Bắc Kinh và vở kịch cân bằng quyền lực (II)
Cập nhật lúc 06:33, Thứ Ba, 29/12/2009 (GMT+7)
Uy thế của Trung Quốc cho Bắc Kinh sự tự tin và ảnh hưởng lớn chưa từng có, nhưng sự e ngại lại ngày càng tăng ở Mỹ và châu Á.
Ảnh: Ben Calmes 2008 |
Lĩnh vực hợp tác tiềm năng Trung - Mỹ trong năm 2010 có thể sẽ là vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân và vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) tại hội nghị đánh giá hiệp định sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm sau. Phản ứng của Trung Quốc trước lời kêu gọi của Obama tại Prague về một thế giới phi hạt nhân là khá tích cực nhưng Bắc Kinh và Washington vẫn bị chia rẽ ở một số bước cụ thể về trình tự và các ưu tiên. Hầu hết nhà phân tích Trung Quốc ủng hộ các nguyên tắc chung về một thế giới không hạt nhân và ủng hộ việc cấm cũng như tiêu hủy vũ khí hạt nhân. Họ cũng cho rằng Mỹ và Nga cần phải đi đầu trong việc cắt giảm mạnh kho vũ khí hạt nhân của mình.
Tuy vậy, một số người vẫn cho rằng thay vì theo đuổi một thế giới phi hạt nhân bằng cách cắt giảm các kho dự trữ hạt nhân, các nước nên tập trung vào việc thay đổi vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách an ninh quốc gia. Càng có ít vũ khí hạt nhân được đưa vào chiến lược quân sự thì sẽ càng có nhiều triển vọng tốt hơn cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Những người ủng hộ quan điểm này cũng kêu gọi cấm vũ khí hạt nhân. Tùy thuộc vào kết quả của chương trình Tái xét vũ khí hạt nhân (NPR) Mỹ đưa ra vào đầu năm tới sẽ như thế nào, có thể sẽ có sự khác biệt về vai trò của vũ khí hạt nhân và tốc độ tiến triển việc cắt giảm của nước này.
Bắc Kinh có thể sẽ có quan điểm thận trọng về con đường tiến tới phi hạt nhân và sẽ phân tích cẩn trọng tác động của những kịch bản khác nhau đối với lợi ích an ninh quốc gia.
Tại Hội nghị đánh giá NPT vào tháng 5 tới, có thể Bắc Kinh và Washington sẽ có lợi ích chung trong việc thúc đẩy cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, tăng cường an ninh đối với nguyên liệu hạt nhân và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, nhưng họ có thể sẽ có bất đồng trong việc kêu gọi tất cả các nước có vũ khí hạt nhân thông qua nguyên tắc không sử dụng trước và cân bằng hợp lý giữa ba yếu tố chính của hiệp ước NPT - giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Chuyển giao quyền lực và đích đến của Trung Quốc
Trong khi Bắc Kinh và Washington nhất trí xây dựng mối quan hệ song phương trong thế kỷ 21 mang tính tích cực, hợp tác và toàn diện, sự tiếp tục vươn lên của Trung Quốc, hướng tới vị thế siêu cường, thì câu hỏi được đặt ra là sự chuyển giao quyền lực sẽ được giải quyết như thế nào và khi nào sự chuyển giao (nếu có) như vậy sẽ diễn ra, liệu sẽ là trong hòa bình hay sẽ tạo nên xung đột mà trong lịch sử thường thấy.
Uy thế của Trung Quốc cho Bắc Kinh sự tự tin và ảnh hưởng lớn chưa bao giờ từng có, trong khi đó sự e ngại đang ngày càng tăng lên không chỉ ở Mỹ mà còn cả ở châu Á. Với mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, dự trữ ngoại hối đã lên tới 2,3 nghìn tỷ USD, và sắp vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, không còn nghi ngờ gì về việc tiếng nói của Trung Quốc sẽ có thêm nhiều sức nặng, cũng giống như tham vọng của nước này có thể có thể sẽ lớn hơn.
Xua tan những lo ngại của các nước láng giềng và xử lý mối đe dọa và thách thức mà nước Mỹ đang cảm nhận vẫn là nhiệm vụ lớn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chính sách láng giềng tốt của chính quyền Bắc Kinh từ những năm 1990 và thiện chí mà nước này đã chứng tỏ trong việc sử dụng các cơ chế đa phương và đối thoại làm những nguyên tắc an ninh khu vực đã làm yên lòng các nước xung quanh và giúp giải quyết các vấn đề về biên giới với các nước cựu thù. Nhưng để thuyết phục Washington rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ vẫn theo cách hòa bình và rằng Bắc Kinh không có tham vọng chiếm đoạt vị thế siêu cường số một thế giới của Mỹ hiện nay sẽ đòi hỏi khả năng ngoại giao khôn khéo khiến Washington có thể chấp nhận tin tưởng vào những lời cam kết của Bắc Kinh.
