221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1133827
Mẹ Mười của Việt và Đức
1
Article
null
Mẹ Mười của Việt và Đức
,

 - Thành công trong ca mổ Việt - Đức của bác sĩ Việt Nam được bạn bè thế giới nể phục. Mấy ai biết về một người phụ nữ đã thầm lặng chăm sóc để Việt - Đức khỏe mạnh trước khi vào ca mổ. Đó chính nữ hộ sinh BV Từ Dũ, Nguyễn Thị Mười.

Chị Nguyễn Thị Mười cùng hai con nuôi, Việt - Đức (Ảnh tư liệu)
Chị còn là mẹ nuôi của Đức, chia sẻ cùng con những bất hạnh từ khi Đức còn là một cậu bé tật nguyền, trong cặp song sinh dính liền Việt-Đức, cho đến tận hôm nay.

Miền Nam ấm tình!

Cho đến bây giờ, chị Mười vẫn nhớ như in cái ngày “mẹ con chị" gặp nhau. Đó là vào đầu năm 1983, Việt-Đức vì không chịu nổi cái lạnh giá rét ở Hà nội, nên BV Việt – Đức quyết định gửi 2 cháu vào BV Từ Dũ. Khi đó chi đang làm nữ hộ sinh trưởng của khoa sơ sinh, nghe lãnh đạo BV giao hai bé cho khoa sơ sinh chăm sóc, chị rất lo. Bởi, tình trạng sức khỏe của 2 bé rất yếu, không biết mình khoa mình có kham nổi trách nhiệm nặng nề đó không. Hơn thế nữa khi đó trường hợp của 2 cháu rất được báo chí và người dân quan tâm.

Vậy mà đến ngày đi đón 2 cháu, chị lại thấy trong xốn xang lạ. Trước mặt chị là 2 đứa trẻ dính liền nhau, da xanh xao do chúng vừa trải qua một cuộc tiêu chảy nặng, xua tay như muốn đuổi chị ra. Có lẽ do chúng đã qua quen với cảnh người ta đến nên không muốn ai làm phiền. Nước mắt chị ứa ra, nói với BS Diễm Hương - khi đó là trưởng khoa sơ sinh “tội nghiệp, chắc là tụi nhỏ bị người ta xăm soi dữ lắm, nên mới khó chịu như vậy…”

Cùng từ lần gặp đó, từ trong đáy lòng mình, chị thấy thương hai đứa trẻ bất hạnh vô tội, nên chị tự hứa với lòng là sẽ chăm sóc 2 đứa 2 đứa trẻ khuyết tật này như con ruột của mình. Mọi người trong khoa thấy chị thương tụi nhỏ quá, nên cho chị luôn cái quyền được làm mẹ nuôi của Việt - Đức.

Bận bịu công việc trong khoa, nhưng hễ rãnh rỗi là chị lại chạy vù sang với 2 đứa nhỏ. Cuộc sống những năm đó vô cùng khó khăn, chị vẫn ráng dành dụm những đồng lương ít ỏi, mua thêm thức ăn bồi dưỡng cho 2 con.

"Đức thích uống sữa, ăn kẹo còn Việt thì thích ăn mặn nên tôi đi tìm mua về nấu cho các con ăn. Rồi tôi lại mày mò tìm mua vải, tự thiết kế may những bộ quần áo đặc biệt cho hai đứa. Càng gần gũi với 2 đứa trẻ, tôi nhận ra tính cách ngược nhau của chúng.

Việt ý tứ, sâu sắc…còn Đức thì nhanh nhớ, mau quên, giỏi bắt chước. Bởi thế, việc chăm sóc 2 con, không đơn thuần là chăm sóc sức sức, lo ăn ngủ mà còn phải biết tính biết ý từng đứa mà chìu, mà dạy…Nhờ vậy, mà sau này hai đứa đã biết “thống nhất ý kiến với nhau” trong mọi hành vi, chẳng hạn muốn đi tiểu thì cùng rặn một lúc, muốn ăn hay uống cũng vậy…," Chị Mười nhớ lại.

Hiện, chị Mười đang công tác tại khoa dinh dưỡng của BV. Với chị bao giờ công việc cũng là niềm vui.
Còn nhớ lúc 2 đứa còn dính liền nhau, Đức dẻo miệng nên hễ ai vào thăm đều nhận là Mẹ. chị Mười thấy vậy giả bộ giận lẫy, không nhận Đức làm con nữa, Đức tưởng mẹ giận thật, rủ Việt bỏ đi, vì phần lớn sự di chuyển của Đức phải dựa vào Việt. Đức nằng nặc đòi anh đứng dậy đi, thương em, Việt đứng dậy, khóc òa "Con không muốn xa mẹ, không muốn xa mẹ.". Chị cũng bật khóc theo. Đức sau lần đó, viết thư xin lỗi mẹ Mười.

Rồi đến ngày Việt bệnh nặng, mê man, Đức cũng yếu dần theo Việt… 3 mẹ con cùng sang Nhật để Việt - Đức chữa trị. Rồi trở về Việt Nam, Việt - Đức vào ca mổ. Đó là năm 1988, sau khi ca mổ tách rời 2 đứa thành công. 12h đêm, chị được các bác sĩ cho vào thăm Đức, thấy cháu nằm xanh xao trên giường bệnh, chị hỏi: Con có nhận ra mẹ không, thằng bé gật đầu, nước mắt ứa ra. Chị biết là con đau, nên thương lắm.

