221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1310943
Con uống sữa, bố mẹ... nhịn thịt cá
1
Article
null
Con uống sữa, bố mẹ... nhịn thịt cá
,

- Khỏi cần các phương tiện truyền thông loan báo về giá sữa, từ cuối năm 2009 đến nay chị em nội trợ đã than vãn chuyện muốn con có sữa uống thì phải âm thầm bớt thịt cá trên mâm cơm gia đình.

TIN LIÊN QUAN

"Hiệu ứng Domino"

Đầu năm 2010 nhiều hãng sữa đột ngột tăng giá bán; Nutifood, Cô gái Hà Lan, sữa nhập khẩu của Abott Hoa Kỳ lần lượt treo bảng giá mới.

a
Mua sữa cho con xong thì nhẵn túi.
Giữa năm, các bà mẹ nuôi con nhỏ chứng kiến một đợt tăng giá sữa bột nhập ngoại ồ ạt, và khoản tiền chênh này được các chị xót xa quy ra thịt, cá, trái cây sẽ phải hụt đi. Sữa Pediasure tăng giá 9%, khiến hộp 900g từ 430.000 đồng/hộp lên thành 471.000 đồng. Hộp 400g từ 218.000 đồng lên 230.000 đồng. Sữa dành cho người già yếu, ốm bệnh - Ensure Gold, cũng "nhập cuộc" với mức tăng giá 10%.

Từ tháng 7, tiền sữa trở thành chi phí khiến nhiều gia đình có trẻ nhỏ điêu đứng. 17 nhãn sữa bột của hãng Dumex tăng giá thêm 10%, khiến giá Dumex cao gấp khoảng 2 lần mặt hàng cùng loại bán tại nhiều nước trong khu vực.

Cũng trong tháng 7, sữa XO nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng tăng 2,5%. Sữa nước, sữa đặc nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan tăng giá 2,5 - 10%.

Tháng 8, ba nhãn sữa của hãng Abbott gồm Similac Eye-Q Plus, Similac Gain Eye-Q Plus và Gain Plus Eye-Q Plus tăng 7% giá bán, khiến những hộp 900g của các nhãn hiệu này tăng thêm từ 25-30.000 đồng.

Tháng 9, sữa bột Nestlé gấu và Lactogen đắt thêm 6.000 - 10.000 đồng/hộp. Anmum - sữa dành cho bà bầu cũng "đội giá" 10%.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, trong 3 năm qua thị trường sữa bột tại VN có tất cả 16 lần tăng giá. Nguyên nhân đều được các hãng sữa quy cho biến động của tỷ giá ngoại tệ và nguyên liệu đầu vào.

Việt Nam vô địch: Ví mỏng nhất, uống sữa giá đắt nhất

Có một thực tế là người tiêu dùng (NTD) Việt có thu nhập vào diện thấp nhất thế giới, nhưng lại phải mua sữa với giá cao bậc nhất thế giới.

Thực tế này được rút ra sau một cuộc khảo sát về giá sữa do Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) tiến hành năm 2009. Khảo sát thực hiện trên 100 loại sữa thuộc 10 hãng sữa nước ngoài (Abbott, Mead Johnson, Nestle, Dumex, Wyeth, Friso, XO, Dutch Lady, Hiez…). Kết quả: Giá một số loại sữa ở Việt Nam cao hơn 150 - 200% so với giá sữa này bán tại nhiều nước trên thế giới.

Để kiểm soát giá sữa, hạn chế tình trạng các hãng sữa tăng giá vô tội vạ, Bộ Tài chính soạn thảo Thông tư 112 về quản lý giá, trong đó qui định doanh nghiệp phải kê khai đăng ký giá các mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Dù "bỏ lọt" các mặt hàng sữa dành cho người lớn, nhất là đối tượng người bệnh, người già, phụ nữ mang thai; Thông tư dấy lên niềm hi vọng người tiêu dùng Việt sẽ được mua sữa có chất lượng, với giá hợp lí.

Thế nhưng trước thời điểm Thông tư có hiệu lực (1/10/2010), hàng loạt DN vẫn tiếp tục tăng giá bán sữa.

Nhiều chuyên gia cho rằng đợt tăng giá này của các hãng sữa để "chạy" quy định mới. Nhưng ít người tiêu dùng nghĩ đến lý do này. Khảo sát đang diễn ra trên một tờ báo cho thấy, có đến 90% bạn đọc bình chọn nguyên nhân đợt tăng giá sữa rầm rộ vào tháng 9/2010 là "Tăng không ai tuýt còi nên cứ tăng"!

Nhân từ - khoan dung

a
Trong hoàn cảnh nhiều hãng sữa bừng bừng cơn say nâng giá, Milex (thuộc tập đoàn Arla Foods - Đan Mạch) cam kết không tăng giá suốt năm 2010.

Các nhà nghiên cứu kinh tế học sẽ ngạc nhiên nếu có nhà nghiên cứu xã hội học nào đó đề nghị đưa khái niệm "Nhân từ" vào định nghĩa thị trường. Trong thị trường chỉ có khái niệm "Đạo đức kinh doanh".

Nhưng đạo đức kinh doanh ở một thị trường với nhiều quy định hở, chế tài lỏng như ở Việt Nam thường không đủ sức ngăn doanh nghiệp trục lợi khi có cơ hội. Thế nên, ước mong được uống sữa giá rẻ của hàng triệu NTD như ở nước ngoài sẽ chỉ là giấc mơ xa xôi.

Trong hoàn cảnh các hãng sữa bừng bừng cơn say nâng giá, vẫn có vài hãng bỏ ngoài tai tiếng gọi quyến rũ của lợi nhuận để duy trì niềm tin và tăng sự gắn bó của khách hàng. Chẳng hạn, giữa tháng 9/2010, khi hàng chục hãng sữa công bố điều chỉnh giá ở mức tăng trên dưới 10%, Milex (thuộc tập đoàn Arla Foods - Đan Mạch) vẫn đưa ra cam kết không tăng giá đối với tất cả nhà bán lẻ và trên thị trường cho đến hết năm. Trên thực tế, ngay từ đầu năm Milex đã im lặng với “phong trào” nâng giá của các hãng sữa. Hiện nay, 100% sản phẩm của nhãn này vẫn được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ một nhà máy duy nhất tại Đan Mạch để đảm bảo chất lượng đồng nhất.

Tuy nhiên, chỉ một vài hãng sữa nhân từ không đủ dập đám cháy khát lợi nhuận. Theo TS. Trịnh Hoà Bình (Viện Xã hội học Việt Nam), nghịch lý giá sữa ở Việt Nam vẫn sẽ còn tiếp diễn, nếu người dùng sữa cứ mua sữa một cách thụ động, chọn sữa theo quảng cáo và chấp nhận hành động nâng giá.

TS. Bình nói, NTD hoàn toàn có thể chủ động nói không với những hãng sữa liên tục tăng giá lên trời, và tạo thành làn sóng công luận khắc họa chân dung những hãng sữa nhẫn tâm đã lấy đi cơ hội dinh dưỡng cho trẻ em, người thu nhập thấp và NTD Việt.

  • Quảng Hạnh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,