221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1276077
Loạt bài hàng hiệu rởm chềnh ềnh giữa Trung tâm thương mại
1
Article
null
Loạt bài hàng hiệu rởm chềnh ềnh giữa Trung tâm thương mại
,

Bài 6: Quản lý hàng hiệu theo kiểu "cọc đi tìm trâu"

– Từ câu chuyện về hàng xa xỉ trôi nổi tràn lan trong các trung tâm thương mại, trong các siêu thị lớn đến câu chuyện “bế tắc” khi truy tìm nguồn gốc hàng hóa đã đặt ra câu hỏi: Việc quản lý hàng hóa nói chung, hàng xa xỉ nói riêng, đang được thực hiện như thế nào?

Bài 1: "Hàng hiệu" giá rẻ "chềnh ềnh" giữa trung tâm thương mại
Bài 2: Tìm nguồn gốc hàng hiệu, mời "thượng đế"... lên trời!
Bài 3: Hàng hiệu rởm vào shop "xịn", thượng đế nhắm mắt chi tiền
Bài 4: Hàng hiệu thật mong hàng giả... ngày càng nhiều (?!)

Bài 5: Hàng ngoại rởm nhái hàng nội xịn

Cho kinh doanh rầm rộ nhưng thiếu công cụ kiểm soát

Theo logic thông thường, đấu tranh chống hàng giả là công việc có lợi cho chủ sở hữu, đáng ra cơ quan quản lý phải nhận được sự hợp tác nhiệt tình từ phía doanh nghiệp.

Mô tả ảnh.

Cơ quan quản lý thị trường không đủ công cụ để kiểm soát thị trường, bởi khi vào Việt Nam các hãng lớn thường chỉ phải đảm bảo về mặt thương mại, còn về mặt hành chính - pháp lý thì chưa bắt buộc, chưa có quy định hãng lớn phải có kênh liên hệ với cơ quan quản lý thị trường

Nhưng trước thực tế các doanh nghiệp, các chủ sở hữu không mặn mà hợp tác, ông Hoàng Đại Nghĩa (đội quản lý thị trường số 14) lý giải: “Các hãng lớn, thương hiệu có tính toàn cầu khi vào Việt Nam phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về mặt thuế quan, đảm bảo nguồn gốc hàng hóa, họ có đại lý phân phối độc quyền. Tất cả những yếu tố đó thuộc về hoạt động thương mại.

Còn liên quan đến hoạt động pháp lý, khi vào Việt Nam, có hãng đăng ký bảo hộ thương hiệu và có đại diện pháp lý nhưng có hãng lại không đăng ký. Đây là quy định của luật pháp Việt Nam, không bắt buộc họ phải việc này”.

Luật “trói” luật?

Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội cho biết xử lý hàng giả là thuộc phạm vi vi phạm sở hữu trí tuệ, phải tuân thủ quy trình do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành. Tuy nhiên, các chế tài áp dụng để xử phạt lại theo các quy định hành chính của bên quản lý thị trường. Hai cái này không liên quan đến nhau. Vì thế, tình trạng “luật trói luật” khiến công việc của cơ quan quản lý thị trường nhiều khi chồng chéo, khó xử lý.

Theo ông Nghĩa, các hãng này dù không có đại diện pháp lý song vẫn có thể có các đại diện độc quyền. Nhưng đại diện độc quyền này chỉ có tư cách về mặt thương mại, tức là họ chỉ có thể xác nhận xem hàng đó có được bán ra từ cửa hàng của mình hay không, còn đối với hàng hóa bán ở nơi khác thì họ không thể đứng ra xác nhận thật – giả được.

Như vậy, các hãng rất tự do và rầm rộ triển khai các hoạt động thương mại trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam nhưng về yếu tố pháp lý thì lỏng lẻo và không tương đồng với quy mô hoạt động thương mại.

Trên thực tế, ông Nghĩa cho biết có một số thương hiệu lớn khi vào Việt Nam đã thiết lập văn phòng đại diện có tính pháp lý và thiết lập một kênh giao tiếp với nhà quản lý.

Điều đáng nói là có những doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu (được thực hiện với Cục Sở hữu trí tuệ) nhưng giữa cơ quan quản lý về sở hữu trí tuệ với cơ quan quản lý thị trường không có sự thông suốt và chủ động hợp tác về thông tin nên khi có sự việc là phải “mò mẫm” truy tìm.

Để giải quyết tình trạng “cọc đi tìm trâu” mà tìm không nổi, ông Nghĩa đề xuất: “Theo tôi, khi các hãng có thương hiệu toàn cầu (đã được bảo hộ thương hiệu) đưa hàng vào Việt Nam thì ngoài hóa đơn, hồ sơ chứng từ chứng minh nguồn gốc, đảm bảo thuế quan thì phải có quy định bắt buộc họ phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ hoặc bắt buộc phải có ủy quyền cho cá nhân/tổ chức nào đó, tùy họ”.

Nếu thực hiện được điều “đơn giản” này, vấn đề rất phức tạp là truy tìm nguồn gốc hàng hóa sẽ được tháo gỡ: “Ít nhất là họ cũng phải cho cơ quan quản lý thị trường biết ở Việt Nam, đại diện của tôi là đây, cái gì liên quan đến Sở hữu trí tuệ (hàng nhái, hàng giả) thì liên hệ với tôi, ở đây, bắt buộc phải làm thế”, ông Nghĩa khẳng định.