Còn Việt, sau khi mổ xong , nó nằm mê man suốt. Đâu rồi hình ảnh thằng bé thông minh, hay hát, hay cười. Chị bảo Việt sống tình cảm, thấy mẹ đi làm về tối, lại nhắc, mẹ về với chị Huyền đi, nhưng lại dặn, “Mẹ đi vòng vòng, để con đứng trên này còn được nhìn thấy mẹ.” Thằng bé còn dặn: "Mẹ vào nhà nhớ khóa cổng nhé." Chị hỏi, sao con biết nhà mẹ có cổng. Việt bảo, con tưởng tượng.

"Sau đó mấy hôm, bệnh viện lại báo tôi vào với Đức, thằng bé đau vì nguyên vòng mông của em được may bằng chỉ thép. Vậy mà nó vẫn ráng cười với mẹ, “người ta lớn mổ còn đau, huống hồ con là con nít”…

Nghe thằng bé 10 tuổi nói như vậy, tôi thương đứt ruột, cả đêm thức trắng nghĩ xem có cách gì giúp con không. Sáng ra tôi đi mua cái phao bơi của trẻ con, xong lấy vải sạch may vòng xung quanh như cái đệm, đặt Đức vào, thằng bé cười tít, hết đau rồi mẹ ơi. Không thể cứ thế mà cho con ngồi được, tôi lấy lại mang nhờ các cô y tá hấp tiệt trùng, chờ lâu nên Đức lại hỏi “mấy con vi trùng đã chết chưa hả mẹ," Chị nghẹn ngào.

May là mẹ lành lặn hơn con

Chị tâm sự, cuộc đời chị cũng éo le, nhọc nhằn, khổ đau không kém gì Việt - Đức cả, chỉ khác là chị được lành lặn để làm việc và phấn đấu.

"Những năm đầu giải phóng, chồng là sĩ quan chế độ cũ, tôi tự thấy “lạc lõng” giữa gia đình mình, một gia đình vốn có truyền thống cách mạng. Đã vậy, sau khi đi học tập về, ông xã lại không chịu hòa nhập với xã hội mới, muốn đi vượt biên. Khi đó chị đang là nữ hộ sinh của khoa sơ sinh BV Từ Dũ. Thời điểm đó, bệnh viện rất nhiều người bỏ đi nước ngoài, nên việc tôi ở lại không đi đã gây nên mâu thuẫn giữa hai vợ chồng," Chị kể.

Không phải chị thức thời, mà chị không cho phép mình đi ngược lại truyền thống gia đình. Để giữ con bên mình, chị quyết định ly hôn để anh tự do “bay nhảy”. Chính lúc chị đang bế tắc, Việt - Đức bước vào cuộc đời chị. Sự bất hạnh của hai con đã thức tỉnh chị, giúp chị có đủ nghị lực vượt qua khúc quanh của đời mình. Mỗi lần gặp khó khăn, buồn tủi, chị lại đến tìm hai đứa con song sinh này, nhìn chúng chị lại thấy lòng dịu đi…tiếp tục lao vào công việc.

Khi đó, khoa sơ sinh nơi chị làm, tập trung rất đông những trẻ bệnh nặng, dị tật, nhẹ cân…điều kiện thuốc men lại hạn chế, nên tỉ lệ tử vong khá cao, khiến chị không còn thời gian rãnh để mà buồn.

Năm 84 - 85, thấy trong khoa có nhiều trẻ đã tử vong do suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chị đã cùng các đồng nghiệp tìm hiểu và xin BS trưởng khoa làm chương trình “suy dinh dưỡng bào thai trên thai phụ” cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa. Đoàn công tác của chị đã tìm đến tận nơi khám, cho tiền, cho sữa, chất sắt để cho chị em uống, và dặn dò họ đi khám thai.

Hết công tác trong bệnh viện, đến những buổi lao động công ích ngoài bệnh viện, rồi các hoạt động văn hóa, văn nghệ…và được mọi người tín nhiệm cho đi học đối tượng Đảng, chị mừng rơi nước mắt. Dù quá trình đối tượng của chị kéo dài hơn mọi người nhưng chị vẫn không nản lòng. Càng khó khăn, càng phấn đấu…10 năm liên tục như thế, cuối cùng chị cũng được kết nạp Đảng.

Sau buổi lễ, chị chạy như bay về làng Hòa Bình, ôm chầm lấy Việt - Đức, khi đó Huyền cũng đang chơi cùng hai em, mà khóc ròng. Những đứa trẻ ngây thơ ngơ ngác, không biết mẹ của chúng khóc vì lý do gì.

Giờ thì Việt đã đi xa, Huyền và Đức đã trưởng thành và có gia đình, chị lại có thể toàn tâm toàn ý lo cho công việc, dù đã quá tuổi hưu, nhưng chị vẫn không chịu nghỉ ngơi. Hiện, chị đang công tác tại khoa dinh dưỡng của BV. Với chị, bao giờ công việc cũng là niềm vui.

  • Hương Bình
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,