221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1245246
Quan hệ Mỹ-Nhật: Cân bằng hơn nghĩa là thế nào?
1
Article
null
Quan hệ Mỹ-Nhật: Cân bằng hơn nghĩa là thế nào?
,

Liên minh an ninh Nhật - Mỹ vẫn được duy trì là "nền tảng" của an ninh Đông Á kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 đang có nguy cơ phải trải qua một số thay đổi lớn dưới thời cầm quyền của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) do thủ tướng Yukio Hatoyama lãnh đạo.  

Liên minh Mỹ-Nhật sẽ chấm dứt hãy chuyển sang một hình thức mới? (Ảnh: East Asia Forum)
Liên minh Mỹ-Nhật sẽ chấm dứt hay chuyển sang một hình thức mới? 
(Ảnh: East Asia Forum)

Ngay cả trước khi Hatoyama giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 30/8, quan điểm của ông đã được thể hiện rõ trong bài viết trên tờ New York Times, rằng ông sẽ "tổng kết lại" mối quan hệ đồng minh với Mỹ theo một chính sách độc lập hơn. Việc Hatoyama hứa sẽ xây dựng "một liên minh trên cơ sở cân bằng" với Mỹ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, xét về bản chất của quan hệ an ninh Nhật - Mỹ cũng như về những trường hợp hiếm có của việc chuyển giao quyền lực giữa các đảng ở Tokyo - chỉ là lần thứ 4 kể từ thời Minh Trị.

Khi theo đuổi một chính sách đối ngoại như đã tuyên bố, phần nào độc lập với Mỹ, Thủ tướng Hatoyama muốn lập "chiến lược ngoại giao tự trị", điều chắc chắn sẽ tạo thêm những nghi ngại tại Washington. Những vấn đề như Thỏa thuận về quy chế các lực lượng SOFA (Status of Forces Agreement), di chuyển căn cứ không quân Futenma, các vấn đề ngân sách, các nguyên tắc phi hạt nhân, nhiệm vụ tiếp nhiên liệu ở Ấn Độ Dương và gửi hải quân chống vi phạm bản quyền mà cam kết giải pháp có thể tiếp tục còn nan giải trong giai đoạn dài hơn nữa. Việc có đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản (SDPJ) trong liên minh cầm quyền cũng sẽ làm phức tạp hơn tình hình. Nên nhớ rằng SDPJ bác bỏ sự công nhận trước đó đối với quyền hiến pháp của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào tháng 2/2006, điều mà đảng này vẫn đồng tình trong liên minh cầm quyền với đảng Dân chủ tự do LDP trong suốt những năm giữa 1990. 

Điều có nhiều khả năng nổi lên trong những tháng tới là ngay cả khi Hatoyama và Obama xem xét lại mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ, thì họ sẽ vẫn mở rộng quan hệ từ dạng liên minh còn hạn chế thành dạng đối tác để có thể giải quyết một loạt các thách thức rộng hơn toàn cầu. Cách tiếp cận này có thể làm xói mòn mối quan hệ, hoặc sẽ làm nó chín hơn, xét về sự chia sẻ trách nhiệm vượt qua phạm vi song phương, vươn ra toàn cầu. Chuyến thăm sắp tới của Obama tới Nhật Bản vào ngày 12-13/11 sẽ tạo cơ hội tốt cho chính quyền Hatoyama khẳng định ra hướng đi mới cho quan hệ Tokyo - Washington. Hay nói cách khác, ông cần phải làm rõ ý định của mình là gì khi ủng hộ một mối quan hệ "cân bằng" với Mỹ.

Các nhà phân tích an ninh ở Mỹ và khu vực châu Á sẽ rất quan tâm nếu ông Hatoyama chủ trương tự trị thì điều gì sẽ là nguyên tắc cơ bản trong chính sách an ninh của Nhật Bản. Trước hết, những Đường lối chỉ đạo chương trình phòng thủ quốc gia (NDPG) có thể sẽ bị hoãn lại và Hatoyama cũng không cần thiết phải vội vã với công việc này. NDPG đã được công bố trước đó vàp các năm 1976, 1995 và 2004. Đó gần như là văn bản khung về những nguyên tắc quốc phòng và những đề xuất về ưu tiên mua sắm trung hạn. NDPG sẽ được sửa đổi vào cuối năm nay, nhưng với một chính phủ mới lên cầm quyền, Hatoyama sẽ phải nghiên cứu những kiến nghị về chính sách an ninh và quốc phòng quốc gia từ cơ quan tư vấn do đảng LDP tiền nhiệm bổ nhiệm. Trong trường hợp đó, những chỉ đạo của chương trình đó nhiều khả năng sẽ bị hoãn lại tới năm sau.

