221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1244113
Mỹ nên ủng hộ hơn là chống lại cộng đồng Đông Á
1
Article
null
Mỹ nên ủng hộ hơn là chống lại cộng đồng Đông Á
,
Có vẻ như ý tưởng hình thành một cộng đồng Đông Á không chỉ được giới lãnh đạo Nhật Bản mà cả truyền thông cũng đang vào cuộc ủng hộ cho bước đột phá của khu vực này. Dưới đây là bài viết trên Japan Times của Nhật, đánh giá về tầm quan trọng của cộng đồng và "gợi ra" hướng đi cho Mỹ và phương Tây trong hoàn cảnh hiện tại. 

Các nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc trong cuộc họp cấp cao ba bên tại Bắc Kinh ngày 10/10 (Ảnh: Eastasiaforum.org)
Các nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc trong cuộc họp cấp cao ba bên tại Bắc Kinh ngày 10/10. (Ảnh: Eastasiaforum.org)

Gần đây đã có những cuộc tranh luận về chuyện được mất của việc hình thành một cộng đồng Đông Á kể từ khi nội các Hatoyama ủng hộ tiến trình này. Những cuộc tranh luận như thế làm nảy sinh tranh luận tại Mỹ rằng việc xây dựng cộng đồng Đông Á đi ngược lại lợi ích của nước Mỹ và rằng nước này "không thể chịu được" khi thấy châu Á xem xét mối quan hệ của mình trong khuôn khổ không có Mỹ. 

Liên quan đến tranh luận này, còn có quan điểm rằng cộng đồng Đông Á có thể gây mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ-Nhật. 

Tuy nhiên, nhìn sâu hơn vào ý tưởng về một cộng đồng Đông Á thì thấy rằng cũng có vài ý nghĩa theo cách này hay cách khác với Nhật và các nước láng giềng và rằng nhiều trong số những khía cạnh của cộng đồng này mang lại những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho Mỹ. 

Trước hết là lợi ích kinh tế. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vốn đã vượt quá cấp độ tương đồng với sự phụ thuộc kinh tế trong cộng đồng châu Âu những năm 1970, và trên mức phụ thuộc hiện tại giữa các thành viên của Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ.  

Vì thế, về thương mại, có thể nói rằng một cộng đồng Đông Á vốn đã tồn tại. Mỹ và châu Âu thực tế đã được hưởng lợi đáng kể từ sự mở rộng thương mại tại Đông Á. Và nỗ lực thể chế hóa sự phụ thuộc lẫn nhau đang gia tăng giữa các quốc gia châu Á cũng sẽ không chỉ củng cố lợi ích của các quốc gia châu Á, mà còn cả những nước khác nữa. Nói theo cách khác, động thái xây dựng một hệ thống ổn định để phát triển khối kinh tế Đông Á đang phát triển sẽ tạo ra những lợi ích tài chính cũng như những lợi ích gián tiếp khác cho các quốc gia ngoài khu vực. 

Cụ thể, một cộng đồng Đông Á liên kết lại sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư của Mỹ và châu Âu trong khu vực, bởi khi đó sẽ có những quy định và thủ tục thống nhất tại đây giúp hạn chế rủi ro. Tương tự, các biện pháp hội nhập sẽ cho phép các thị trường Trung Quốc và châu Á khác trở nên rộng mở hơn với đầu tư nước ngoài. 

Cũng có những hiệu quả chính trị nữa. Một cộng đồng Đông Á sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia chủ động hội nhập sâu hơn vào chính trị quốc tế. 

Vai trò chính của cộng đồng Đông Á sẽ là chất xúc tác cho sự chuyển đổi của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc sang một đối tác có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Nó sẽ giúp các dân tộc châu Á khác - chẳng hạn Nhật Bản và Hàn Quốc - từ bỏ thái độ hẹp hòi và thúc đẩy một tầm nhìn mang tính khu vực và quốc tế hơn. 

Cũng sẽ có những ý nghĩa an ninh đằng sau việc hình thành một cộng đồng đông Á. Viễn Đông sẽ tiếp tục có những vấn đề an ninh: căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp biên giới. Trong hoàn cảnh này, thật quan trọng cho Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì quan điểm chung và chia sẻ những mối quan tâm an ninh chung cho khu vực Đông Á. 

Điều này sẽ không đối lập với lợi ích sau cùng của ngoại giao Mỹ ở châu Á và đồng thời cũng làm giảm căng thẳng giữa các nước châu Á. Nói cách khác, một trong số những quan điểm ngoại giao của Mỹ trong thế kỷ 21 nên nuôi dưỡng quan điểm đối tác với châu Á, thay vì chỉ tập trung vào nhấn mạnh tầm quan trọng của sự có mặt hay can dự. Trong hoàn cảnh hiện tại, Mỹ nên khuyến khích hơn là hạn chế nuôi dưỡng cộng đồng Đông Á, như Tổng thống John F. Kennedy từng làm khi công nhận tầm quan trọng của việc hình thành cộng đồng châu Âu. 

Cuối cùng, từ quan điểm toàn cầu, các quốc gia châu Á, với sức mạnh ngày càng lớn, đang ở vị trí phải chung vai gánh vác trách nhiệm và tạo ra nhiều đóng góp hơn với quá trình giải quyết các vấn đề toàn cầu - như môi trường, bệnh dịch, buôn bán thuốc phiện và tội phạm quốc tế - trong giai đoạn mà sự cộng tác khu vực và toàn cầu ngày càng cần thiết. 

Một cộng đồng Đông Á sẽ đóng một vai trò to lớn khi thấm nhuần trách nhiệm và sẽ dẫn dắt châu Á cùng tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế.  

Trong lịch sử, châu Á đã nỗ lực để được châu Âu công nhận trong khi vẫn phải tập trung vào việc được Mỹ chấp nhận. Bây giờ đến lượt Mỹ và châu Âu suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc họ sẽ được châu Á chào đón và chấp nhận đầy đủ đến mức nào. 

Mỹ và châu Âu cần theo đuổi quan điểm hợp tác hơn trong quá trình phát triển ý tưởng về một cộng đồng Đông Á, thay vì ngăn cản và đưa ra những lý luận chống lại nó. Chỉ khi đó, họ mới được chấp nhận ở châu Á và bởi những người dân ở khu vực này cũng như những đối tác quốc tế theo đúng nghĩa của nó.

  • Đình Ngân (Theo Japan Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,