221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1255192
Cuộc khủng hoảng mang dấu ấn thập niên
0
Article
null
Cuộc khủng hoảng mang dấu ấn thập niên
,

Sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 là một trong vài cuộc khủng hoảng mang dấu ấn của thập niên đầu của thế kỷ 21. Sự kiện này đã đánh dấu những thay đổi lớn trên bình diện quốc tế.

 

(Ảnh: DPA)

Tháng 11/2001, Virginia DiChiara ngồi trong ngôi nhà của mình ở Bloomfield, New Jersy, không ngừng gãi tay sồn sột, gãi điên cuồng bằng đôi tay đang giấu trong găng tay đen. Nhưng gãi bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ làm giảm một phần cơn ngứa tới từ những vết bỏng đã lành của cô.

 

Chín tuần trước đó, vào buổi sáng ngày 11/9/2001, Virginia đang trong thang máy để lên tầng 101 của tháp bắc thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới, nơi cô làm việc cho hãng tài chính Cantor Fitzgerald. Khi tới tầng 78 để đổi thang máy, Virginia bất ngờ phải đối mặt với một bức tường lửa. Không còn cách nào khác, cô phải chạy qua lửa nhanh nhất có thể.

30% da tay, mặt và lưng của Virginia bị bỏng do đám cháy. Tuy nhiên, vẫn là may mắn, Virginia đi làm muộn hôm đó, điều này cũng có nghĩa là cô không ngồi trong văn phòng khi máy bay bị không tặc đâm vào tòa nhà. Không một ai trên tầng 101 còn sống, 677 nhân viên của Cantor Fitzgerald đã chết vào ngày hôm đó. "Tôi mất rất nhiều bạn bè", Virginia nói trong khi mắt đầy nước.

Sau khi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc tại Washington bị tấn công, siêu cường duy nhất trên thế giới không còn có thể "phởn phơ" mà đã bị chấn thương. Kể từ thời điểm đó, sự sợ hãi của nước Mỹ đã chiếm lĩnh các sự kiện trên thế giới. Một giáo sư luật, thượng nghị sĩ từ Chicago tên là Barack Obama sau đó đã nói về "nền chính trị sợ hãi" nổi lên sau sự kiện 11/9.

Không chỉ thái độ của dân chúng với chính phủ đã thay đổi sau sự kiện 11/9 mà từng chính phủ phương Tây cũng thay đổi cách nhìn và đối xử với công dân của mình, quan ngại và lo âu hơn, nghi kỵ và độc đoán hơn. 

Tại Mỹ, thanh âm mới cũng đồng nghĩa với việc bất cứ ai bất đồng với chính phủ sẽ trở thành mục tiêu bị nghi ngờ. Chưa bao giờ lại có nhiều người bị kiểm soát điện thoại hơn thập niên này.

Tại Đức, chính phủ liên minh của Thủ tướng thời đó là Gerhard Schroder - gồm đảng trung tả Dân chủ xã hội (SDP) và đảng Xanh có thể cảm nhận nỗi lo lắng một cách sâu sắc khi họ vươn tầm mắt qua Đại Tây Dương. Tuy nhiên, điều này không ngăn được họ áp dụng luật an ninh mới.

Otto Schily, luật sư kiêm Bộ trưởng Nội vụ Đức thời đó đã nói về quyền cơ bản đối với vấn đề an ninh. Bất cứ ai dám lập luận rằng công dân cũng có quyền ẩn danh, giống như Helmut Bäumler, cựu nhân viên bảo vệ dữ liệu của bang miền bắc Schleswig-Holstein, đều có nguy cơ bị dán nhãn "kẻ không thích nghi được với hoàn cảnh"

Ngành quốc phòng có lợi

Với các cơ quan an ninh chính phủ hay dịch vụ an ninh tư, thập niên đầu của thế kỷ mới là ân huệ. Ảnh hưởng của họ được tăng lên với mỗi vụ đánh bom mới và mỗi khi một cuốn băng video mới được công bố, trong đó, quân khủng bố nhận trách nhiệm về các vụ tấn công. Thủ lĩnh mạng lưới khủng bố Al Qaeda là Osama bin Laden trở thành nhân vật vận động hành lang thành công nhất.

Trong một thế giới bấp bênh, các chuyên gia an ninh chính phủ và tư nhân là những ông chủ mới của vũ trụ. Họ bán thuốc giải sợ hãi, hoặc ít nhất họ cam kết làm như vậy.

Xuyên suốt phương Tây ngày nay, cuộc sống thường nhật được mô tả bằng các biện pháp an ninh đắt tiền và kỹ lưỡng. Mỗi ngày, nhân viên an ninh tại các sân bay của Đức kiểm tra hơn 200.000 hành khách. Ý nghĩ "ngăn chặn" khiến mỗi công dân đều trở thành một nghi phạm, cựu Bộ trưởng Nội vụ Gerhart Baum nói. Ông buộc tội người kế nhiệm bị vấn đề an ninh ám ảnh. Cựu quan chức này cũng cáo buộc dân thường dửng dưng, điều này đã khuyến khích nhà nước đưa ra thêm nhiều biện pháp an ninh hơn nữa.

Quang cảnh đường phố tại nhiều thủ đô các nước phương tây đã thay đổi. Với các du khách, đại sứ quán mới của Mỹ nằm gần cổng Brandenburg ở Berlin có mặt tiền giống như pháo đài. Những cửa sổ hẹp và cao, hàng rào an ninh gớm guốc ra dấu phòng thủ và lo âu nhưng cũng đồng thời chứa đựng sự sẵn sàng tấn công. "Có lẽ, điển hình của thập niên đầu của thế kỷ 21 là không gian chung được coi như một mối đe dọa", nhà phê bình nổi tiếng của báo Frankfurter Allgemeine Zeitung viết trong một bài báo đánh dấu ngày khai trương của tòa nhà.

