221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1237183
Hội nghị G20: vẫn là câu chuyện về các gói kích thích
1
Article
null
Hội nghị G20: vẫn là câu chuyện về các gói kích thích
,

Thời điểm này, có lẽ sẽ là an toàn nhất khi các nước vẫn tiếp tục hoãn thời điểm rút lui các gói giải cứu của mình.

Hội nghị G-20 lần này sẽ diễn ra ở trung tâm hội nghị David L. Lawrence ở Pittsburgh, Mỹ. Ảnh: AP.

Nếu chúng ta còn nhớ, tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính mới đây tại London (5/9), bộ trưởng tài chính các nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới đều nhận định rằng vẫn còn quá sớm để rút các giải pháp chống khủng hoảng và cam kết vẫn sẽ khẩn trương phác thảo các chương trình hành động cụ thể liên quan đến kích thích kinh tế.

Tại thời điểm đó, sự xuất hiện những thông tin đáng lo về tốc độ hồi phục chậm chạp của kinh tế thế giới cũng như tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao nhất trong 26 năm ở Mỹ đã ngăn các nhà hoạch định chính sách rút đi các kế hoạch kích thích kinh tế sau khi đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và đưa ra các kế hoạch kích thích tài khóa trị giá với tổng trị giá gần 2 nghìn tỷ USD.

Và bây giờ, chỉ với 3 tuần ngắn ngủi sau Hội nghị trên liệu có đủ để các nhà điều tiết kinh tế thế giới có một cái nhìn khác hơn về vai trò của các gói kích thích cũng như tìm ra được các giải pháp mới nhằm đảm bảo cho sự hồi phục bền vững của kinh tế thế giới?

Được tổ chức trong 2 ngày 24 và 25/9/2009 tại thành phố Pittsburgh (Mỹ), Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước có nền kinh tế phát triển (G20) thu được sự quan tâm của đông đảo người dân trên thế giới.

Bên cạnh các nội dụng khác như cải cách trong IMF hay vấn đề hạn chế tiền luơng, thưởng cho lãnh đạo các ngân hàng, vấn đề trọng tâm tại Hội nghị lần này có lẽ vẫn chủ yếu xoay quanh việc có duy trì hay không các gói kích thích kinh tế.

Như đã biết, vào cuối năm 2008, để cứu vãn nền kinh tế nước mình trước nguy cơ rơi vào cái gọi là “cuộc đại suy thoái thứ hai”, lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới đã bơm vào thị trường các gói kích thích lên đến hàng nghìn tỷ đôla. Và bây giờ, khi mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi, họ lại lo lắng tìm xem liệu đã phải lúc thích hợp để chấm dứt sự tham gia của các gói cứu trợ vào tiến trình hồi phục kinh tế trước khi phải đối mặt với các vấn đề lớn khác quan trọng không kém là tình trạng lạm phát và thâm hụt ngân sách ở mức cao.

Một trong những tín hiệu quan trọng báo hiệu khả năng điều chỉnh chiến lược kinh tế xuất phát từ Mỹ, trung tâm của cuộc khủng hoảng và là quốc gia chi bạo tay nhất trong việc ban hành các gói kích cầu. Mới tuần trước, trong một bài phát biểu của mình Chủ tịch Fed Bernanke đã để ngỏ khả năng chấp nhận phục hồi chậm và thất nghiệp cao để đánh đổi lấy việc kiềm chế lạm phát. Có lẽ vẫn còn quá sớm để kết luận bất kỳ điều gì từ bài phát biểu trên của Bernake nhưng sẽ không có gì sai nếu cho rằng Mỹ đang có kế hoạch giảm bớt liều lượng của gói kích thích.

Vấn đề ở đây là liệu EU cũng như các nền kinh tế lớn khác cũng có cùng chung suy nghĩ đó? Ngoài Đức có vẻ nhiệt tình nhất với việc cắt giảm các gói kích thích, các nước lớn khác tại EU như Anh, Pháp…  không hề mặn mà với việc dừng các kế hoạch kích thích, đặc biệt là Anh, quốc gia EU được đánh giá là hồi phục chậm nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng.

Cuộc họp của Fed vào tối nay được dự đoán là không có nhiều thay đổi. Với việc lạm phát chưa đến mức lo ngại, nhiều khả năng FED sẽ vẫn giữ nguyên mức lãi suất từ 0-0,25% như hiện nay ngay trước thời điểm của Hội nghị G20. Điều đó nếu xảy ra sẽ là một sự tiên đoán cho khả năng Mỹ chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc chấm dứt các gói kích thích. 

Xét trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay khi mà vẫn còn đâu đó tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro trong quá trình hồi phục, có lẽ sẽ là an toàn nhất cho các nước khi vẫn tiếp tục hoãn thời điểm rút lui các gói giải cứu của mình.

  • Sơn Tùng 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,