221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
923864
Các trường ĐH Mỹ "cuống cuồng" cải thiện an ninh
1
Article
null
Sau vụ thảm sát tại ĐH Virginia:
Các trường ĐH Mỹ 'cuống cuồng' cải thiện an ninh
,

Tin nhắn điện thoại di động. Loa phóng thanh trên các nóc nhà. Camera giám sát các hoạt động tình nghi... Các trường Cao đẳng và Đại học Mỹ đang cân nhắc áp dụng hàng loạt biện pháp an ninh sau vụ thảm sát tại ĐH Công nghệ Virginia, nhằm cải thiện tốc độ thông báo tình huống khẩn cho hàng nghìn sinh viên trong toàn trường.

Hai sinh viên hướng về trường và đài tưởng niệm các nạn nhân tại ĐH Công nghệ Virginia.

Hai sinh viên ngồi hướng về trường và đài tưởng niệm các nạn nhân tại ĐH Công nghệ Virginia.

> Toàn cảnh vụ thảm sát tại ĐH Công nghệ Virginia

Trường Đại học Washington ở Seatle đang xem xét liệu có nên sử dụng còi báo động hay không. Đại học Clemson ở Nam Carolina mới đây đã lắp đặt một hệ thống tương tự để thông báo các tình huống khẩn cấp liên quan tới thời tiết và giờ đang xem xét mở rộng hoạt động của hệ thống này.

"Các bạn sẽ chứng kiến một sự đánh giá lại trên khắp cả nước về cách thức phản ứng trước những sự việc như thế này" - trích lời ông Jeff Newton, Chỉ huy cảnh sát tại Đại học Toledo.

Chuck Green, Giám đốc Ban An toàn công cộng tại Đại học Iowa, cho biết, các quan chức nhà trường đang thảo luận về hệ thống mới cảnh báo ngoài trời một ngày sau vụ xả súng kinh hoàng ở Blacksburg. Trường Đại học công nghệ này sẽ cho phép thông báo loa trực tiếp cùng các thông điệp được ghi âm.

"Chúng tôi muốn làm sao bấm một nút là có thể báo động được cho tất cả mọi người cùng một lúc", ông Chuck Green nói.

Các quan chức Trường ĐH Công nghệ Virginia đã không gửi cảnh báo bằng email về kẻ mang súng trong khuôn viên trường mãi 2 giờ sau vụ nổ súng thứ nhất. Điều này làm dấy lên những chỉ trích rằng mọi người đã phải đợi quá lâu và phụ thuộc vào các tài khoản email mà sinh viên vốn ít khi đụng tới.

"Liệu một bức email có là công cụ hiệu quả nhất để cảnh báo mọi người về sự kiện hôm thứ hai?" - John Holden, một phát ngôn viên của Đại học DePaul ở Chicago, đặt câu hỏi.

Ở nhiều trường học, các nhà chức trách muốn gửi tin nhắn tới điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số vì đây là một lựa chọn tin cậy hơn, nhanh hơn so với email.

"Chúng ta phải tìm ra cách thức liên lạc với sinh viên", trích lời ông Terry Robb, người giám sát các thay đổi an ninh tại Đại học Missouri. 

Đại học Memphis hiện đang có kế hoạch lắp đặt một hệ thống có thể hoạt động như một mạng liên lạc khắp trường. Dự định sẽ hoạt động vào mùa thu tới, hệ thống này sẽ truyền thông tin qua các loa đặt ở 3 hoặc 4 cột cao.

Tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, các quan chức đã cho lắp đặt hơn 100 camera "thông minh" sau hai vụ án mạng ở bên ngoài trường. Các camera này kết nối với các máy tính để nhận biết các tình huống nghi ngờ, chẳng hạn như ai đó trèo qua hàng rào hoặc ngã, và báo động an ninh cho không chỉ nhà trường mà cả cảnh sát thành phố Baltimore.

Dải ruy-băng treo trước một tòa nhà bưu điện Blacksburg để tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát ở ĐH Công nghệ Virginia.

Dải ruy-băng treo trước một tòa bưu điện Blacksburg để tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát ở ĐH Công nghệ Virginia.

Dùng cách nhắn tin thì đòi hỏi sinh viên phải cung cấp số điện thoại di động - một điều mà nhiều trường cho đến giờ miễn cưỡng mới dùng đến - theo Howard Udell, Tổng giám đốc Saf-T-Net AlertNow, công ty tại Raleigh, N.C. chuyên về an ninh trường học.

Các số điện thoại di động "phải được coi là quan trọng như số an sinh xã hội của bạn vậy", ông này nói. "Tôi không nghĩ đó là một ưu tiên hàng đầu".

Vụ thảm sát tại Đại học Công nghệ Virginia có thể khiến nhiều trường Cao đẳng và Đại học ở Mỹ phải cải tổ an ninh rộng khắp. Trước đó, hàng loạt trường tiểu học và trung học cũng đã phải tăng cường an ninh sau các vụ nổ súng tại Colorado -  Tổng giám đốc Udell cho biết.

Hệ thống cảnh báo bằng tin nhắn đã hoạt động hiệu quả ở một số trường học, trong đó có Đại học Penn State. Trường này bắt đầu chương trình của mình mùa thu năm ngoái và hệ thống đã truyền 20 thông điệp khẩn kể từ khi được lắp đặt, từ thông báo phong tỏa giao thông tới hoãn học vì thời tiết xấu.

Tại Đại học Minnesota, 101 trong số 270 tòa nhà của trường có các thiết bị tiếp xúc với điện. Một trung tâm điều khiển có thể lựa chọn khóa hoặc mở cửa, gửi email khẩn và tin nhắn điện thoại di động, và bật thông báo tiếng. Các camera giám sát 871 địa điểm quanh trường trong khi hệ thống radio kết nối nhà trường với cảnh sát. 

Ảnh Cho Seung-Hui mà NBC News nhận được từ chính hung thủ.

Ảnh Cho Seung-Hui mà NBC News nhận được từ chính hung thủ.

Đại học California State ở San Bernadino, cách Los Angeles 96km về phía đông, là trường có nhiều kinh nghiệm giải quyết tình huống khẩn cấp. Năm 2003, trường đã sơ tán toàn bộ vì cháy rừng còn năm ngoái thì ngưng hoạt động vì gió lớn.

Tuy nhiên, trường này cũng đang cân nhắc một hệ thống cảnh báo bằng tin nhắn. "Những gì xảy ra ở Đại học Virginia chắc chắn sẽ làm tăng tốc độ xem xét những vấn đề này", phát ngôn viên Joe Gutierrez nói.

Mặc dầu công tác an ninh đang được đánh giá lại, chẳng một loại biện pháp nào có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tất cả các cộng đồng trong trường, Thiếu tá Frank Knight - Phó Chỉ huy cảnh sát tại Đại học Đông Carolina ở Greenville, N.C. - nhận xét.

"Ngăn chặn một cá nhân mang vũ khí vào trong trường là gần như không thể. Chúng ta không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% cho toàn trường".

  • Thanh Hảo (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,