Không giống như các căn bệnh khác, loãng xương thường ít được quan tâm vì nó không tác động đến sức khỏe một cách tức thời. Đặc biệt, ở Việt Nam, phần lớn mọi người đều không biết rõ về căn bệnh này lẫn những nguy cơ “ngầm” đang âm thầm “bành trướng” mỗi ngày.
Thực trạng đáng ngại
Tại Hội nghị quốc tế về loãng xương được tổ chức vào tháng 9/2009 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), một thống kê đã khiến nhiều người sửng sốt: 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ bị loãng xương; 1/2 số phụ nữ và 1/4 nam giới trên 60 tuổi bị gãy xương, trong đó, loãng xương là nguyên nhân chính.
Tại VN chưa có thống kê cụ thể nhưng PGS.TS-Bác sĩ Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP. HCM, cho biết: “Trong năm 2010, ước tính số người bị loãng xương ở nước ta khoảng 2.800.000 người, trong đó có 2.100.000 phụ nữ và 700.000 nam giới. Dự kiến, con số này sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030”.
Hơn 80% dân số VN không hề hiểu đúng về loãng xương. Người trẻ tuổi thường cho rằng mình “chống chỉ định” với loãng xương nên không có thói quen bổ sung canxi hàng ngày. Người lớn tuổi khi gặp các chứng bệnh về đau nhức xương khớp vẫn cho đó là bệnh của tuổi già, không hề nghĩ mình bị loãng xương.
Độ tuổi nào dễ bị loãng xương "chiếu tướng"?
Tập thể dục phòng chống loãng xương
PGS.TS-Bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội nói về tầm quan trọng của canxi: “99% lượng canxi của cơ thể tập trung vào xương, 1% trong hệ tuần hoàn và các mô. Canxi trong hệ tuần hoàn rất quan trọng, nếu thiếu hụt, các mô không thể hoạt động và cơ thể sẽ bị hạ canxi huyết rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Khi không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày, cơ thể sẽ tự động “trích” canxi từ xương để bù vào máu nên hệ xương sẽ yếu dần đi, dẫn đến loãng xương. Ngay cả với người trẻ, nếu không cung cấp đủ canxi, họ vẫn có thể bị loãng xương như thường. Với người cao tuổi, lượng canxi mất dần theo mỗi năm nên càng khiến xương nhanh “rỗng ruột”.
Khi đã bị loãng xương, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ gãy xương bất kỳ lúc nào, đặc biệt là những khu vực xương có nhiều xương xốp-là nơi dễ bị yếu đi khi có loãng xương như thân đốt sống, cổ xương đùi, phần dưới xương cổ tay… Các bệnh nhân bị gãy thân đốt sống và cổ xương đùi đều có thể bị tàn phế và gặp nguy nguy cơ tử vong do các biến chứng khác. Tỷ lệ tử vong sau gẫy cổ xương đùi trong 6 tháng đầu sau khi gẫy xương là khoảng 20 %.
Phụ nữ trung niên có nguy cơ loãng xương cao nhất. Cơ thể phụ nữ cần trung bình 800-1.000mg canxi mỗi ngày, khi có thai, nhu cầu này tăng tới 1.200-1.500mg nhưng các thai phụ lại thường không bổ sung canxi, bào thai lấy canxi từ bộ xương người mẹ để phát triển, xương người mẹ qua mỗi lần mang thai yếu dần hơn. Phụ nữ trên 30 tuổi sẽ mất khoảng 0,35% khối xương mỗi năm nhưng lại tiếp tục “quên” bổ sung canxi hàng ngày.
“Đặc biệt, với phụ nữ sau mãn kinh, do những thay đổi về nội tiết tố, các tế bào hủy xương tăng cường hoạt động nên xương bị mất đi nhanh hơn, bình thường nội tiết tố estrogen sẽ ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương và giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Lượng canxi cần ở thời điểm này vào khoảng 1.200-1.500mg/ngày”, bác sĩ Thư nhấn mạnh.
