221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1169712
Khủng hoảng tài chính gây bất ổn khắp châu Âu
1
Article
null
Khủng hoảng tài chính gây bất ổn khắp châu Âu
,

Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã thổi bùng hàng loạt cuộc biểu tình ở nhiều nơi tại châu Âu. Dưới đây là diễn biến tại hơn một chục quốc gia châu Âu bị khủng hoảng tác động.

* BOSNIA -- Các công nhân của Birac, công ty sản xuất alumin duy nhất tại Bosnia hôm 9/2 đã biểu tình ở Banja Luka, đòi tăng lương và yêu cầu chính phủ hỗ trợ để bù đắp giá kim loạt giảm.  

* ANH -- Giới công nhân Anh đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở các nhà máy điện nhằm phản đối việc thuê người nước ngoài làm trong khu vực năng lượng trọng yếu.

Công nhân Romania biểu tình đòi chính phủ áp dụng các biện pháp chống khủng hoảng để giữ việc làm cho họ. (Ảnh /AFP/Getty Images)

Các cuộc biểu tình diễn ra sau tranh chấp kéo dài một tuần tại nhà máy lọc dầu Lindsey do Total sở hữu ở Lincolnshire và kết quả là Total đồng ý thuê thêm nhiều công nhân Anh làm việc cho dự án. Các công nhân đã bỏ phiếu chấm dứt cuộc đình công không chính thức hôm 5/2.



* BULGARIA -- Các cảnh sát, bị cấm đình công theo luật, đã tổ chức ba cuộc biểu tình "câm" kể từ tháng 12/2008 để đòi tăng 50% lương và có điều kiện làm việc tốt hơn. Bulgaria, nước nghèo nhất trong Liên minh châu Âu (EU) thường xuyên có những cuộc biểu tình đòi chính phủ áp dụng các biện pháp xốc lại nền kinh tế.

-- Nông dân cũng phong toả cây cầu duy nhất trên sông Danube, nối với Romania, và biểu tình trên toàn quốc hôm 4/2 để đòi chính phủ ấn định một mức giá bảo hộ tối thiểu cho sữa và ngừng nhập khẩu những thứ thay thế giá rẻ.

* PHÁP -- Tổng thống Nicolas Sarkozy phải đối mặt với sự chỉ trích từ cả công đoàn lẫn giới chủ vào hôm 19/2 về những biện pháp mới nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế. Người đứng đầu nước Pháp đề xuất thêm 2,65 tỷ euro vào chi tiêu xã hội trong nỗ lực giảm bất ổn lao động về gói kích thích trước đó, vốn nhằm vào đầu tư thay vì người tiêu dùng. Liên đoàn gồm 8 công đoàn Pháp đã kêu gọi biểu tình một ngày vào 19/3.

-- Tới 2,5 triệu người biểu tình đã đổ xuống các đường phố ở nước Pháp hôm 29/1 để lên án khủng hoảng kinh tế nhưng biểu tình không thành công, nó không làm tê liệt được đất nước và chỉ nhận được sự ủng hộ giới hạn từ các công nhân ngành tư nhân.

-- Tuần trước, một đại diện công đoàn thiệt mạng và vài cảnh sát bị thương trong vụ xung đột bạo lực với người biểu tình tại đảo Caribbean về chi phí sống. Guadeloupe, một vùng của Pháp và là một phần của EU, đã lâm vào tình trạng bế tắc vì tổng đình công nhằm phản đối giá thực phẩm tăng cao hồi tháng 2.

* ĐỨC -- Hàng nghìn công nhân của nhà sản xuất ô tô Opel trên toàn nước Đức hôm 26/2 đã tham gia một cuộc biểu tình lớn tại trụ sở công ty, và yêu cầu công ty mẹ là General Motor phải bỏ kế hoạch đóng cửa các nhà máy ở châu Âu. Phó Thủ tướng Frank-Walter Steinmeier có mặt tại cuộc biểu tình tuyên bố: "Không chỉ là Opel mà nó là tương lai của ngành công nghiệp ô tô Đức". 

