Dù là những người chủ các quán rượu, các câu lạc bộ đêm các phòng trưng bày nghệ thuật, các cửa hàng thời trang, các công ty kiến trúc hay các xưởng phim,… thì tất cả họ đều mang một phong cách làm việc mới, một tiêu chuẩn quốc tế và một sự pha trộn văn hóa vào Việt Nam để giúp Việt Nam ngày càng phát triển hiện đại hơn.
Việt Kiều và những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của Việt Nam
Xu hướng Việt kiều quay về sinh sống và đầu tư kinh tế ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 1990. Với bộ luật năm 1994 quy định về chính sách nhập cư và khuyến khích người Việt Nam sống ở nước ngoài về đầu tư tại quê hương đã lôi cuốn rất nhiều Việt kiều về nước làm việc và sinh sống, đặc biệt là những người có năng lực làm việc, có thể cống hiến cho tương lai đất nước.
Việt Kiều đổ về nước làm ăn (Ảnh: nguoivienxu.vietnamnet.vn) |
Dù là những người chủ các quán rượu, các câu lạc bộ đêm các phòng trưng bày nghệ thuật, các cửa hàng thời trang, các công ty kiến trúc hay các xưởng phim,… thì tất cả họ đều mang một phong cách làm việc mới, một tiêu chuẩn quốc tế và một sự pha trộn văn hóa vào Việt Nam để giúp Việt Nam ngày càng hiện đại hơn.
“Việt Kiều đã mang lại những ảnh hưởng to lớn tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống ở Việt Nam” kể từ năm 1986, khi đất nước bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, và mở cửa nền kinh tế, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, ông MarkSidel, một giáo sư luật học tại trường Đại Học Iowa nói.
Bên cạnh việc đầu tư vào kinh tế, giáo sư Sidel cũng nói thêm rằng Việt kiều đã đem lại những ý tưởng mới và hàng loạt những kĩ năng chuyên nghiệp vào Việt Nam, đó chính là chìa khóa để đổi mới và xây dựng quốc gia.
“Việt Nam vẫn phải thận trọng với một số ít Việt Kiều thuộc các nhóm phản động ở nước ngoài về Việt Nam với mục đích chống phá chính phủ, để thiết lập nền chính trị của họ ở Việt Nam”, giáo sư MarkSidel nhấn mạnh. Nhưng hầu hết Việt Kiều trở về nước đều không quan tâm đến chính trị, và “họ được chào đón ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống”.
Phát triển nghệ thuật
Henri Trần Anh Dũng, một Việt kiều 40 tuổi đã trở về sống và đầu tư ở Việt Nam. Ông là người sáng lập Công ty Sud-Est Production, một công ty chuyên làm quảng cáo và phim tại Thành phố Hồ Chí Minh. “Tôi đã khám phá ra rằng tôi chưa bao giờ hiểu biết và cống hiến thực sự cho đất nước mình, đó là một lỗi lầm rất lớn”, ông nói.
Bố mẹ ông là người Việt Nam, nhưng ông được sinh ra ở Lào và theo cha mẹ sang sống ở Pháp từ năm 1975. Đầu những năm 1990, ông trở về Việt Nam để làm bộ phim “Xích lô” (Cyclo), một bộ phim do anh trai của ông làm đạo diễn, ông Trần Anh Hùng, người đã được đề cử giải Oscar cho bộ phim “Mùi đu đủ xanh” (The Scent of Green Papaya).
Sau thành công của “Xích lô”, ông Dũng rất mong muốn được làm việc ở Việt Nam và đã quyết định thành lập Công ty Sud-Est Production. “Đó là một sự quay trở về tuyệt vời”, ông Dũng nói. “Tôi lớn lên không bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi người Pháp và cũng không ảnh hưởng nhiều bởi người Việt. Con người tôi là một sự hòa trộn”.
Phạm Quỳnh, 35 tuổi, một nhà nghệ thuật đã quay trở về Việt Nam 10 năm trước đây. Sinh ra ở Đà Nẵng, di cư sang Mỹ năm 1975 và lớn lên ở San Diego, bà đã trở về và mở phòng triển lãm Galerie Quynh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là một trong những phòng triển lãm hàng đầu về nghệ thuật Việt Nam đương đại, chuyên trưng bày những tác phẩm của các họa sĩ trẻ người Việt, đặc biệt là những tác phẩm của người Việt xa xứ. “Phòng trưng bày của tôi bao gồm nhiều tác phẩm của Việt Kiều hơn là của người Việt Nam”, bà nói.
Bà Phạm Quỳnh - bà chủ của Galerie Quynh (Ảnh: Asialifehcmc.com) |
“Những họa sĩ này nhận bằng Đại Học sáng tạo nghệ thuật ở nước ngoài và trở về Việt Nam với rất nhiều ý tưởng và phong cách sáng tạo nghệ thuật đa dạng, độc đáo”. Bà Quỳnh nói thêm.