Quản lý từ … ngọn

Ông Trần Dũng Tiến, Trưởng phòng tư vấn, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh (Văn phòng Luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ) cho biết: “Khi chủ sở hữu các thương hiệu lớn cấp giấy ủy quyền cho một công ty, đại lý, cửa hàng nào đó, họ có quy định rất rõ ràng là: Công ty đó được phép nhập khẩu bao nhiêu sản phẩm chính hãng và sản phẩm đó bắt buộc phải được bán ở nơi nào. Hàng hiệu có một đặc thù là không phải chỗ nào cũng được bày bán”.

Mô tả ảnh.

Nếu các cửa hàng này có giấy ủy quyền từ chính hãng thì người tiêu dùng cũng như cơ quan chức năng cũng khó có thể xác định được các loại phấn MAC, Shiseido bán tại quầy có phải là hàng hợp pháp hay không, bởi hiện nay chúng ta chỉ kiểm tra trên giấy tờ. Vì thế, các cửa hàng đều "lách luật" để bán được nhiều hơn con số được phép

Có thể lấy ví dụ: Hãng Gucci đồng ý cho công ty Milano Việt Nam nhập và bán hàng chính hãng tại Việt Nam. Trong các điều khoản sau đó, Gucci chỉ cho phép bán hàng của hãng tại tầng trệt khách sạn Sheraton TP HCM (88 Đồng Khởi, Quận 1). Hoặc Louis Vuitton chỉ cho phép bán hàng chính hãng tại khách sạn Metropole.

Quản lý thị trường: Sức hèn, lực mỏng

Hiện nay, toàn Chi cục QLTT Hà Nội chỉ có vài kiểm soát viên chính, nhiều người chỉ có trình độ trung cấp, trình độ nói chung là rất thấp. Còn về cơ sở vật chất và tổ chức thì thậm chí có nhiều đội QLTT còn không có … trụ sở để làm việc.

Ông Tiến cho biết đã nảy sinh chuyện: Một công ty A được phép nhập 500 lọ nước hoa nổi tiếng B về Việt Nam. Theo quy định loại nước hoa chính hãng này chỉ được bán tại trung tâm thương mại C (tất cả thông tin này thể hiện trên giấy ủy quyền cho phép bán hàng). Khách hàng biết thông tin này có thể sẽ hoàn toàn yên tâm.

“Song nếu thực tế công ty A bán 1.000 lọ nước hoa giống nhau thì có 500 lọ chính hãng, hợp pháp, còn 500 lọ kia ở đâu ra, người tiêu dùng cũng như cơ quan quản lý không thể kiểm tra được. Chúng ta có kiểm tra, nhưng là kiểm tra trên giấy tờ. Đây là chiêu lách luật của các công ty này”, ông Tiến nói.

Luật đánh đố người làm?

Thông tin ông Hoàng Đại Nghĩa (Đội quản lý thị trường số 14) cung cấp cho thấy có những trường hợp doanh nghiệp, cửa hàng xuất trình đầy đủ giấy tờ, hàng hóa có nguồn gốc hẳn hoi nhưng thực chất đó lại là hàng hiệu rởm 100%.

Lý do, theo ông Nghĩa, là hàng đó đã bị làm giả sẵn ở nước ngoài rồi. Nhưng muốn kiểm tra và chứng minh điều này thì phải có hồ sơ của hãng, hãng sẵn sàng xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trong trường hợp xác minh được hàng đó là hàng giả thì cơ quan quản lý vẫn chưa thể xử lý ngay được. Bởi theo quy định là mức độ xử lý phụ thuộc vào việc hành vi vi phạm đó là cố ý hay vô ý. Nếu vô ý vi phạm (mua về Việt Nam để bán nhưng không biết đó là hàng giả) thì chỉ bị xử lý hành chính. Còn cố ý sẽ có thể bị xử lý hình sự.

“Nhưng cái khó của ta là không thể xác định được xem người ta cố ý hay vô ý vi phạm. Khi xử lý phải căn cứ vào hồ sơ vụ việc, nhưng hồ sơ không thể hiện được là họ có cố ý hay không. Cho nên, chúng tôi vẫn chỉ xử lý hành chính là nhiều”, ông Nghĩa nói.

Không thể thiết lập hàng rào bảo vệ người tiêu dùng?

Thay vì để người tiêu dùng hỗn loạn trong mớ bòng bong, không biết mình đang mua phải hàng giả hay hàng thật, ông Lộc cho biết về lý thuyết có thể thiết lập hàng rào bảo vệ người tiêu dùng nhằm kiểm soát thật chặt chẽ chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên, điều ông Lộc lo ngại là liệu người tiêu dùng có quan tâm đến vấn đề này không, bởi “cái quan tâm của họ phải gắn liền với xử lý. Họ quan tâm nhưng họ không biết phải liên hệ với ai, giải uyết thế nào, không có sự ăn khớp giữa các ngành và cải cách thủ tục hành chính thì cũng rất khó. Người tiêu dùng quan tâm nhưng đi vào ngõ cụt thì họ sẽ không mặn mà”.

  • Nhóm PV Điều tra
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,