221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1254646
Bắc Kinh và vở kịch cân bằng quyền lực (I)
1
Article
null
Bắc Kinh và vở kịch cân bằng quyền lực (I)
,

Với việc Trung Quốc và Mỹ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, các cuộc viếng thăm cấp cao chưa từng có tiền lệ diễn ra trong năm 2009 đã thúc đẩy hợp tác trên các vấn đề khu vực và toàn cầu, từ bảo tồn năng lượng đến ổn định tài chính và góp phần duy trì mối quan hệ ổn định trong quá trình "chuyển giao" quyền lực. 

Sau 30 năm thành lập, quan hệ My-Trung đang tiến triển theo hướng nào? (Ảnh: wuhan.usembassy-china.org.cn)
Sau 30 năm thành lập, quan hệ Mỹ - Trung đang tiến triển thecuno hướng nào? (Ảnh: wuhan.usembassy-china.org.cn)

Tháng 11, Barack Obama đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc ngay trong năm đầu cầm quyền. Ông và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đồng ý xây dựng quan hệ song phương toàn diện trong thế kỷ 21 khi gặp nhau lần đầu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại London hồi tháng 4. Hai ông cũng đã từng gặp gỡ bên lề nhiều hội nghị quốc tế khác.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trong tháng 2, trong khi đó người đồng nhiệm của bà, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì thì tới Mỹ hồi tháng Ba. Các cuộc trao đổi cấp bộ lấp kín lịch trình ngoại giao, giúp tăng cường tham vấn và đối thoại về các vấn đề như khủng hoảng tài chính toàn cầu, năng lượng, môi trường và biến đổi khí hậu. Các bộ trưởng thương mại và năng lượng của Mỹ cũng đã đến Trung Quốc và cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ cũng lần đầu tiên diễn ta tại Washington. Tháng 10, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tướng Từ Tài Hậu đã tới thăm Mỹ.

Tần suất các cuộc tham vấn cấp cao song phương cao chưa từng có mang lại những kỳ vọng lớn - và cả sự lo ngại cho một số người - rằng Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ bắt tay hợp tác giải quyết nhiều trong số những thách thức khu vực và toàn cầu, thành lập Khối G2 của riêng họ. Mặc dù Bắc Kinh luôn bác bỏ ý kiến trên, nhưng vẫn có sự công nhận ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc có khả năng và do vậy nên đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi nền kinh tế toàn cầu.

Trong khuôn khổ song phương, các cuộc tham vấn và trao đổi cấp cao nhiều lên cho thấy Trung Quốc sắp tiến tới vị thế của một cường quốc toàn cầu, cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai quốc gia này đang ngày càng gia tăng. Mỹ hiện là điểm đến chính của hàng hóa xuất khẩu và là nguồn đầu tư và chuyển giao công nghệ quan trọng cho Trung Quốc. Giá trị kim ngạch thương mại giữa hai nước hàng năm đạt hơn 400 tỷ USD. Trung Quốc hiện nắm giữ khoản nợ 800 tỷ USD của Mỹ và khoản dự trữ ngoại hối 2,3 nghìn tỷ USD chủ yếu bằng đồng đôla Mỹ.

Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, và đặc biệt là suy thoái kinh tế Mỹ đã gây tổn thương cho nền kinh tế Trung Quốc. Xuất khẩu của nước này sụt giảm nghiêm trọng khi thị trường Mỹ co hẹp, khiến hàng triệu lao động nhập cư mất việc làm. Cùng lúc đó, đồng đôla Mỹ mất giá đã dẫn tới thâm hụt tăng cao, đe dọa giá trị khoản ngoại tệ mà Trung Quốc đang nắm giữ.

Khi lối tiêu dùng vô độ ở Mỹ và chi tiêu dè sẻn ở Trung Quốc không còn có thể tiếp tục được nữa thì những điều chỉnh từ cả hai quốc gia nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản mang tính cấu trúc trong nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và Washington đều đã nhận thấy tính cấp thiết phải tăng cường hoạt động trao đổi thông tin về các chính sách kinh tế vĩ mô đối với tiêu dùng và tiết kiệm trong nước và thâm hụt ngân sách trong khi kiềm chế chủ nghĩa bảo hộ nhằm giúp thúc đẩy tăng trưởng không có lạm phát. Về vấn đề này, nhiều nhà phân tích tin rằng gói kích thích trị giá 586 tỷ USD của Trung Quốc và cắt giảm lãi suất đã mang lại sự phục hồi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tới mức 7-8% trong những quý vừa qua.

Là những quốc gia tiêu thụ năng lượng và gây ra lượng khí thải nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% tổng lượng khí thải toàn cầu, Trung Quốc và Mỹ phải chịu trách nhiệm đặc biệt đối với sự biến đổi khí hậu. Hai chính phủ đã đồng ý hợp tác và tiếp tục đối thoại về vấn đề năng lượng sạch và môi trường.

Một bước tiến lớn trong quan hệ song phương là chuyến thăm của tướng Từ Tài Hậu tới Hoa Kỳ hồi cuối tháng 10. Đối thoại tham vấn Hải quân cũng đã diễn ra và các cuộc trao đổi thăm viếng quân sự cấp cao dự kiến sẽ được tiến hành trong năm tới. Là một trong những yếu tố quan trọng và hết sức nhạy cảm trong quan hệ hai nước, việc trao đổi về quân sự giúp xây dựng lòng tin và làm sâu sắc hơn sự hiểu biết lẫn nhau.

