Đồng nội tệ và câu chuyện niềm tin
Cập nhật lúc 19:45, Thứ Năm, 04/11/2010 (GMT+7)
Trong khi cả thế giới lo sốt vó vì nội tệ lên giá so với USD thì ở thị trường tự do Việt Nam, bỏ qua các ngoại tệ mạnh khác, giá USD so với VND cứ leo thang từng ngày.
USD đang mất giá
Theo số liệu từ bộ phận kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ đầu năm 2010 so với thời điểm hiện nay, sự tăng/giảm giá trị của USD so với các ngoại tệ mạnh khác mặc dù diễn biến khá phức tạp, nhưng đều nằm trong xu hướng mất giá.
Cụ thể, với đồng Yên Nhật (JPY), tỷ giá USD/JPY giảm từ mức 92,55 JPY ăn một USD xuống còn 80,62 JPY, tăng tương ứng 12,9% so với USD.
Đồng Euro mặc dù giảm giá 17% so với USD trong nửa đầu năm nay, từ mức 1,4387 USD xuống 1,1914 USD một Euro nhưng sau đó đã tăng trở lại và đạt 1,4017 USD một Euro.
Tương tự, đồng GBP cũng giảm giá 10,8% so với USD trong 5 tháng đầu năm (1,6095 USD/ GBP xuống 1,4350 USD/ GBP) nhưng hiện tăng lên mức 1,6006 USD/GBP.
Còn trong khu vực thì sao? So USD với đồng SGD của Singapore thì SGD tăng giá khoảng 8,2% (từ 1,4037 SGD xuống 1,288 SGD đổi một USD).
Còn đồng Bath Thái (THB) cũng tăng giá 10,7% so với USD khi hồi đầu năm phải cần tới 33,27 THB thì nay chỉ cần 29,72 THB đổi một USD.
Một câu hỏi đặt ra tại thời điểm này, liệu xu hướng USD mất giá sẽ còn tiếp tục đến bao giờ? Theo phân tích của Giám đốc khối Đầu tư Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), thì từ khi lâm vào khủng hoảng kinh tế đến nay, Mỹ liên tục dùng công cụ lãi suất để nới lỏng cung tiền, nhằm kích thích đầu tư, nhưng hiện tại công cụ này dường như không còn hiệu lực vì không đem lại mong muốn phục hồi kinh tế như kỳ vọng.
Có thể thấy rất rõ điều này khi FED duy trì lãi suất đối với thị trường ở mức 0,25%/năm đã khá lâu và hiện chỉ còn là thứ lãi suất tham chiếu; còn lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 1 năm là 0,1%/năm, kỳ hạn 2 năm trên 0,3%/năm. Khi “dư địa” cho công cụ lãi suất không còn nhiều, thì người Mỹ sẽ nghĩ cách bơm thẳng tiền mặt ra thị trường thông qua mua lại các giấy tờ có giá của Chính phủ Mỹ để kích thích kinh tế.
Và, đêm 3/11/2010, nhiều người nín thở chờ công bố kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ tháng 11/2010 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với nhiều tâm trạng khác nhau, xung quanh vấn đề có hay không FED tiếp tục tung ra gói kích thích nói trên.
Kết quả là, FED đã công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tái đầu tư thêm 250-300 tỷ USD trái phiếu kho bạc từ lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó. Tổng giá trị của chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế lên tới 900 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào quý 3/2011. Thêm vào đó, FED còn giữ nguyên mức lãi suất 0,25% và tái cam kết duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.
Với kế hoạch trên, hàng tháng FED sẽ mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu theo chương trình nới lỏng tín dụng và xấp xỉ 35 tỷ USD trái phiếu theo chương trình tái đầu tư. Gần 90% giá trị gói kích thích 600 tỷ USD này sẽ tập trung vào các trái phiếu đáo hạn từ 2.5-10 năm.
Đây là lần thứ 2, FED quyết định nới lỏng tín dụng sau khi đã bơm vào nền kinh tế 1.700 tỷ USD chủ yếu dưới dạng các tài sản liên quan đến nhà ở từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010. Gói kích thích này cũng vượt dự báo của giới phân tích, nhưng về thời gian và tỷ lệ mua trái phiếu trung bình lại nằm dưới các nhận định.
Từ thực tế này, sẽ có nhiều quốc gia lo lắng đồng nội tệ của mình tăng giá so với USD, bởi đối với họ, USD là đồng tiền chủ chốt trong giao dịch thương mại quốc tế, dự trữ quốc gia, vay nợ quốc gia. Đặc biệt, những quốc gia vẫn coi xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng càng lo lắng hơn vì khi nội tệ tăng giá, sẽ không kích thích xuất khẩu.
