Cái cảm giác ấm lên trong mối quan hệ Mỹ - châu Âu có vẻ đang mờ nhạt đi khi gần đây, những cơn gió lạnh liên tục thổi qua mối quan hệ này.
Trong ảnh, Tổng thống Mỹ Barrack Obama, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel từ trái qua phải. (Ảnh: FP)
Ngày 4/7/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã diễn tả sự suy giảm "quyền bá chủ" của Mỹ: "Với hành động của riêng chúng ta, chúng ta không thể thiết lập sự công bằng trên toàn thế giới, chúng ta không thể bảo đảm sự yên bình trong nước hay bảo đảm an ninh chung hay tăng cường an sinh tổng thể hay duy trì sự tự do cho chính chúng ta và con cháu chúng ta". Sau đó, Kennedy tin rằng, Mỹ phải tìm kiếm đối tác cho nỗ lực này. Và đối tác đó chính là châu Âu.
Nhưng cái cảm giác ấm lên có vẻ đang mờ nhạt khi cơn gió lạnh không mong đợi thổi qua mối quan hệ này. Ngay tại hội nghị G-20 tại London, cũng vào tháng 4, bất đồng đã nảy sinh giữa Mỹ và Liên minh châu Âu. Washington muốn các cuộc đàm phán tại hội nghị tập trung vào các giải pháp kích thích kinh tế chung, còn EU, đặc biệt là Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - cũng như Pháp và Italia, lại nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tiết tài chính hơn nữa. Bên cạnh đó, thủ tướng Đức lại khẳng định rằng Đức cần cả việc duy trì xuất khẩu nhiều hơn cũng như duy trì cân bằng ngân sách, nhưng ý tưởng này có vẻ lại mâu thuẫn với Washington, vì Mỹ coi tiêu dùng nội khu vực lớn hơn của châu Âu và gói kích thích tài chính hàng loạt là những phần quan trọng của bài toán tái cân bằng kinh tế toàn cầu.
Biến đổi khí hậu cũng là lĩnh vực đáng quan tâm khác. Đã quá muộn để quốc hội Mỹ thông qua dự luật về biến đổi khí hậu trước khi hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12. Hơn thế nữa, dù luật về khí hậu có được quốc hội Mỹ thông qua hay không thì chắc nó cũng ít có khả năng thỏa mãn mong muốn của hầu hết người châu Âu (và nhiều người Mỹ nữa). Hay nói cách khác, phía bên kia Đại Tây Dương sẽ vẫn "vỡ mộng", cùng với những bất đồng giữa chương trình thương mại của khối này với kế hoạch mới của Mỹ.
Sự bất đồng về Afghanistan trong những tuần gần đây cũng giải thích được phần nào đó những mâu thuẫn đang tồn tại. Mặc dù có những tuyên bố của các nhân vật thuộc cánh diều hâu như Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, nhưng dường như hầu hết các nước châu Âu đang tìm cách rút lại những cam kết và chỉ hỗ trợ cuộc chiến ở quy mô nhỏ hơn. Washington thấy rằng châu Âu vẫn phải cung cấp thêm các nguồn lực cho cuộc chiến chống Taliban, trong khi tại các thủ đô châu Âu, lại có quan ngại rằng chiến lược của chính quyền Obama đang trở nên rủi ro hơn.
Cũng là bình thường khi các quốc gia bất đồng, thậm chí khi đó là những đồng minh khăng khít nhất, nhưng sự lạnh nhạt của mối quan hệ Mỹ - EU lại có nhiều liên quan tới cảm giác ngày càng rõ rệt về những lời hứa không được thực hiện sự hơn là sự không nhất quán chính sách. Chính quyền Obama đã "vứt bỏ" bớt những cam kết đơn phương của chính quyền Bush, từ những tuyên bố tham vọng hơn, điều vẫn là đặc điểm của hầu hết các chính quyền trước đó, dù đó là của tổng thống Kennedy, Clinton, hay George H.W. Bush.
Trong khi Nga hưởng lợi từ sự thay đổi của ông Obama, Trung Quốc lại có cuộc đối thoại "chiến lược" cũng như kinh tế, thì một chiến lược của Mỹ với EU lại khó nhận ra được. Và với việc thiếu cách tiếp cận châu Âu thống nhất làm cho sự phối hợp vượt Đại Tây Dương "cồng kềnh" hơn, thì những nhà nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và thậm chí cả Nga cũng sẽ không thể lấp đầy khoảng trống lãnh đạo trên một loạt những vấn đề bức thiết từ Iran tới kinh tế toàn cầu, và nếu họ có làm thì không phải lúc nào theo cách củng cố các lợi ích Mỹ - châu Âu. Ví dụ, trong nhiệm vụ giải quyết vấn đề tương lai hạt nhân của Iran đầy gian nan, sự hợp tác của châu Âu vẫn rất quan trọng, nhưng với quyền lực toàn cầu và quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, Trung Quốc và Nga sẽ cũng là những người quyết định chính.
Với những gì còn lại của Hiệp ước Lisbon sắp đạt được và một chủ tịch Liên minh châu Âu đầu tiên sẽ được quyết định sau đó, thời gian đã chín muồi để EU đảm nhận vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế và liệu Obama, khi đang chịu sự giám sát lớn hơn từ phía quốc tế, có "cư xử" với đối tác châu Âu như một đối tác thực sự trong chính sách đối ngoại đa phương của Mỹ hay không?
Hội nghị cấp cao Mỹ - EU tại Washington vào tuần sau sẽ là cơ hội hoàn hảo để chính quyền Obama thể hiện mối quan tâm của họ với mối quan hệ Mỹ - châu Âu và kế thừa tốt những gì mà Kenedy đã nói 47 năm trước.
-
Đình Ngân (Theo Foreign Policy)