221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1293947
Bộ Công Thương thừa nhận yếu kém trong điều hành điện
0
Article
null
Bộ Công Thương thừa nhận yếu kém trong điều hành điện
,

- Để giải quyết tận gốc câu chuyện thiếu điện mùa khô vừa qua, Chính phủ cần sớm phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu ngành điện, Bộ Công Thương vừa kiến nghị.

TIN LIÊN QUAN

Cuối tuần trước, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về tình hình thiếu điện mùa khô và các giải pháp lâu dài để khắc phục tình trạng này.

Mô tả ảnh.
Cần sớm tái cơ cấu ngành điện

Bộ này đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần sớm xem xét thông qua kế hoạch tái cơ cấu ngành điện, tách khâu phát điện ra khỏi khâu truyền tải, mua bán và điều độ hệ thống điện để hình thành cạnh tranh trong khâu phát điện, để giá phát điện thực sự do thị trường xác lập, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Chỉ có như vậy thì tình trạng thiếu nguồn điện trong tương lai mới có thể được giải quyết cơ bản.

Bởi lẽ, ngoài các nguyên nhân thiếu điện đã “nhìn thấy rõ” trong nhiều năm qua, như thiếu nước, hạn hán, như phụ tải tăng quá cao hay các công trình mới chậm tiến độ, thì lý do cho việc thiếu điện kéo dài còn xuất phát từ những hạn chế của cơ cấu tổ chức ngành điện hiện tại.

Điển hình như, việc chậm tiến độ đưa vào vận hành các nguồn điện mới vừa qua, một mặt cũng chính là do cơ chế giá điện hiện hành chưa hợp lý.

Theo cơ chế hiện nay, Chính phủ chưa cho phép điều chỉnh giá điện bán lẻ một cách linh hoạt theo biến động của thị trường. Hiện nay giá bán lẻ điện mới chỉ được xem xét hiệu chỉnh mỗi năm một lần với mức độ tăng rất hạn chế, chứ chưa cho phép kịp thời điều chỉnh khi các yếu tố hình thành giá điện đầu vào tăng cao.

Tuy nhiên, khi chưa có thị trường điện, để khâu giá phát điện được xác lập trong môi trường cạnh tranh thì khó có thể cho phép chuyển các chi phí đầu vào của giá điện vào giá bán lẻ.

Với tỷ trọng giá khâu phát điện chiếm trên 70% giá thành điện và là khâu có biến động giá nhiều nhất thì khi đó, giá bán lẻ điện sẽ liên tục chịu áp lực tăng. Thậm chí, nếu “thị trường hóa” đầu vào như vậy thì giá bán lẻ điện có thể lên tới 10 – 20%/năm và sẽ ảnh hưởng nhiều tới lạm phát, tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân.

Bộ Công Thương phân tích, cơ cấu tổ chức ngành điện hiện theo mô hình tích hợp dọc, gồm cả phát, truyền tải, phân phối, mua bán điện, điều hành hệ thống điện, sẽ không tạo ra môi trường minh bạch cho việc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài vào các nguồn điện mới để đảm bảo hệ thống có đủ công suất với dự phòng cần thiết.

Bên cạnh giải pháp căn cơ và lâu dài này, Bộ Công Thương cũng thẳng thắn nhìn nhận việc thiếu điện vừa qua, ngoài lý do thiên tai hạn hán , còn có lý do “chủ quan” từ sự yếu kém trong điều hành của ngành này.

Hầu hết các nhà máy điện mới được đưa vào vận hành đều chậm hơn tiến độ đã được phê duyệt trong Tổng sơ đồ VI ít nhất là 1 năm, góp phần dẫn đến thiếu hụt sản lượng điện, phải thực hiện tiết giảm điện.

Theo tiến độ được duyệt các nguồn điện mới của Tổng sơ đồ VI, đến hết năm 2009, tổng công suất đặt của toàn hệ thống phải đạt 21.062MW, tuy nhiên trên thực tế chỉ đạt 18.400MW, trong đó một số dự án quan trọng như nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh, Mạo Khê, thuỷ điện Đồng Nai 3… có tiến độ bị chậm so với quy hoạch đến gần 2 năm.

Điều này cho thấy, cơ chế điều hành các dự án nguồn điện mới kém hiệu quả và thực tế, chưa có một cơ quan chịu trách nhiệm chuyên trách giám sát và điều hành việc này.

Vì vậy, Bộ Công Thương cho rằng, cũng cần phải xem xét, đánh giá lại để hình thành một cơ chế điều hành thực hiện các dự án nguồn điện đúng với tiến độ được duyệt, giảm dần tiến tới xoá bỏ tình trạng các dự án luôn chậm so với tiến độ như thời gian vừa qua.

Trong những năm tới, nếu tình trạng thiếu công suất trong hệ thống điện còn tiếp diễn, tuỳ theo mức độ thiếu hụt, Bộ này đề nghị cho áp dụng cơ chế tiết giảm công suất của các đơn vị sử dụng công suất lớn như lò thép, xi măng, hoá chất (là những đơn vị tiêu thụ nhiều điện và gây nhiều ô nhiễm cho môi trường) một cách hợp lý để chia sẽ bớt khó khăn cho người dân khi bị cắt giảm điện sinh hoạt kéo dài, đảm bảo công bằng xã hội.

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,