Và điều này sẽ dẫn tới khái niệm “đảm bảo chiến lược” như đề xuất của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg. Đơn giản bởi vì Washington sẽ hoan nghênh Trung Quốc là một cường quốc thịnh vượng nhưng sẽ mong đợi sự đảm bảo rằng sự phát triển và mọi hành động của quốc gia này sẽ không gây hại tới các cường quốc khác, trong đó có Hoa Kỳ. So với các quan niệm trước đó về “vừa đối đầu, vừa hợp tác”, và một đối tác chiến lược, chính sách mới nhất đối với Trung Quốc của chính quyền B.Obama đã nhấn mạnh đối thoại, dàn xếp và các lĩnh vực thuộc lợi ích chung, đồng thời giải quyết một loạt các vấn đề là nguồn gốc gây lên sự mất lòng tin giữa hai nước.
Việc hiện đại hóa quân sự và tham vọng quyền lực của Trung Quốc đang ngày càng thu hút sự chú ý từ phía Washington. Các vụ đụng độ mới đây giữa hai nước trên biển Biển Đông, trong đó có vụ va chạm giữa tàu thăm dò hải quân Impeccable Mỹ, đã nâng mức báo động của Mỹ đối với sự cứng rắn của Trung Quốc trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này và vấn đề tự do hàng hải. Các vụ va chạm trong tương lai có thể sẽ dẫn tới mức độ leo thang lớn và các cuộc xung đột trên biển. Khả năng chống thâm nhập của Trung Quốc và các chương trình trên eo biển Đài Loan sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ của Mỹ.
Tương tự như vậy, Bắc Kinh vẫn còn cảnh giác trước ý định của Mỹ tại khu vực và xem các đồng minh của Mỹ tại Đông Á, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và vũ khí hóa không gian là những mối đe dọa tiềm tàng tới lợi ích an ninh quốc gia mình. Sự thiếu vắng một cam kết rõ ràng từ phía Mỹ về việc không trung lập hóa được khả năng ngăn chặn vũ khí hạt nhân hạn chế của Trung Quốc và sự vượt trội của Mỹ về vũ khí thông thường làm hạ thấp những gì Bắc Kinh coi là cần thiết cho sự ổn định chiến lược giữa hai nước. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc sẽ rất lưu tâm tới chương trình Tái xét vũ khí hạt nhân NPR sắp tới của Mỹ.
Vấn đề Đài Loan vẫn còn nhạy cảm cho dù đã có những cải thiện trong quan hệ giữa hai bờ eo biển kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền 20 tháng trước. Những khó khăn gần đây đối với phe Quốc Dân Đảng (KMT) đang cầm quyền ở Đài Loan trong các cuộc bầu cử địa phương nhắc nhở Bắc Kinh rằng Đảng Dân chủ tiến bộ (DDP) theo đường lối độc lập có thể sẽ quay lại nắm quyền. Trong bối cảnh này, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và quan hệ hai bờ eo biển, đặc biệt là việc bán vũ khí có thể sẽ lại gây tổn hại quan hệ Trung - Mỹ. Thực tế, các quyết định của chính quyền Obama trong những tháng tới sẽ là một cuộc thử nghiệm cho cái gọi là “đảm bảo chiến lược” khi Bắc Kinh đòi hỏi rằng tôn trọng lợi ích cơ bản của nhau là chìa khóa cho “công thức” này.
Sự phục hồi chậm chạp và không tạo ra việc làm trong nền kinh tế Mỹ sẽ gây thêm những áp lực từ người lao động và công đoàn - cơ sở cho cuộc bầu cử của Obama - và quốc hội trong việc đưa ra những biện pháp để bảo đảm việc làm cho người Mỹ, yêu cầu định giá lại đồng nhân dân tệ và hành động trên các vấn đề từ bất cân bằng thương mại tới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Liệu Tổng thống Mỹ có chịu nổi áp lực chính trị trong nước mà ủng hộ sự ổn định lâu dài trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc?
Ngay cả ở những lĩnh vực mà cả Bắc Kinh và Washington đều khẳng định chia sẻ lợi ích chung, như biến đổi khí hậu, thì Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu Copenhagen vẫn cho thấy những sự khác biệt lớn về nghĩa vụ của nhau, về việc gánh nặng chi phí cho việc giảm lượng khí thải sẽ được chia sẻ như thế nào, và nguy cơ mất việc làm, mà rõ ràng hơn trong trường hợp của Trung Quốc, đặt ra những băn khoăn về sự ổn định xã hội.
