221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1302118
Bỏ 100 tỷ mua vỏ bình gas để làm gì?
1
Article
null
Bỏ 100 tỷ mua vỏ bình gas để làm gì?
,

- Doanh nghiệp kinh doanh gas từ mọi miền đất nước rào rào đứng lên, tranh nhau trình bày ý kiến. Ban tổ chức liên tục phải nhắc các đại biểu “nói ngắn, đi thẳng vấn đề”.

Cuộc họp diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ buổi chiều 20/8 tại Hà Nội với nội dung những vướng mắc, giải pháp thực hiện Nghị định 107 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, dường như vẫn chưa thoả...

Mở đầu buổi hội thảo do Hội doanh nhân trẻ VN tổ chức, ông Hoàng Đình Cường - chuyên viên Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương – người thay mặt cơ quan quản lý đứng ra trả lời các thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh gas đã phát biểu rào trước: “Sở dĩ Nghị định 107 (ban hành ngày 26/11/2009, có hiệu lực ngày 1/10/2010) đến nay khiến các doanh nghiệp rất lo lắng, băn khoăn, không biết xử lý thế nào là do chưa hiểu đúng, chưa đầy đủ tinh thần của nghị định”.

Vậy mà chưa đợi đại diện Bộ Công Thương giải thích xong, nhiều doanh nghiệp đã đứng lên ngắt lời, thi nhau trình bày ý kiến, đặt câu hỏi, rào rào bàn luận...

Theo đó, các bức xúc, hoang mang của doanh nghiệp tập trung nhiều nhất vào quy định thuộc điều 13 của Nghị định là: Thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu và thương nhân phân phối khí hoá lỏng cấp 1 phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất như có tối thiểu 300.000 vỏ bình các loại, có kho chứa với tổng sức chứa các bồn tối thiểu lần lượt là 800m3 và 500m3; có trạm nạp vào chai được cấp giấy chứng nhận đủ đủ điều kiện, có hệ thống phân phối riêng trực thuộc...

Đứng trước quy định này, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh gas vừa và nhỏ đều chung nỗi lo sợ sẽ phải “giải tán”, “phá sản”, “thua lỗ” hoặc bị “thay tên đổi họ”, “xáo trộn kinh doanh” khi nghị định đi vào thực hiện, bởi họ không thể đáp ứng được các điều kiện kể trên.

100 tỷ mua vỏ bình ga để làm gì?

Mô tả ảnh.
Nghị định 107 ra đời nhằm đưa hoạt động kinh doanh khí gas vốn rất lộn xộn và bất cập hiện nay vào trật tự và quy củ, song việc này cũng không hề đơn giản - Ảnh: N.N

Ông Lý Trần Dũng – đại diện hãng gas Ngọn lửa thần trình bày: “quy định phải có 300.000 vỏ bình là quá bất cập, dư thừa. Ngay doanh nghiệp tôi kinh doanh ở Hà Nội cũng không thể dùng hết 300.000 bình. Chưa kể nếu đầu tư mới số bình như vậy, doanh nghiệp phải mất 100 tỷ đồng. Mà cả nước có 80 doanh nghiệp kinh doanh gas thì con số đầu tư này nhân lên sẽ vô cùng lãng phí tiền của”.

Một đại diện doanh nghiệp khác thắc mắc, kể từ ngày Nghị định được ban hành đến lúc có hiệu lực chỉ trong vòng 10 tháng thì làm sao doanh nghiệp có đủ số tiền 100 tỷ đồng mua bình gas? Hơn nữa, nhà máy làm bình gas lớn nhất của Việt Nam hiện nay sản xuất hết công suất mới đạt 300.000 vỏ/năm. Con số này chỉ đủ cho 1 doanh nghiệp chứ chưa nói đến 80 doanh nghiệp gas trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Viễn – doanh nghiệp gas ở Thái Nguyên than thở: “Chúng tôi hoạt động theo luật doanh nghiệp bao lâu nay không sai luật mà nghị định này ra đời đại đa số doanh nghiệp phải kêu cứu vì không đạt được tiêu chuẩn, tất cả một là bị phá sản, một là muốn tiếp tục hoạt động thì phải phạm luật”.

