221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1245233
Mỹ phải làm gì để không bị "chậm chân" ở châu Á?
1
Article
null
Mỹ phải làm gì để không bị 'chậm chân' ở châu Á?
,

Việc Tổng thống Obama sang châu Á dự hội nghị APEC, thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới khu vực này. Mỹ sẽ phải làm gì để không bị "chậm chân" trong mối quan hệ với một khu vực ngày càng năng động và chiếm vị trí quan trọng trên thế giới. Ngay trước chuyến đi của ông Obama, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ) đã đưa ra một bản khuyến nghị về vấn đề này mang tên Nước Mỹ trong một châu Á mới.

 

Một châu Á ngày càng mạnh sẽ khiến Mỹ phải định hình lại chính sách của mình. (Ảnh: vinashare)

 

Một suy nghĩ sai lầm

Trong hơn một thập kỷ qua, vấn đề quan tâm hàng đầu của các viện sĩ, các học giả và chính phủ châu Á là thiết lập các diễn đàn đa phương. Nhưng nước Mỹ hầu hết chỉ đứng quan sát ngoài lề trong khi các tổ chức đa phương mới ở khu vực mọc lên ầm ầm. Liệu những thách thức an ninh, kinh tế, môi trường đối với Đông Á có trở nên khó giải quyết hơn nếu những diễn đàn này ngừng hoạt động?

Quá dễ để người Mỹ coi những dự án này là vớ vẩn trong một khu vực gồm các cường quốc lớn, nơi những liên minh song phương và những đối thủ chiến lược từ xa xưa vẫn còn rất phổ biến. Suy nghĩ đó là một sai lầm.

Đúng là sự cân bằng sức mạnh truyền thống vẫn còn ở châu Á. Nhưng có ít nhất ba lý do khác khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải nhìn nhận cấu trúc châu Á một cách nghiêm túc.

Trước tiên, châu Á coi trọng cấu trúc của họ và coi các thể chế và thỏa thuận đa phương là sống còn đối với sự phát triển của khu vực. Uy tín của Washington ở châu Á, vốn rất quan trọng vì nó gắn với lợi ích của Mỹ, phụ thuộc vào việc Mỹ có muốn và sẽ thích ứng với lợi ích, quyết định và mục tiêu của châu Á như thế nào.

Thứ hai, Mỹ có thể thuyết phục châu Á xây dựng một cấu trúc hiệu quả hơn trong tương lai và điều này sẽ giúp đảm bảo lợi ích của Mỹ trong khu vực.

Thứ ba, một số thể chế đa phương không bao gồm Mỹ đã trở thành nơi hội tụ của những xu hướng kinh tế và tài chính đang ngày càng gây bất lợi cho các công ty của Mỹ và đi ngược lại những mục tiêu của Mỹ. Một vài thoả thuận ưu đãi thương mại và tài chính, cũng như những quy định và tiêu chuẩn của khu vực đã đe dọa lợi ích của Mỹ. Và một số thể chế mới không bao gồm Mỹ như ASEAN+3 sẽ có khả năng gạt Mỹ ra ngoài lề ở châu Á.

Vì lý do này, cách tiếp cận truyền thống kiểu "trung tâm và vệ tinh" của Mỹ đối với khu vực, trong đó Mỹ là trung tâm và các liên minh song phương là vệ tinh, các thể chế đa phương không nằm trong sự quan tâm của Mỹ, là không còn vững chắc nữa. Mỹ sẽ trả giá ngày càng cao cho những lợi ích, uy tín và tầm ảnh hưởng của mình nếu họ không hành động để định hình xu thế đa phương ở châu Á.

Trung Quốc đang trở thành đầu tàu cho các nền kinh tế khác và nằm ở trung tâm trong chuỗi sản xuất và cung ứng cho khu vực. Nhưng ngay cả trong thời gian khủng hoảng toàn cầu, Mỹ vẫn tiếp tục là nước có tiếng nói lớn trong hàng loạt vấn đề sống còn với tương lai khu vực. Các cuộc khảo sát cho thấy đa số giới cao cấp chiến lược ở châu Á đều tiếp tục coi Mỹ là nhà cân bằng chiến lược cốt yếu, điều rất quan trọng với sự ổn định. Ít nhất là một số những ý tưởng mới táo bạo nhất cho những thể chế khu vực tương lai, như Thủ tướng Australian Kevin Rudd đề xuất một "Cộng đồng châu Á Thái Bình Dương" mới, đã bao gồm cả Mỹ trong đó bởi vì Washington vẫn mang lại lợi ích và đưa lại điều kiện có một không hai cho tương lai châu Á.