Kinh doanh nhà hàng
Nghệ thuật nấu ăn và sáng tạo các món ăn cũng là nét văn hóa đặc sắc của người Việt tạo nên những ấn tượng rất riêng cho các Việt kiều.
David Thai là người sáng lập ra thương hiệu Cà Phê Highlands. Từ một đại lý nhỏ lẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002, giờ đây công ty đã lớn mạnh với một loạt các cửa hàng và hơn 60 đại lý trên khắp cả nước.
Sinh ra ở Sài Gòn nhưng ông đã theo gia đình định cư ở Seattle năm 1978. Thành công của một loạt công ty cà phê ở đây đã khiến ông nghĩ đến việc kinh doanh tương tự ở Việt Nam. Năm 1996, ông về Hà Nội học tiếng Việt trước khi mở quán cà phê đầu tiên, quán Âu Lạc ở hồ Hoàn Kiếm.
Cùng mới việc mở rộng các cửa hàng cà phê Highlands, ông Thai, 36 tuổi còn xuất khẩu những gói cà phê bột ra nước ngoài và xuất cho các siêu thị trong nước.
Ở phố cổ Hà Nội, hẳn ai cũng biết đến một nhà hàng rất đặc biệt có tên gọi Green Tangerine với người đầu bếp tài ba Stephane Yvin. Nhà hàng được xây dựng lại từ một ngôi biệt thự thời thuộc địa Pháp năm 1928, với những cánh cửa màu xanh đặc trưng.
Ông Yvin cho biết, thực đơn ở đây được thay đổi liên tục, sử dụng “những gia vị của người Việt qua cách pha chế của người Pháp”. Ông Yvin lớn lên ở Pháp, và trở về Việt nam năm 1993. Năm 2003, ông Yvin và người vợ Việt Nam của mình đã mở Green Tangerine, một nhà hàng nổi tiếng với tầng lớp trung lưu ở Hà Nội cũng như khách du lịch nước ngoài.
Green Tangerine Hà Nội (Ảnh: Blogspost.com) |
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Phương Anh, 43 tuổi là một trong những Việt kiều gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh các quán bar và các câu lạc bộ đêm sớm nhất ở Việt Nam.
Năm 1978, bà Phương Anh và gia đình đã rời khỏi Việt Nam tới California và định cư ở Pasadena. Từ Mỹ về, bà cùng với một người bạn người Việt đã mở quán bar Q Bar Saigon với kiểu kiến trúc Pháp tao nhã. Sau một thời gian làm ăn và sinh sống ở Việt Nam, bà Nguyễn nói rằng “tôi cảm thấy yêu mến và gắn bó với đất nước Việt Nam và đã quyết định ở lại”.
Ông Andrew Lam, một nhà soạn sách, một người bạn của bà Phương Anh đã bày tỏ niềm tin rằng người bạn của mình – bà Phương Anh sẽ “đem lại sức sống mới cho các quán rượu ở Việt Nam”.
Một Việt kiều khác cũng rất thành công trong kinh doanh quán rượu ở Việt Nam – đó là ông Nguyễn Biên. Định cư ở Perth, miền Tây Australia ba thập kỉ trước, Ông Nguyễn Biên đã quay trở về quê hương Việt Nam để tìm kiếm thị trường và phát triển kinh doanh nhà hàng và quán rượu. Ông là một doanh nhân trẻ 30 tuổi và là một trong hàng trăm, hàng ngàn Việt kiều quyết tâm quay về tìm lại cội nguồn và làm giàu trên quê hương mình.
Ông Biên đã mở một nhà hàng và quán cà phê nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh – Xu. Xu được thiết kế bởi những mảnh gỗ không gọt giũa và những ngọn đèn treo rất đẹp. Xu được mệnh danh là nhà hàng “mở ra cách nấu nướng hiện đại cho Việt Nam”.
Sau khi gặt hái được một số thành công với Xu, ông Biên mở thêm một loạt các nhà hàng bún bò và bún huế ở Thành phố Hồ Chí Minh.
De Phạm Phú và vợ ông, bà Thảo sau một thời gian dài sống ở miền Tây Nam nước Pháp cũng đã quay trở về Việt Nam, mở một cửa hàng tên là Dong Pho, một nhà hàng được xây dựng lại từ một ngôi nhà của một gia đình người Pháp thời thuộc địa.
Được khôi phục và hiện đại hóa một cách hoàn hảo với một khu vườn dành để uống rượu, nhà hàng của họ là điểm đến lý tưởng của du khách với những thực đơn hấp dẫn. Các món ăn chính là các món đặc sản của huế cùng với những món ăn pha trộn giữa Pháp và châu Âu.
Hiện có rất nhiều Việt kiều mong muốn được trở về quê hương: “Chúng tôi luôn tự hào là người Việt Nam. Sống ở nước ngoài, chúng tôi chưa bao giờ thực sự cảm nhận được “ngôi nhà của chính mình”, bà Phạm Phú nói. “Bây giờ chúng tôi dự định sẽ sống ở Việt Nam cho đến hết đời”.
-
Nhật Anh (Theo Wall Street Journal)