Lãnh đạo công ty Phát Vinh tại TP.HCM - ông Nguyễn Đăng Đức đề nghị các nhà soạn thảo nghị định phải định nghĩa sáng tỏ nếu doanh nghiệp không đủ các điều kiện để trở thành thương nhân xuất nhập khẩu hoặc thương nhân phân phối cấp 1 như trên thì sẽ được gọi tên là gì; thuộc đối tượng nào?

Ông Nguyễn Tiến Phong – Công ty TNHH Công nghệ Việt Phương góp thêm: Sau ngày 30/9/2010 khi nghị định vào cuộc sống thì những doanh nghiệp không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng như nêu trong điều 6 thì có được hoạt động bình thường không? Nếu vẫn tiếp tục được hoạt động, Bộ cần có công văn trả lời để các cơ quan thực thi ở địa phương không làm khó doanh nghiệp.

Hơn nữa, “quy định điểm bán lẻ gas phải nằm trong vùng quy hoạch được duyệt. Trong khi cuộc sống, đô thị luôn luôn vận động, thay đổi, mở rộng. Thương nhân muốn mở điểm bán lẻ phải đi xin phép, vậy đó có phải là “giấy phép con”, là “cơ chế xin cho” hay không?” – ông Phong hỏi.

Cho rằng đây là câu chuyện rất đơn giản, ông Hoàng Đình Cường khẳng định: “Chính phủ không yêu cầu các thương nhân ai cũng phải sắm đủ 300.000 vỏ chai! Ở đây chỉ có 2 đối tượng là thương nhân xuất nhập khẩu trực tiếp và thương nhân phân phối cấp 1 mới phải đảm bảo đầy đủ từ bình gas, kho chứa, hệ thống phân phối trong Nam ngoài Bắc và nguồn gas đủ dự trữ lưu thông 7 ngày trong các đại lý, tổng đại lý.

Còn những thương nhân không đủ các điều kiện này thì gọi là các thương nhân phân phối gas và vẫn hoạt động bình thường, thương hiệu vẫn như cũ, việc ai nấy làm, ai đủ điều kiện đến đâu thì làm đến đó, trước làm việc gì, sau ngày 30/9/2010 vẫn làm việc đó. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công Thương cũng phải lắc đầu thốt lên khó trả lời đối với câu hỏi về trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Phương - Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Gas Sopet tại TP.HCM.

Vốn là một liên doanh nước ngoài, trước nay chuyên nhập khẩu phân phối trong lĩnh vực gas công nghiệp, do đó doanh nghiệp của ông Phương đã có đầy đủ các điều kiện như xe bồn, kho chứa, hệ thống đại lý... Nhưng tiêu chí phải có 300.000 bình gas thì mới được nhập khẩu thì đơn vị này cho rằng đó là một bất cập và không cần thiết.

Bởi “giả sử chúng tôi đầu tư 300.000 vỏ bình và mất hết trong điều kiện thị trường như hiện nay thì ai sẽ bồi thường cho chúng tôi? Khi đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi chỉ đầu tư vào thế mạnh của mình. Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam thì doanh nghiệp không sai vậy tại sao phải bắt chúng tôi đầu tư vào cái rủi ro và không phải thế mạnh?”.

Giải đáp tình huống này, ông Hoàng Đình Cường nêu quan điểm: “Đầu tư vào Việt Nam phải chấp hành quy định Việt Nam. Trường hợp chưa đủ 300.000 bình gas theo Nghị định 107, để tiếp tục được nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp có thể uỷ thác nhập hoặc có thể thuê dài hạn 300.000 vỏ bình gas”.

Lãnh đạo Sopet căn vặn, việc thuê bình gas, điều này không nằm trong quy định của Nghị định. Nội dung Nghị định yêu cầu 300.000 bình là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nay lại bảo thuê. Việc thuê này không nằm trong phạm trù sở hữu theo luật doanh nghiệp. Do đó, các nhà soạn thảo Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung chi tiết này!” – đại diện Sopet khuyến nghị.

  • Nguyễn Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,