Hatoyama cần phải có đánh giá của riêng mình về nhu cầu quốc phòng và những ưu tiên an ninh của Nhật Bản và nên làm rõ điều này khi Obama tới thăm Nhật, đặc biệt là trong hoàn cảnh Hatoyama có quan điểm khác về vấn đề tổ chức lại các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản. Căng thẳng giữa Tokyo và Washington đã gia tăng vì kế hoạch tái tổ chức các lực lượng Mỹ, đặc biệt là nỗ lực của chính phủ Hatoyama trong việc tổng kết lại thỏa thuận song phương năm 2006 về di chuyển căn cứ thủy quân lục chiến Futenma. Các nhà phân tích an ninh Mỹ lại có quan điểm rằng, mặc dù liên minh này cần phải được duy trì, nhưng nó không còn đủ nữa bởi bản chất và phạm vi thách thức mà hai nước gặp phải đã lớn hơn nhiều.

Theo Richard Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại Washington, đa số các thách thức toàn cầu ngày nay từ khủng hoảng tài chính tới biến đổi khí hậu và chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã vượt ra ngoài khả năng của các liên minh truyền thống theo kiểu quan hệ chính thức, mà ở đó "các nước thống nhất với nhau về những gì họ phản đối và những gì họ sẽ làm trong một số tình huống nhất định". Chính quyền Obama đang phải chịu áp lực rất lớn từ việc phải phục hồi lại nền kinh tế và thúc đẩy hệ thống tài chính trong nước để đảm bảo giảm bớt thâm hụt quá lớn. Mỹ cũng mong Nhật sẽ ổn định hệ thống chính trị để tạo điều kiện cho cả Nhật và Mỹ trở thành đối tác trong việc giải quyết các thách thức rộng hơn trên toàn cầu. Chính trong hoàn cảnh này, Washington dường như lại băn khoăn khi phải xác định đánh giá chiến lược của chính phủ mới về những nhu cầu quốc phòng và những ưu tiên an ninh của Nhật Bản.

Việc di chuyển sân bay Futenma ra khỏi thành phố Okinawa của Ginowan vẫn là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận về tổ chức lại các lực lượng Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trong suốt chuyến thăm tới Nhật Bản đã thúc giục Nhật tuân theo thỏa ước năm 2006 về di chuyển căn cứ này tới cơ sở mới sẽ được xây dựng ở Nago, đảo phía bắc của Okinawa, sau khi có động thái mới của Chính phủ Nhật về việc xác định lại liên minh. Đối tác liên minh của DPJ, SDPJ và Kokumin Shinto (đảng Tân Quốc Dân) cũng ủng hộ việc xem xét lại SOFA song phương. Chính quyền Hatoyama cần phải giúp Washington hiểu những nhu cầu mang tính chiến lược của Nhật là gì và phải đặt liên minh trong quan điểm chiến lược đó. 

Khi chủ trương "một liên minh Nhật - Mỹ gần gũi và công bằng", Hatoyama đã tạo ấn tượng cho Washington rằng mối quan hệ giữa hai nước từ trước đã không cân bằng và rằng có vấn đề còn tồn tại mà chính phủ mới kia cảm thấy cần thiết phải sửa đổi. Về lý thuyết, cả Nhật và Mỹ đều cân bằng theo kiểu cả hai nước đều là những nhà nước có chủ quyền và cả hai đều có lựa chọn làm hay không làm điều gì trong quan hệ. Nhưng, thực tế, người ta có thể dễ dàng nhận thấy sự không cân bằng, bởi lịch sử và khả năng của họ khác nhau.  

Cách hiểu của Washington xuất phát từ thực tế rằng chính quyền Hatoyama vừa tuyên bố sẽ chấm dứt nhiệm vụ tiếp nhiên liệu của Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản tại Ấn Độ Dương trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan. Theo Yukio Okamoto, cố vấn đặc biệt của Ryutaro Hashimoto và Junichiro Koizumi, khi chính quyền mới muốn đàm phán về một quan hệ đối tác cân bằng với Mỹ, thì điều đó có nghĩa là Nhật không còn làm theo những gì người Mỹ bảo như trước kia nữa. Nhưng người Mỹ lại hiểu khác và cho rằng, họ sẽ chào đón mối quan hệ cân bằng với Nhật Bản nếu Nhật sẵn sàng tham gia nhiều hơn vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu. 

Như những gì đã xảy ra, Washington không hiểu được Hatoyama có ý gì khi nói về mối quan hệ cân bằng Nhật - Mỹ. Liên minh an ninh Nhật - Mỹ sẽ được xác định lại như thế nào dưới thời chính quyền Hatoyama sẽ là vấn đề được quan tâm lúc này. Liệu Obama có thể hiểu rõ hơn quan điểm của Hatoyama sau chuyến thăm tới Tokyo vào ngày 12-13/11? Thực tế, nếu Nhật nghiêm túc với việc xác định lại quan hệ liên minh của mình thì trật tự an ninh châu Á có thể sẽ được sắp xếp lại trong những năm tới.

  • Đình Ngân (Theo Global Politician)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,