221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1253457
Chất da cam vẫn đầu độc các thế hệ ở Việt Nam
1
Article
null
Chất da cam vẫn đầu độc các thế hệ ở Việt Nam
,

Những người chỉ trích cho rằng Mỹ đang thể hiện một trò chơi chờ đợi nhẫn tâm: đợi người dân chết để tránh việc kiện tụng tốn kém.

Khu vực hiu quạnh thuộc căn cứ không quân Đà Nẵng đã từng có rất nhiều không quân và máy móc của Mỹ. Nơi  đây người ta đã cất giấu những thùng chất da cam khổng lồ có chứa thuốc diệt cỏ, và chất lên những chiếc trực thăng chờ sẵn. Những thứ đó vương vãi ra ngấm vào đất  và cuối cùng ngấm vào nguồn nước. 30 năm sau, một số trong hiếm người đến thăm căn cứ không quân Mỹ trước đây đã được trang bị ủng cao su và quần áo bảo hộ.

Cặn bã còn lại từ chất độc da cam được phun ra để ngăn chặn đối thủ ẩn nấp trong rừng, vẫn còn độc hại tới mức đây được coi là một trong những vùng đất ô nhiễm nhất đất nước. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, 3 thập kỷ sau khi cuộc chiến kết thúc, chất độc dioxin có thể gây bệnh ung thư vẫn cao hơn mức an toàn tới 300 đến 400 lần.

 

Căn cứ không quân Đà Nẵng năm 1966 (Ảnh: wikimedia)

Sau nhiều năm gặp gỡ, ký kết và chụp ảnh, Mỹ đã tổ chức một buổi lễ ở Việt Nam vào hôm thứ Tư để ký kết bản ghi nhớ, tiếp tục nỗ lực giải quyết hậu quả khủng khiếp của chất độc da cam. Còn một vài vướng mắc chẳng hạn như thực tế xử lý những khu vực ô nhiễm nhất. Quốc hội Mỹ đã cấp tổng số 6 triệu đô la để giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam từ năm 2007, nhưng số tiền không những chỉ mới phớt qua bề ngoài vấn đề mà còn có những câu hỏi đặt ra là số tiền đó đang được chi tiêu như thế nào. Vài tổ chức đã tức giận vì số tiền đó chỉ dùng để nghiên cứu và thuê chuyên gia tư vấn hơn là tiến hành các biện pháp ngăn chặn các thế hệ mới bị nhiễm độc.

“Còn nhiều nguy hiểm với những người sống ở những khu vực đó”, Thomas Boivin, Chủ tịch Công ty Tư vấn Hatfield Canada nói. Hatfield, một công ty nghiên cứu về môi trường, đã nhận định và đánh giá việc nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam từ năm 1994. Tin vui là nghiên cứu của Hatfield cho thấy mặc dù 10% miền Nam Việt Nam bị phun chất độc dioxin, chỉ những khu vực trọng điểm – các kho quân sự Mỹ trước đây, nơi  thuốc diệt cỏ được pha trộn và bảo quản, là còn nguy hiểm đối với con người. Còn tin xấu? “Nếu những độc tố đó ở Canada hay ở Mỹ, họ sẽ yêu cầu dọn sạch ngay lập tức” Boivin nói. 

Trước những chỉ trích rằng Mỹ đang chậm chạp, đại sứ Mỹ ở Việt Nam, ông Michael Michalak, cho biết gần 1,7 triệu đô la được cấp gần đây cho  việc đánh giá môi trường căn cứ không quân Đà Nẵng, đang được tiến hành phù hợp với luật pháp Việt Nam và Mỹ, và là bước đi cần thiết tiến đến dọn dẹp. “Chúng tôi đang đầu tư vào nhiều công nghệ hứa hẹn mang lại triển vọng”, Michalak phát biểu như vậy sau lễ ký kết vào hôm thứ Tư tại Hà Nội. Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể thực thi công việc này hiệu quả, ông nói. “Chúng tôi biết còn nhiều dioxin trong đất bùn”, ông nói thêm. “Nhưng chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp nào để xoá sạch chúng? Chúng tôi phải đào ở đâu? Đó lại là những bước đi khác”.  

Tuy nhiên những người chỉ trích cho rằng Mỹ đang thể hiện một trò chơi chờ đợi nhẫn tâm: Đợi người dân chết để tránh việc kiện tụng tốn kém. Mỹ hiện đang bận rộn với  hai cuộc chiến, nhận trách nhiệm hoàn toàn về những thiệt hại thời chiến có thể tạo ra một tiền lệ tốn kém. “Họ biết đó là vấn đề gì và nó ở đâu”, Chuck Searcy, đại diện Quỹ Tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam (Mỹ) nói. “Tại sao bây giờ họ lại cần một bản đánh giá ảnh hưởng tới môi trường? Họ sẽ nghiên cứu vấn đề này tới lúc chết”. 

