quả. Không có cơ quan quyền lực giám sát tài chính toàn cầu. Không có tổ chức điều hành quốc tế có thể quyết vĩnh viễn vấn đề biến đổi khí hậu. G-20 thì vẫn còn non nớt.

Liên minh châu Âu thường bị phê bình là chỉ đạt được sự đồng thuận quá chậm và cồng kềnh, và được tổ chức theo những cơ chế quan liêu. Nhưng, ít nhất một cộng đồng chính trị các quốc gia cũng đang dần định hình lại châu Âu. Châu Âu có thể sẽ là kiểu mẫu cho phần còn lại của thế giới. Vì lý do này, tình hình cuối những năm 2000, mặc dù còn ảm đảm, nhưng không phải là vô vọng. Phương Tây đã làm nhiều điều sai lầm, nhưng cũng gửi đi một số tín hiệu đáng hy vọng.

Như thế, với không ít người, phương Tây sẽ vẫn còn mạnh mẽ, nếu họ vẫn là chính họ và biết áp dụng những gì họ đã đạt được để tiến lên. Thập kỷ đầu tiên này là thập kỷ đáng bỏ đi của phương Tây, bởi vì đó là 10 năm "thừa mứa", khoa trương, và phản ứng thái quá.

Phương Đông có thể đã "đón" được những tín hiệu về một thời thế mới, nhưng "thành bại" còn phụ thuộc vào việc họ có quyết tâm giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cũng như khu vực, và phương Tây có tận dụng được những ưu thế đã có trước đây của mình hay không. Như thế, lịch sử sẽ được viết lại hay viết tiếp còn tùy thuộc vào cả hai phía.

  • Đình Ngân (Theo Spiegel)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,