Một cơ chế đa phương quan trọng bao gồm những nước có thực lực mạnh như Mỹ sẽ giúp châu Á trở thành một khu vực thịnh vượng hơn và an toàn hơn. Bằng cách đưa ra những sáng kiến mới và can dự kinh tế mạnh mẽ hơn, Mỹ có thể có vị trí mới cho mình trong một khu vực châu Á đang thay đổi.

Sự hồi sinh của châu Á và vai trò của Mỹ

Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, thế giới đã chuyển đổi sang một thời kỳ mới, thời kỳ gắn kết mạnh mẽ hay  còn gọi là toàn cầu hóa, đặc biệt là tại Đông Á, nơi thương mại và đầu tư giữa hai bờ Thái Bình Dương nở rộ sau khi cuộc chiến ở Việt Nam kết thúc và cũng là nơi thương mại và đầu tư nội khối châu Á cất cánh thậm chí còn nhanh hơn sau năm 1991. Trước thời kỳ khủng hoảng kinh tế mới đây, thương mại nội khối châu Á đã vượt qua cả thương mại trong khối Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA). Trong điều kiện như vậy, sự ra đời của một loạt diễn đàn ở khu vực này diễn ra đồng thời với thời kỳ châu Á trở thành cái rốn của nền kinh tế toàn cầu.

Thực tế, châu Á đặc biệt trở nên gắn kết với nhau hơn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 vốn khiến các nước như Indonesia và Thái Lan lao đao. Trên khắp khu vực, giới cao cấp nhìn nhận Mỹ như một kẻ ngạo mạn và quá cách biệt, đưa ra những giải pháp sáo rỗng đối với châu Á vốn đầy tâm trạng hoài nghi. Trong khi Mỹ trợ giúp Mexico năm 1994, họ đã từ chối giúp đỡ Thái Lan 3 năm sau, càng khiến người dân khu vực quan niệm rằng Washington đã lãng quên Đông Nam Á. Nước Mỹ tiếp tục phải trả giá cho quan niệm này cho đến tận bây giờ.

Trong bối cảnh khủng hoảng, các nước châu Á đã tự dò dẫm tìm ra giải pháp cho riêng mình. Và chính vết thương của năm 1997-1998 đã thôi thúc các nước châu Á phát triển những cơ chế đa phương xuyên châu Á. Hãy lấy nước Nhật thời hậu chiến, một đồng minh của Mỹ là một ví dụ. Dù nước Nhật lâu nay đã nuôi dưỡng liên minh mạnh mẽ với Mỹ, họ vẫn ấp ủ một loạt những ý tưởng và học thuyết với khu vực châu Á, đặc biệt là sự hội nhập đồng tiền châu Á. Năm 1997, chính các quan chức Nhật đã đề xuất thiết lập Quỹ Tiền tệ châu Á, một đề xuất đã giúp thúc đẩy Sáng kiến Chiang Mai về trao đổi đồng tiền song phương giữa các nước ASEAN+3. Tân Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama cũng đã nêu ý tưởng về một Cộng đồng Đông Á cho dù nó còn rất lờ mờ. Tất cả đều là kết quả của việc đối phó lại cuộc khủng hoảng 1997-1998.

Nhưng trên thực tế, các giải pháp trong khối châu Á thường ít mang lại hiệu quả. Ngoại trừ vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, phần lớn những công thức hợp tác trong khu vực đều tập trung vào quy trình thủ tục, mà chưa đi vào hoạt động hay mang lại kết quả nào. Họ có quá nhiều thành viên, thích cơ chế đối thoại nhưng lại không muốn nói về trao đổi xã hội và chính trị. Những nghi ngại và lo lắng về vấn đề lịch sử vẫn còn. Hơn nữa, việc các nước châu Á luôn muốn giữ "thể diện" đã khiến họ tránh nói về các vấn đề nhạy cảm kiểu như tranh chấp lãnh thổ. Đó cũng là lý do tại sao Diễn đàn khu vực ASEAN là diễn đàn an ninh chính nhưng nó lại không bàn về những xung đột tiềm tàng như Trung Quốc - Đài Loan, Triều Tiên, Ấn Độ - Pakistan và các tranh chấp lãnh thổ nhạy cảm khác.

Để những cuộc đối thoại của châu Á biến thành hành động, họ cần kết hợp với một thế lực có sức mạnh và có vai trò lớn. Và để Mỹ có thể đóng vai trò này, như một đối tác bình đẳng, Washington phải thể hiện với người châu Á rằng một vai trò mới được định hình lại của Mỹ sẽ là quan trọng nếu châu Á trong thế kỷ 21 muốn thoát khỏi tình trạng lo âu hiện nay và xây dựng được một cấu trúc chặt chẽ và có tầm vóc lớn hơn.

(Còn nữa

  • Hạnh Khuê (theo CFR) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,