Công nhân Đức biểu tình (Ảnh EPA)
* HY LẠP -- Các lão nông Hy Lạp phản đối giá nông sản thấp đã kết thúc vụ phong toả kéo dài hai tuần tại cửa khẩu biên giới với Bulgari hôm 7/2 khi đòi hỏi bồi thường của họ được đáp ứng. Hy Lạp đã trải qua nhiều ngày hỗn loạn về giao thông khi hàng nghìn người nông dân giận dữ lập rào chắn khắp nước, song mọi việc kết thúc khi chính phủ cam kết dành 500 triệu euro để trợ giá cho các sản phẩm như dầu olive và lúa mỳ.

-- Tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ là động cơ chính dẫn đến bạo động tại Hy Lạp hồi tháng 12 năm ngoái. Vụ bạo động những ngày cuối cùng của năm 2008 bùng phát từ vụ cảnh sát bắn một thanh niên tại khu ngoại ô Athens. Các cuộc biểu tình cũng buộc chính phủ phải cải tổ.

* ICELAND -- Thủ tướng Geir Haarde từ chức hôm 26/1 sau khi các cuộc biểu tình diễn ra. Đây là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới trực tiếp bị mất chức vì khủng hoảng tài chính. Thay thế ông Geir là lãnh đạo một liên minh trung tả tên là Johanna Sigurdardottir.

* IRELAND -- Gần 100.000 người đã diễu hành xuyên Dublin hôm 21/2 nhằm phản đối những cắt giảm của chính phủ khi đất nước phải đối mặt với suy thoái trầm trọng hơn và các ngân hàng phải dựa vào cứu trợ tài chính.

* LATVIA -- Một thủ tướng mới của Latvia đã được bổ nhiệm hôm 26/2 sau khi liên minh cầm quyền 4 đảng tại nước này sụp đổ hôm 26/2 và Tổng thống phải kêu gọi hội đàm thành lập một chính phủ mới nhằm giải quyết khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đây là chính phủ thứ hai tại châu Âu không thể trụ vững do khủng hoảng tài chính.

-- Bộ trưởng Nông nghiệp Latvia cũng phải từ chức hôm 3/2 khi các nông dân tiến hành biểu tình vì thu nhập sụt giảm. Một cuộc biểu tình rầm rộ với 10.000 người tham gia hôm 13/1 đã biến thành bạo động. Quyết định giảm lương, như một phần của kế hoạch chịu khổ để kiếm viện trợ quốc tế của chính phủ nước này đã khiến người dân nổi giận.

* LITHUANIA -- Hôm 16/1, cảnh sát nước này phải xịt hơi cay để giải tán đám đông ném đá vào Quốc hội nhằm phản đối cắt giảm chi tiêu xã hội. Cảnh sát cho biết, 80 người bị bắt, 20 người bị thương. Thủ tướng Andrius Kubilius nói, bạo lực cũng không thể cản kế hoạch thắt lưng buộc bụng.

* MONTENEGRO -- Tại Podgorica, công nhân ngành nhôm hôm 9/2 đã biểu tình đòi được trả lương và tái khởi động ngay lập tức tình trạng tạm ngừng sản xuất ở nhà máy Kombinat Aluminijuma Podgorica (KAP) thuộc sở hữu của Nga.

* NGA -- Hôm 23/2, hàng trăm thành viên đảng Cộng sản đã biểu tình phản đối cách chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng đang tàn phá kinh tế Nga. Đây là cuộc biểu tình mới nhất trong hàng loạt hành động tương tự diễn ra trên khắp Nga khi khủng hoảng kinh tế diễn ra.

-- Ngày 31/1, hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập đã biểu tình ở Moscow và cảng Vladivostok để nêu lên những khó khăn do khủng hoảng tài chính gây ra. Ngày tiếp theo, hàng trăm người biểu tình Moscow kêu gọi các nhà lãnh đạo từ chức và tiến hành bầu cử sớm.

* UKRAINE - Hàng trăm người Ukraine đã tham gia nhiều cuộc biểu tình riêng rẽ hôm 23/2, một số thúc giục Tổng thống Viktor Yushchenko từ chức.

  • Hoài Linh (Theo Reuters)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,