Trong khi nhiều bước phát triển trong quan hệ Trung - Mỹ trong năm nay là tích cực và đáng khích lệ, thì những thách thức nổi bật vẫn còn đó khi mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện giữa Bắc Kinh và Washington phải trải qua các vấn đề phức tạp và đầy mâu thuẫn. Cần có thiện chí chính trị, khả năng ngoại giao và tầm nhìn chiến lược, họ mới có thể vượt qua những trở ngại tiềm ẩn và thực tế trong những năm tới.
Tuy vậy, một số người vẫn cho rằng thay vì theo đuổi một thế giới phi hạt nhân bằng cách cắt giảm các kho dự trữ hạt nhân, các nước nên tập trung vào việc thay đổi vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách an ninh quốc gia. Càng có ít vũ khí hạt nhân được đưa vào chiến lược quân sự thì sẽ càng có nhiều triển vọng tốt hơn cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Những người ủng hộ quan điểm này cũng kêu gọi cấm vũ khí hạt nhân. Tùy thuộc vào kết quả của chương trình Tái xét vũ khí hạt nhân (NPR) Mỹ đưa ra vào đầu năm tới sẽ như thế nào, có thể sẽ có sự khác biệt về vai trò của vũ khí hạt nhân và tốc độ tiến triển việc cắt giảm của nước này.
Bắc Kinh có thể sẽ có quan điểm thận trọng về con đường tiến tới phi hạt nhân và sẽ phân tích cẩn trọng tác động của những kịch bản khác nhau đối với lợi ích an ninh quốc gia.
Tại Hội nghị đánh giá NPT vào tháng 5 tới, có thể Bắc Kinh và Washington sẽ có lợi ích chung trong việc thúc đẩy cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân, tăng cường an ninh đối với nguyên liệu hạt nhân và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hạt nhân, nhưng họ có thể sẽ có bất đồng trong việc kêu gọi tất cả các nước có vũ khí hạt nhân thông qua nguyên tắc không sử dụng trước và cân bằng hợp lý giữa ba yếu tố chính của hiệp ước NPT - giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Chuyển giao quyền lực và đích đến của Trung Quốc
Trong khi Bắc Kinh và Washington nhất trí xây dựng mối quan hệ song phương trong thế kỷ 21 mang tính tích cực, hợp tác và toàn diện, sự tiếp tục vươn lên của Trung Quốc, hướng tới vị thế siêu cường, thì câu hỏi được đặt ra là sự chuyển giao quyền lực sẽ được giải quyết như thế nào và khi nào sự chuyển giao (nếu có) như vậy sẽ diễn ra, liệu sẽ là trong hòa bình hay sẽ tạo nên xung đột mà trong lịch sử thường thấy.
Uy thế của Trung Quốc cho Bắc Kinh sự tự tin và ảnh hưởng lớn chưa bao giờ từng có, trong khi đó sự e ngại đang ngày càng tăng lên không chỉ ở Mỹ mà còn cả ở châu Á. Với mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, dự trữ ngoại hối đã lên tới 2,3 nghìn tỷ USD, và sắp vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, không còn nghi ngờ gì về việc tiếng nói của Trung Quốc sẽ có thêm nhiều sức nặng, cũng giống như tham vọng của nước này có thể có thể sẽ lớn hơn.
Xua tan những lo ngại của các nước láng giềng và xử lý mối đe dọa và thách thức mà nước Mỹ đang cảm nhận vẫn là nhiệm vụ lớn đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chính sách láng giềng tốt của chính quyền Bắc Kinh từ những năm 1990 và thiện chí mà nước này đã chứng tỏ trong việc sử dụng các cơ chế đa phương và đối thoại làm những nguyên tắc an ninh khu vực đã làm yên lòng các nước xung quanh và giúp giải quyết các vấn đề về biên giới với các nước cựu thù. Nhưng để thuyết phục Washington rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ vẫn theo cách hòa bình và rằng Bắc Kinh không có tham vọng chiếm đoạt vị thế siêu cường số một thế giới của Mỹ hiện nay sẽ đòi hỏi khả năng ngoại giao khôn khéo khiến Washington có thể chấp nhận tin tưởng vào những lời cam kết của Bắc Kinh.