Các nhà khoa học đã gia tăng cảnh báo về chất độc dioxin từ những năm 1960, sau khi chất TCDD có trong chất độc da cam, được phát hiện gây ra căn bệnh ung thư và thiểu sinh. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ ban hành lệnh cấm về thuốc diệt cỏ năm 1979. Dow và Monsanto, hai hãng sản xuất hoá học lớn, cuối cùng đã bỏ ra hàng triệu đô la bồi thường thiệt hại cho những quân nhân Mỹ đã tiếp xúc với chất độc này khi nó được sử dụng để làm rụng lá trong thời kỳ từ năm 1961 đến 1971. Chính phủ Mỹ vẫn chi hàng tỉ đô la hàng năm cho những người thương tật từng tham chiến ở Việt Nam - trong đó có con của họ, nhiều người trong số họ cũng bị nhiễm dioxin - cả bệnh ung thư và thiểu sinh. Vào tháng 10, Bộ Cựu chiến binh Mỹ tính thêm bệnh bạch cầu, bệnh Parkinson và bệnh tim vào danh sách những vấn đề sức khoẻ liên quan đến chất độc da cam. Vậy mà những chính sách chính thức của Mỹ vẫn khăng khăng cho rằng không có chứng cớ xác đáng rằng chất diệt lá gây ra những vấn đề sức khoẻ đối với hàng triệu người Việt Nam đã bị nhiễm độc hay con em họ. 

Trong khi đó, các hiệp hội tư nhân, các cá nhân đã có những bước đi mạnh hơn. Quỹ Ford có trụ sở tại Mỹ đã tài trợ cho việc xác định và đánh giá mức độ dioxin ở những điểm nóng chất độc da cam từ những năm 1990. Sau đó, với sự giúp đỡ công nghệ của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, Ford đã giúp khu vực ô nhiễm nhất nay là Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, lắp đặt một hệ thống lọc để ngăn dioxin ngấm vào nguồn nước của thành phố và xây dựng một bức tường ngăn người dân đi vào khu vực nhiễm độc.  

Tại một căn cứ không quân khác của Mỹ bỏ lại ở A  Lưới (Thừa Thiên Huế), một nhà thực vật học Việt Nam đã quyên góp 25.000 đô la để trồng cây xương rồng và bụi gai quanh những khu vực nhiễm độc để ngăn ngừa dân làng vào câu cá. Mặc dù không có giải pháp lâu dài, Hatfield nhận thấy rằng sau khi những rào chắn giản đơn dựng lên, mức độ dioxin trong máu và sữa mẹ của cư dân sống gần giảm xuống. 

Các tổ chức từ thiện ở Đà Nẵng cũng đang phàn nàn về việc phân bổ tiền cho các hoạt động giúp đỡ những người khuyết tật ở đây. Quốc hội Mỹ đã cấp 6 triệu USD cho các tổ chức nhân đạo chăm sóc người khuyết tật ở Đà Nẵng. Tuy nhiên không dễ dàng để thấy bằng chứng số tiền này được sử dụng. Tổ chức Save the Children được dành 400.000 đô la để giúp những người khuyết tật tìm việc làm. Nhưng trường hợp duy nhất mà tổ chức này đang giúp đỡ là tìm một công việc cho một sinh viên tốt nghiệp đại học bị bệnh hở môi. Công việc khác là lắp đặt và phục hồi một phòng ở bệnh viện Bình Dân, Đà Nẵng, nơi hầu như chẳng có mấy người tới chữa. Bởi trung tâm phục hồi chức năng Mỹ hầu như không có thiết bị y khoa, nên rất khó để thu hút bệnh nhân. Trong khi đó, đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội chi 500.000 đô la cho một nhà tư vấn ô nhiễm và sức khoẻ. 

Các tổ chức từ thiện chăm sóc trẻ em bị dị tật bẩm sinh do chất độc da cam cũng thắc mắc về việc họ không nhận được tiền từ quốc hội. Nằm liệt giường và không thể tự chăm sóc, nhiều bệnh nhân cần được chăm sóc suốt ngày đêm. “Khi họ già đi, và bố mẹ qua đời, ai sẽ tiếp tục chăm sóc họ?”, bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Hiệp hội Nạn nhân Chất độc da cam Đà Nẵng nói. Bà Hiền cho biết nhóm của bà chăm sóc khoảng 300 trẻ em và số tiền quyên góp cho nhóm của bà đã giảm 50% bởi người ta tin rằng các tổ chức từ thiện địa phương đã có đầy tiền từ khoản tiền mà Quốc hội Mỹ đã thông qua cho việc giải quyết chất độc da cam ở VIệt Nam. “Một triệu đô la của phía Mỹ không dành cho chăm sóc sức khoẻ, phần lớn cho hội nghị và đào tạo”, bà Hiền nói. “Số tiền này nên dành cho việc chăm sóc các bệnh nhân”. 

Đến nay, người dân Việt Nam cho rằng Mỹ nên tích cực hơn. Nhiều người chỉ ra rằng Mỹ chỉ dành một phần nhỏ cho việc dọn sạch chất độc da cam so với 50 triệu đô la họ chi tiêu hàng năm cho việc tìm kiếm thi hài binh sỹ Mỹ mất tích trong chiến tranh. Thao Griffiths, đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam làm việc về những vấn đề hậu quả chiến tranh, không muốn so sánh hai khoản ngân sách của hai vấn đề trên. Nhưng hậu quả của mỗi bên đều đau đớn như nhau. “Vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích sau chiến tranh (MIAs) cũng quan trọng như Chất độc da cam đối với người Việt Nam”, bà nói. Cho đến khi vấn đề này được giải quyết thì hậu quả cuộc chiến vẫn ám ảnh cả hai bên. 

  • Quốc Toản (Theo Time) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,