Hà Nội tái khởi động dự án “thành phố ven sông Hồng”
Cập nhật lúc 19:46, Thứ Năm, 04/11/2010 (GMT+7)
Ngày 3/11, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, xin ý kiến tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo của dự án quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội.
Theo UBND thành phố, đến nay, những nội dung chính của quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã được lồng ghép vào đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đang trình Thủ tướng thẩm định, phê duyệt.
Tuy nhiên, đề xuất của UBND thành phố Hà Nội là toàn bộ quy hoạch cơ bản sông Hồng được lồng ghép vào trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Và khi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Chính phủ phê duyệt thì cũng là phê duyệt các định hướng chính của quy hoạch cơ bản sông Hồng, làm cơ sở để triển khai quy hoạch tiếp theo.
Sau khi quy hoạch chung Thủ đô được phê duyệt, chỉnh sửa quy hoạch cơ bản sông Hồng (phần nội dung quy hoạch xây dựng) theo hồ sơ quy hoạch phân khu để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch đô thị, thì UBND thành phố Hà Nội sẽ phê duyệt quy hoạch phân khu.
Riêng cơ quan thẩm định nội dung này sẽ do UBND thành phố giao theo chức năng hoặc có thể thành lập hội đồng thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt.
Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, nội dung về quy hoạch đê điều, thoát lũ có thể được thực hiện khớp nối đồng thời theo một hồ sơ riêng đúng quy định của Việt Nam và phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ chi tiết, quy hoạch đê điều...
Nội dung hồ sơ về quy hoạch đê điều sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt theo quy định.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị được là cơ quan chủ trì tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cơ bản sông Hồng trên cơ sở quy hoạch phân khu, quy hoạch thoát lũ và quy hoạch đê điều đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Vào tháng 9/2009, Chính phủ đã có chủ trương cho phép thành phố Hà Nội phối hợp với thành phố Seoul (Hàn Quốc) tiến hành nghiên cứu, xem xét lập quy hoạch xây dựng “thành phố ven sông Hồng” đoạn qua Hà Nội.
Dự án được bố trí dọc 2 bên bờ con sông Hồng đoạn qua Hà Nội dài 40km từ Thượng Cát đến cảng Khuyến Lương và được chia thành 4 khu vực, trong đó, khu vực 1, từ điểm cuối dự án (Chèma) đến cầu Thăng Long; khu vực 2 từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương; khu vực 3 từ cầu Chương Dương đến gần cầu Thanh Trì; khu vực 4 từ cầu Thanh Trì đến địa điểm bắt đầu dự án (Bát Tràng), với diện tích đất khoảng 2.050 ha, trong đó khoảng 1.500ha là phát triển đô thị. Hai bên bờ sông là hệ thống đê và đường bộ từ 2 - 8 làn xe.
Tổng vốn đầu tư dự kiến là 7,1 tỷ USD (tương đương 113.500 tỷ đồng), trong đó, xây dựng các công trình là 1,92 tỷ USD, bồi thường tái định cư là 1,564 tỷ USD. Còn hơn 1/2 số vốn còn lại là xây dựng các tòa nhà chung cư cao từ 30 - 40 tầng, khách sạn 5 sao, khu phức hợp quốc tế công nghệ, tài chính, chứng khoán.... Dự án do các chuyên gia Hàn Quốc lập quy hoạch xây dựng.
Dự kiến, để triển khai dự án, khoảng 170.000 dân, tương đương 39.000 hộ sống trong khu vực ngoài đê sông Hồng sẽ phải di dời tới khu vực an toàn.
(TBKT)
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện dự án khoảng hơn 7 tỷ USD. |
Theo UBND thành phố, đến nay, những nội dung chính của quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã được lồng ghép vào đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đang trình Thủ tướng thẩm định, phê duyệt.
Tuy nhiên, đề xuất của UBND thành phố Hà Nội là toàn bộ quy hoạch cơ bản sông Hồng được lồng ghép vào trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Và khi quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Chính phủ phê duyệt thì cũng là phê duyệt các định hướng chính của quy hoạch cơ bản sông Hồng, làm cơ sở để triển khai quy hoạch tiếp theo.
Sau khi quy hoạch chung Thủ đô được phê duyệt, chỉnh sửa quy hoạch cơ bản sông Hồng (phần nội dung quy hoạch xây dựng) theo hồ sơ quy hoạch phân khu để phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch đô thị, thì UBND thành phố Hà Nội sẽ phê duyệt quy hoạch phân khu.
Riêng cơ quan thẩm định nội dung này sẽ do UBND thành phố giao theo chức năng hoặc có thể thành lập hội đồng thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt.
Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, nội dung về quy hoạch đê điều, thoát lũ có thể được thực hiện khớp nối đồng thời theo một hồ sơ riêng đúng quy định của Việt Nam và phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ chi tiết, quy hoạch đê điều...
Nội dung hồ sơ về quy hoạch đê điều sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt theo quy định.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị được là cơ quan chủ trì tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cơ bản sông Hồng trên cơ sở quy hoạch phân khu, quy hoạch thoát lũ và quy hoạch đê điều đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Vào tháng 9/2009, Chính phủ đã có chủ trương cho phép thành phố Hà Nội phối hợp với thành phố Seoul (Hàn Quốc) tiến hành nghiên cứu, xem xét lập quy hoạch xây dựng “thành phố ven sông Hồng” đoạn qua Hà Nội.
Dự án được bố trí dọc 2 bên bờ con sông Hồng đoạn qua Hà Nội dài 40km từ Thượng Cát đến cảng Khuyến Lương và được chia thành 4 khu vực, trong đó, khu vực 1, từ điểm cuối dự án (Chèma) đến cầu Thăng Long; khu vực 2 từ cầu Thăng Long đến cầu Chương Dương; khu vực 3 từ cầu Chương Dương đến gần cầu Thanh Trì; khu vực 4 từ cầu Thanh Trì đến địa điểm bắt đầu dự án (Bát Tràng), với diện tích đất khoảng 2.050 ha, trong đó khoảng 1.500ha là phát triển đô thị. Hai bên bờ sông là hệ thống đê và đường bộ từ 2 - 8 làn xe.
Tổng vốn đầu tư dự kiến là 7,1 tỷ USD (tương đương 113.500 tỷ đồng), trong đó, xây dựng các công trình là 1,92 tỷ USD, bồi thường tái định cư là 1,564 tỷ USD. Còn hơn 1/2 số vốn còn lại là xây dựng các tòa nhà chung cư cao từ 30 - 40 tầng, khách sạn 5 sao, khu phức hợp quốc tế công nghệ, tài chính, chứng khoán.... Dự án do các chuyên gia Hàn Quốc lập quy hoạch xây dựng.
Dự kiến, để triển khai dự án, khoảng 170.000 dân, tương đương 39.000 hộ sống trong khu vực ngoài đê sông Hồng sẽ phải di dời tới khu vực an toàn.
(TBKT)
,