Tóm lược quan hệ song phương Trung - Mỹ trong năm 2009, đà hợp tác đã được duy trì và thúc đẩy bởi nhu cầu giải quyết các vấn đề tài chính và kinh tế toàn cầu nhằm tìm kiếm mối quan hệ hợp tác và ổn định hơn, điều không thể thiếu được nếu muốn giải quyết những thách thức an ninh, kinh tế khu vực và thế giới. Cùng lúc đó, việc tăng cường và thể chế hóa các kênh song phương chính thức cũng góp phần giải quyết tốt hơn những tranh chấp và mâu thuẫn, và thúc đẩy cơ hội hợp tác.

Ngoài khuôn khổ song phương

Bắc Kinh và Washington cùng chia sẻ nhiều lợi ích chung và đa dạng như hỗ trợ phục hồi nền kinh tế toàn cầu và khôi phục lại trật tự tài chính quốc tế hay giải quyết vấn đề phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên sự khác biệt trong những vấn đề ưu tiên và việc hai nước sẽ chịu chi phí như thế nào vẫn tiếp tục ngăn cản hợp tác toàn diện.

Vấn đề tìm ra phương thức giải quyết chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là một ví dụ nổi bật. Trung Quốc đã thể hiện sự cương quyết phản đối sau khi CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ hai hồi tháng 5/2009 bằng việc hủy bỏ chuyến thăm tới Bình Nhưỡng của Chen Zhili, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc và các chuyến thăm đã lên kế hoạch trước đó của các quan chức CHDCND Triều Tiên.

Đáng chú ý, không chỉ Bộ Ngoại giao mà cả các sỹ quan cao cấp trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng lên tiếng phản đối kịch liệt. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Lương Quang Liệt trong các cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc cũng đã cảnh báo về các hành động gia tăng khiêu khích từ phía Triều Tiên và kêu gọi Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán 6 bên về giải trừ vũ khí hạt nhân. Phó Tổng tham mưu trưởng PLA, thiếu tướng Ma Xiatian phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á IISS 2009 tại Singapore nhắc lại sự phản đối của Trung Quốc đối với vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân và nói thêm rằng bán đảo Triều Tiên cần phải tiến tới phi hạt nhân hóa.

Trung Quốc sau đó cũng ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên. Bắc Kinh đã đồng ý với phía Washington rằng Bình Nhưỡng cần phải quay lại đàm phán 6 bên và cần giữ mục tiêu phi hạt nhân hóa. Tuy vậy, bên cạnh những biện pháp liên quan trực tiếp đến chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên như việc ủng hộ các trừng phạt có hạn chế, Trung Quốc vẫn phản đối các biện pháp nhằm cô lập Bình Nhưỡng hay lật đổ chế độ của Kim Jong-il. Đối với Bắc Kinh, ổn định ở bán đảo Triều Tiên và tầm quan trọng của việc duy trì một vùng đệm cho phía Bắc tiếp tục là điểm trọng yếu trong chính sách của nước này.

Thực tế, Bắc Kinh tỏ ta nghiêng về đường lối ngoại giao kiên trì trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Bởi các lệnh trừng phạt mạnh tay quá mức có thể sẽ gây bất ổn nghiêm trọng trên bán đảo, đe dọa lợi ích an ninh quan trọng của Trung Quốc. Dù đã có các cuộc tranh luận giữa các nhà phân tích Trung Quốc sau vụ thử hạt nhân, nhưng, chúng ta lại vừa chứng kiến các cuộc liên lạc cấp cao được nối lại trong những tháng gần đây, bao gồm các chuyến thăm tới CHDCNH Triều Tiên của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và tướng Liang. Quan hệ kinh tế và đầu tư của Trung Quốc ở nước này tiếp tục được mở rộng. Ở đây, sự khác biệt lớn giữa Trung Quốc và Washington trong quan điểm đạt được mục đích cuối cùng là phi hạt nhân hóa không phải có quá nhiều nhưng vẫn khó giải quyết được.

Chương trình hạt nhân của Iran là một ví dụ nổi bật khác. Nhu cầu năng lượng tăng cao đã ngăn cản chính quyền Bắc Kinh ủng hộ hoàn toàn lời kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn đối với Tehran từ phía Washington. Iran là một trong những nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc. Quan hệ kinh tế và đầu tư của Trung Quốc với Iran là khá lớn. Bắc Kinh miễn cưỡng phải ủng hộ biện pháp trừng phạt, và cho rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và cơ chế P5+1 phải tiếp tục đi đầu trong việc giải quyết vấn đề này. Cứ cho là như vậy, quan điểm đang trở nên cứng rắn của Nga đối với Tehran và áp lực sau hậu trường của ông Obama có thể lý giải cho "sự tán thành" của Trung Quốc đối với việc giám sát của IAEA ở Iran. Tuy nhiên, vẫn cần phải xem xét quan điểm của Trung Quốc sẽ như thế nào nếu vấn đề này được đưa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với đề nghị áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran.

 (Còn nữa)

  • Đình Ngân (Theo Atimes) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,