An ninh là hàng đầu

Mỗi thập niên đều được mô tả bằng cụm từ chọn lọc. Nếu là những năm 1970, thì mọi thứ có thể được đúc kết thành câu "yêu thương, hòa bình và hạnh phúc", năm 1980 là "hãy vui chơi". Cụm từ đáng nhớ của những năm 2000 là "an ninh là hàng đầu".

Sự kiện 11/9 dẫn tới một hệ quả khác, đó là sự trở lại của tôn giáo trong tiềm thức của công chúng, và sự trở lại này không dễ thương một chút nào. Thay vào đó là một cuộc xung đột cuồng loạn giữa đạo Hồi và một thế giới mà đạo Cơ đốc có ảnh hưởng lớn nhưng về bản chất thì là thế tục.

Kể từ khi những kẻ Hồi giáo cuồng tín làm sập tòa tháp đôi tại New York, ở phương Tây có một số người đã đầu hàng nỗi sợ hãi cùng cực của việc xúc phạm sự nhạy cảm của người Hồi giáo. Và nhiều người Hồi giáo khác đã mau chóng kết tội những người khác là xúc phạm sự nhạy cảm tôn giáo của họ.

Có một danh sách dài những trường hợp như vậy gồm cả những bất đồng về tranh biếm hoạ của họa sĩ Đan Mạch, việc sản xuất vở kịch Idomeneo ở Berlin, nhận xét của Giáo hoàng về nhà tiên tri Mohammed, cuộc thảo luận chưa dừng về việc dùng khăn trùm đầu ở Đức và gần đây nhất là trưng cầu dân ý ở Thụy Sĩ nhằm thông qua lệnh cấm xây tháp ở giáo đường Hồi giáo.

Thế giới trở nên sùng đạo và không trầm mặc hơn chút nào. Thay vào đó, tư tưởng hiếu chiến chiếm vai trò chủ đạo.
Chiến tranh dai dẳng
Cái gì khởi đầu khi một thập niên hứa hẹn hòa bình lại trở thành một thập niên của chiến tranh dai dẳng. Sau ngày 11/9/2001, Mỹ và các đồng minh đã tấn công Afghanistan rồi Iraq. Cuộc chiến Iraq kết thúc mau chóng nhưng tiếp theo đó là các cuộc tấn công khủng bố kéo dài tới ngày nay. Và, tại Afghanistan, nơi các cuộc giao tranh trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết, Taliban và Al Qaeda vẫn tồn tại và không thể bị đánh bại.

Phương Tây cho thấy chính khu vực này không thể bảo vệ mình trong những cuộc chiến không đối xứng, nơi các binh sĩ của NATO được đào tạo và trang bị vũ khí tới tận răng không thể đánh bại những chiến binh đi dép và được trang bị thứ vũ khí gây sát thương lớn nhất là bom tự tạo.

Những cuộc chiến trên nổ ra với nỗ lực đem dân chủ tới những xã hội mà Mỹ và đồng minh tham chiến. Tuy nhiên, sau khi giao đấu với quân khủng bố trong 8 năm, xã hội ở một số quốc gia thuộc NATO đã thay đổi và đó không phải chỉ là do những biện pháp an ninh.

Gây thiệt hại

Mỹ đã mất đi danh tiếng là nhà lãnh đạo biết phải trái trong số các cường quốc tham gia cuộc chiến chống Iraq. Chưa bao giờ, việc khuyến khích dân chủ của Mỹ lại trở nên xấu xa như vậy dưới thời Tổng thống Bush. Chính quyền của nhà lãnh đạo này bị chấn động vì những bê bối, gồm cả lạm dụng tù nhân tại Abu Ghraib, việc tra tấn được chính phủ phê chuẩn tại trại giam trên vịnh Guantanamo, Cuba và những bằng chứng để tiến đánh Iraq hóa ra lại là lời nói dối. Thậm chí, đương kim Tổng thống Mỹ Obama, người đàn ông mà thế giới đặt hy vọng, cũng chưa thể giải quyết xong vấn đề Guantanamo như mong đợi.

Cuộc xung đột ở Afghanistan cũng gây thiệt hại ở Đức, nơi chiến tranh dần dần thấm vào xã hội đặc dân sự trong suốt gần 6 thập niên. Không một vấn đề nào khác chiếm lĩnh trang nhất của các báo trong vài tuần gần đây nhiều như thông tin về mệnh lệnh đánh bom hai xe tải chở xăng bị đánh cắp ở Afghanistan của đại tá Đức Georg Klein.

Đức thời hậu chiến, vốn quyết tâm trở thành một quốc gia tốt, đã mất đi sự trong trắng trong quá trình này. Bê bối Klein khiến Bộ trưởng Quốc phòng thời đó là Franz Josef Jung phải từ chức và làm bùng lên một cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng đối với Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Karl-Theodor zu Guttenberg.

Đức lại có các cựu chiến binh, một đài tưởng niệm lực lượng vũ trang mới và huân chương dũng cảm mới. Những thứ này, cùng với sự trỗi dậy của tôn giáo và những biện pháp an ninh hậu 11/9 đã nêu bật cách mà cuộc chiến chống khủng bố thay đổi bộ mặt của nước Đức theo nhiều cách không dự tính trước.

  • Hoài Linh (Theo Spiegel)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,