Trước khi bước vào độ tuổi mãn kinh, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên đặc biệt chú trọng việc bảo đảm đủ lượng canxi cho cơ thể để có thể duy trì khối lượng xương đỉnh. Nếu làm được điều này, khối lượng xương bạn mất đi sẽ không đáng kể và giảm nguy cơ loãng xương khi đến tuổi trung niên. Với những phụ nữ hiện đã mãn kinh, việc bổ sung canxi càng phải được quan tâm hơn để ngăn ngừa hoặc khắc phục tình trạng loãng xương (nếu có) và giảm tối đa nguy cơ gãy xương bất thường.
Phòng tránh loãng xương như thế nào?
Việc phòng chống loãng xương khá đơn giản với việc phối hợp 4 yếu tố sau :
- Tập thể dục: vận động ở tuổi dậy thì giúp canxi “chạy vào” xương nhiều hơn. Sau khi khung xương hình thành, việc tập luyện đều đặn giúp bạn có “bộ khung” vững chắc và hạn chế mất xương.
- Thăm khám sức khỏe cho xương: nên kiểm tra sức khỏe xương mỗi năm một lần bằng cách đo mật độ xương.
- Dinh dưỡng cân bằng các dưỡng chất cho xương: vitamin D, K, khoáng chất magiê, phospho giúp việc chuyển tải canxi vào xương được thực hiện dễ dàng. Cách thức rất đơn giản: phơi nắng khoảng nửa tiếng lúc sáng sớm, dùng nhiều cải trắng, chuối, bông cải xanh…
- Cung cấp vật liệu chính tạo xương: canxi từ thực phẩm, viên uống bổ sung canxi. Cơ thể cần canxi hàng ngày như nhu cầu thức ăn, nước uống.
PGS.TS,DS. Nguyễn Hữu Đức (ĐH Y Dược TP HCM) tư vấn: “Không phải cứ viên uống bổ sung canxi nào cũng đảm đương được vai trò bổ sung ½ lượng canxi tiếp theo cần cho cơ thể. Hàm lượng canxi ion là điều cần được cân nhắc khi chọn viên uống canxi nào cho cơ thể. Chính canxi ion mới là dạng được hấp thu, hợp chất muối calcium chỉ là tiền chất, không phải là dạng có tác dụng. Rất nhiều nhãn hiệu trên thị trường có hàm lượng canxi rất thấp, đặc biệt là dạng ống uống chỉ chứa 50 – 100 mg canxi nguyên tố, nếu uống mỗi ngày từ 1 đến 5 ống uống thì vẫn không đủ lượng canxi cung cấp hằng ngày”.
Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng VN, lượng canxi trung bình hàng ngày trong chế độ ăn của người Việt chỉ khoảng 482mg, nghĩa là chỉ đáp ứng được khoảng dưới ½ nhu cầu canxi hằng ngày. Giải pháp uống viên bổ sung Canxi rất cần thiết. Việc uống bổ sung canxi phải được thực hiện hàng ngày, liên tục và lâu dài; uống ngắt quãng cách tuần, cách tháng, lâu lâu mới uống thì khó đảm bảo cung cấp đủ canxi.
Nhân ngày quốc tế phòng chống loãng xương 20.10, nhãn hàng Calcium Sandoz (công ty Novartis) tài trợ tổ chức Ngày hội “Hành động mỗi ngày vì xương chắc khỏe” tại Hà Nội (Cung Thể thao Văn hóa Thanh Niên) vào ngày 16/10 và tại TP Hồ Chí Minh (Nhà hát Hòa Bình) vào 17/10. Người tham dự sẽ được kiểm tra xương miễn phí, được tư vấn trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp, tham gia các họat động giải trí bổ ích của Ngày Hội, nhận quà tặng thiết thực từ nhãn hàng Calcium Sandoz – viên uống bổ sung canxi 500 mg hàng ngày cho cơ thể. Vui lòng đăng ký ngay qua hotline: 08. 2214 3086. |
- Vy Vy - Nguyễn Mai