Và điều này sẽ dẫn tới khái niệm “đảm bảo chiến lược” như đề xuất của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg. Đơn giản bởi vì Washington sẽ hoan nghênh Trung Quốc là một cường quốc thịnh vượng nhưng sẽ mong đợi sự đảm bảo rằng sự phát triển và mọi hành động của quốc gia này sẽ không gây hại tới các cường quốc khác, trong đó có Hoa Kỳ. So với các quan niệm trước đó về “vừa đối đầu, vừa hợp tác”, và một đối tác chiến lược, chính sách mới nhất đối với Trung Quốc của chính quyền B.Obama đã nhấn mạnh đối thoại, dàn xếp và các lĩnh vực thuộc lợi ích chung, đồng thời giải quyết một loạt các vấn đề là nguồn gốc gây lên sự mất lòng tin giữa hai nước.
Việc hiện đại hóa quân sự và tham vọng quyền lực của Trung Quốc đang ngày càng thu hút sự chú ý từ phía Washington. Các vụ đụng độ mới đây giữa hai nước trên biển Biển Đông, trong đó có vụ va chạm giữa tàu thăm dò hải quân Impeccable Mỹ, đã nâng mức báo động của Mỹ đối với sự cứng rắn của Trung Quốc trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này và vấn đề tự do hàng hải. Các vụ va chạm trong tương lai có thể sẽ dẫn tới mức độ leo thang lớn và các cuộc xung đột trên biển. Khả năng chống thâm nhập của Trung Quốc và các chương trình trên eo biển Đài Loan sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ của Mỹ.
Tương tự như vậy, Bắc Kinh vẫn còn cảnh giác trước ý định của Mỹ tại khu vực và xem các đồng minh của Mỹ tại Đông Á, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo và vũ khí hóa không gian là những mối đe dọa tiềm tàng tới lợi ích an ninh quốc gia mình. Sự thiếu vắng một cam kết rõ ràng từ phía Mỹ về việc không trung lập hóa được khả năng ngăn chặn vũ khí hạt nhân hạn chế của Trung Quốc và sự vượt trội của Mỹ về vũ khí thông thường làm hạ thấp những gì Bắc Kinh coi là cần thiết cho sự ổn định chiến lược giữa hai nước. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc sẽ rất lưu tâm tới chương trình Tái xét vũ khí hạt nhân NPR sắp tới của Mỹ.
Vấn đề Đài Loan vẫn còn nhạy cảm cho dù đã có những cải thiện trong quan hệ giữa hai bờ eo biển kể từ khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền 20 tháng trước. Những khó khăn gần đây đối với phe Quốc Dân Đảng (KMT) đang cầm quyền ở Đài Loan trong các cuộc bầu cử địa phương nhắc nhở Bắc Kinh rằng Đảng Dân chủ tiến bộ (DDP) theo đường lối độc lập có thể sẽ quay lại nắm quyền. Trong bối cảnh này, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và quan hệ hai bờ eo biển, đặc biệt là việc bán vũ khí có thể sẽ lại gây tổn hại quan hệ Trung - Mỹ. Thực tế, các quyết định của chính quyền Obama trong những tháng tới sẽ là một cuộc thử nghiệm cho cái gọi là “đảm bảo chiến lược” khi Bắc Kinh đòi hỏi rằng tôn trọng lợi ích cơ bản của nhau là chìa khóa cho “công thức” này.
Sự phục hồi chậm chạp và không tạo ra việc làm trong nền kinh tế Mỹ sẽ gây thêm những áp lực từ người lao động và công đoàn - cơ sở cho cuộc bầu cử của Obama - và quốc hội trong việc đưa ra những biện pháp để bảo đảm việc làm cho người Mỹ, yêu cầu định giá lại đồng nhân dân tệ và hành động trên các vấn đề từ bất cân bằng thương mại tới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Liệu Tổng thống Mỹ có chịu nổi áp lực chính trị trong nước mà ủng hộ sự ổn định lâu dài trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc?
Ngay cả ở những lĩnh vực mà cả Bắc Kinh và Washington đều khẳng định chia sẻ lợi ích chung, như biến đổi khí hậu, thì Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu Copenhagen vẫn cho thấy những sự khác biệt lớn về nghĩa vụ của nhau, về việc gánh nặng chi phí cho việc giảm lượng khí thải sẽ được chia sẻ như thế nào, và nguy cơ mất việc làm, mà rõ ràng hơn trong trường hợp của Trung Quốc, đặt ra những băn khoăn về sự ổn định xã hội.
Trong khi nhiều bước phát triển trong quan hệ Trung - Mỹ trong năm nay là tích cực và đáng khích lệ, thì những thách thức nổi bật vẫn còn đó khi mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện giữa Bắc Kinh và Washington phải trải qua các vấn đề phức tạp và đầy mâu thuẫn. Cần có thiện chí chính trị, khả năng ngoại giao và tầm nhìn chiến lược, họ mới có thể vượt qua những trở ngại tiềm ẩn và thực tế trong những năm tới.
-
Đình Ngân (theo Asia Times)
,