Niềm tin ở đâu?
“Đợt này Indonesia được giới đầu tư nước ngoài khen lắm”, một nhà phân tích tài chính nói. Theo bà, năm 2008 và 2009, hoàn cảnh của Indonesia về cơ bản giống Việt Nam ở chỗ: nền kinh tế cũng bị “Đô la hóa” và độ uy tín của nền kinh tế theo đánh giá của giới phân tích kinh tế giới đều tương tự.
Nhưng từ 2009 và 2010, họ có những bước điều chỉnh và phối hợp chính sách rất nhịp nhàng giữa tiền tệ và tài khóa nên vừa giảm lạm phát, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và nhờ đó, đồng tiền lên giá so với USD, trái phiếu Chính phủ phát hành rất thuận lợi, dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục chảy vào.
Bằng chứng là điểm tính phí “hoán đổi rủi ro tín dụng - credit default swap - CDS” hay còn gọi là mức phí bảo hiểm cho một khoản vay tín dụng ở nước họ chỉ bằng một nửa so với Việt Nam. Có nghĩa, một nhà đầu tư nước ngoài cầm nợ ở Việt Nam, nếu không muốn bị rủi ro, họ đi mua bảo hiểm và phí cho công cụ này cao gấp đôi so với phí bảo hiểm khi cầm nợ ở Indonesia.
Để có được kết quả như vậy, nước này đã có những bước đi rất khôn ngoan, mà biểu hiện rõ nét nhất là sự minh bạch. Hàng tháng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nước này đều chủ động tổ chức họp báo và công bố tất cả các số liệu liên quan đến tình hình nợ quốc gia, chi tiêu chính phủ, dự trữ ngoại hối, lạm phát, tăng trưởng… cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà không phải đợi đến khi “hỏi chưa chắc đã đưa” như ở đâu đó.
Sự minh bạch có thể là nơi nuôi dưỡng niềm tin, từ đó tạo nên sự ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó có tỷ giá, nhưng có lẽ, ở một bình diện khác, niềm tin còn xuất phát từ sự tỉnh táo của người trong cuộc.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đặt câu hỏi: nếu những người đi mua USD ở thị trường tự do tại Việt Nam biết rằng, đồng USD đang mất giá khắp thế giới và đó còn là xu hướng kéo dài, khi các gói kích thích hàng trăm tỷ USD được FED tiếp tục được tung ra, thì liệu họ có “sính USD” đến mức như thế?
Từ đầu năm 2010 so với thời điểm hiện nay, sự tăng/giảm giá trị của USD so với các ngoại tệ mạnh khác mặc dù diễn biến khá phức tạp, nhưng đều nằm trong xu hướng mất giá. |
USD đang mất giá
Theo số liệu từ bộ phận kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), từ đầu năm 2010 so với thời điểm hiện nay, sự tăng/giảm giá trị của USD so với các ngoại tệ mạnh khác mặc dù diễn biến khá phức tạp, nhưng đều nằm trong xu hướng mất giá.
Cụ thể, với đồng Yên Nhật (JPY), tỷ giá USD/JPY giảm từ mức 92,55 JPY ăn một USD xuống còn 80,62 JPY, tăng tương ứng 12,9% so với USD.
Đồng Euro mặc dù giảm giá 17% so với USD trong nửa đầu năm nay, từ mức 1,4387 USD xuống 1,1914 USD một Euro nhưng sau đó đã tăng trở lại và đạt 1,4017 USD một Euro.
Tương tự, đồng GBP cũng giảm giá 10,8% so với USD trong 5 tháng đầu năm (1,6095 USD/ GBP xuống 1,4350 USD/ GBP) nhưng hiện tăng lên mức 1,6006 USD/GBP.
Còn trong khu vực thì sao? So USD với đồng SGD của Singapore thì SGD tăng giá khoảng 8,2% (từ 1,4037 SGD xuống 1,288 SGD đổi một USD).
Còn đồng Bath Thái (THB) cũng tăng giá 10,7% so với USD khi hồi đầu năm phải cần tới 33,27 THB thì nay chỉ cần 29,72 THB đổi một USD.
Một câu hỏi đặt ra tại thời điểm này, liệu xu hướng USD mất giá sẽ còn tiếp tục đến bao giờ? Theo phân tích của Giám đốc khối Đầu tư Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), thì từ khi lâm vào khủng hoảng kinh tế đến nay, Mỹ liên tục dùng công cụ lãi suất để nới lỏng cung tiền, nhằm kích thích đầu tư, nhưng hiện tại công cụ này dường như không còn hiệu lực vì không đem lại mong muốn phục hồi kinh tế như kỳ vọng.
Có thể thấy rất rõ điều này khi FED duy trì lãi suất đối với thị trường ở mức 0,25%/năm đã khá lâu và hiện chỉ còn là thứ lãi suất tham chiếu; còn lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 1 năm là 0,1%/năm, kỳ hạn 2 năm trên 0,3%/năm. Khi “dư địa” cho công cụ lãi suất không còn nhiều, thì người Mỹ sẽ nghĩ cách bơm thẳng tiền mặt ra thị trường thông qua mua lại các giấy tờ có giá của Chính phủ Mỹ để kích thích kinh tế.
Và, đêm 3/11/2010, nhiều người nín thở chờ công bố kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ tháng 11/2010 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với nhiều tâm trạng khác nhau, xung quanh vấn đề có hay không FED tiếp tục tung ra gói kích thích nói trên.
Kết quả là, FED đã công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tái đầu tư thêm 250-300 tỷ USD trái phiếu kho bạc từ lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó. Tổng giá trị của chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế lên tới 900 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào quý 3/2011. Thêm vào đó, FED còn giữ nguyên mức lãi suất 0,25% và tái cam kết duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.
Với kế hoạch trên, hàng tháng FED sẽ mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu theo chương trình nới lỏng tín dụng và xấp xỉ 35 tỷ USD trái phiếu theo chương trình tái đầu tư. Gần 90% giá trị gói kích thích 600 tỷ USD này sẽ tập trung vào các trái phiếu đáo hạn từ 2.5-10 năm.
Đây là lần thứ 2, FED quyết định nới lỏng tín dụng sau khi đã bơm vào nền kinh tế 1.700 tỷ USD chủ yếu dưới dạng các tài sản liên quan đến nhà ở từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010. Gói kích thích này cũng vượt dự báo của giới phân tích, nhưng về thời gian và tỷ lệ mua trái phiếu trung bình lại nằm dưới các nhận định.
Từ thực tế này, sẽ có nhiều quốc gia lo lắng đồng nội tệ của mình tăng giá so với USD, bởi đối với họ, USD là đồng tiền chủ chốt trong giao dịch thương mại quốc tế, dự trữ quốc gia, vay nợ quốc gia. Đặc biệt, những quốc gia vẫn coi xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng càng lo lắng hơn vì khi nội tệ tăng giá, sẽ không kích thích xuất khẩu.
Niềm tin ở đâu?
“Đợt này Indonesia được giới đầu tư nước ngoài khen lắm”, một nhà phân tích tài chính nói. Theo bà, năm 2008 và 2009, hoàn cảnh của Indonesia về cơ bản giống Việt Nam ở chỗ: nền kinh tế cũng bị “Đô la hóa” và độ uy tín của nền kinh tế theo đánh giá của giới phân tích kinh tế giới đều tương tự.
Nhưng từ 2009 và 2010, họ có những bước điều chỉnh và phối hợp chính sách rất nhịp nhàng giữa tiền tệ và tài khóa nên vừa giảm lạm phát, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và nhờ đó, đồng tiền lên giá so với USD, trái phiếu Chính phủ phát hành rất thuận lợi, dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục chảy vào.
Bằng chứng là điểm tính phí “hoán đổi rủi ro tín dụng - credit default swap - CDS” hay còn gọi là mức phí bảo hiểm cho một khoản vay tín dụng ở nước họ chỉ bằng một nửa so với Việt Nam. Có nghĩa, một nhà đầu tư nước ngoài cầm nợ ở Việt Nam, nếu không muốn bị rủi ro, họ đi mua bảo hiểm và phí cho công cụ này cao gấp đôi so với phí bảo hiểm khi cầm nợ ở Indonesia.
Để có được kết quả như vậy, nước này đã có những bước đi rất khôn ngoan, mà biểu hiện rõ nét nhất là sự minh bạch. Hàng tháng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nước này đều chủ động tổ chức họp báo và công bố tất cả các số liệu liên quan đến tình hình nợ quốc gia, chi tiêu chính phủ, dự trữ ngoại hối, lạm phát, tăng trưởng… cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà không phải đợi đến khi “hỏi chưa chắc đã đưa” như ở đâu đó.
Sự minh bạch có thể là nơi nuôi dưỡng niềm tin, từ đó tạo nên sự ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó có tỷ giá, nhưng có lẽ, ở một bình diện khác, niềm tin còn xuất phát từ sự tỉnh táo của người trong cuộc.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đặt câu hỏi: nếu những người đi mua USD ở thị trường tự do tại Việt Nam biết rằng, đồng USD đang mất giá khắp thế giới và đó còn là xu hướng kéo dài, khi các gói kích thích hàng trăm tỷ USD được FED tiếp tục được tung ra, thì liệu họ có “sính USD” đến mức như thế?
(Theo TBKT)
,