To lớn là vậy và chắc ít có ai trước đây nghĩ ra kịch bản có một ngày Tập đoàn dầu khí BP phải đối mặt với khả năng phá sản như hiện nay.
“Vấn đề không còn phải là tin đồn BP cắt giảm bao nhiêu cổ tức. Bây giờ, đó là sự tồn tại của tập đoàn này”, Jon Najarian, một sáng lập viên của trang thông web optionMonste tại Chicago cho biết.
Trong khi đó, Phil Weiss - một chuyên gia phân tích của Argus Research tại New York cho biết, quán tính đang “giết” BP bởi các thông tin ngày càng trở nên tồi tệ bất chấp lượng dầu được thu dọn đang tăng lên.
Mặc dù tiếp tục tin vào khả năng doanh nghiệp này sẽ vượt qua được khủng hoảng, nhưng Phil Weiss vẫn khá lo lắng: “Tôi tin họ có thể vượt qua, nhưng giờ đây tôi cảm thấy nghi ngờ về điều này hơn so với một tuần trước đây. Quán tính là một thứ rất ghê gớm”.
|
Tập đoàn lừng danh BP đối mặt với khả năng phá sản. (Ảnh: Blogspot) |
Trên thực tế, đêm qua (9/6) giá cổ phiếu sụt giảm thêm gần 16% và xuống mức thấp nhất trong 14 năm qua do giới đầu tư lo ngại tập đoàn này sẽ phải đối mặt với những khoản chi phí khổng lồ xuất phát từ vụ tràn dầu tại vùng Vịnh Mexico.
Tính từ này 20/4 khi mà vụ nổ giàn khoan xảy ra, giá cổ phiếu BP đã giảm mất hơn 50%.
Vụ sụt giảm gần 16% đêm qua (phiên giao dịch ngày 9/6) đang khiến nhiều chuyên gia tự hỏi về khả năng tồn tại của BP về dài hạn, trong khi đó nhiều nhà phân tích đang nhấn mạnh vào sự mất kiên nhẫn của các nhà đầu tư đang nắm cổ phiếu này.
“Niềm tin vào khả năng chấm dứt tình trạng tràn dầu và giải quyết các hậu quả về sinh thái của BP đã biến mất”, Joe Kinahan, chiến lược gia trưởng bộ phận chứng khoán phái sinh của TD Ameritrade nói.
Lo ngại về khả năng BP phải hoãn trả cổ tức đã góp phần vào đợt báo tháo đêm qua. Hơn nữa, Bộ Tư pháp Mỹ vào cuối ngày 9/6 cho biết, chính quyền Mỹ lo ngại về kế hoạch thanh toán các chi phí của BP và Transocean Ltd - chủ giàn khoan bị nổ.
Chỉ trong 2 ngày vừa qua, 7 nhà phân tích hàng đầu trên thế giới đã cắt giảm kỳ vọng của họ về khả năng thanh toán của BP.
Trong khi đó, theo một nguồn tin từ chính công ty này, BP tin tưởng có thể chơi bài ngửa với chính phủ Mỹ về nhu cầu về dầu đang gia tăng, để lấy tiền trang trải cho các chi phí phát sinh từ vụ dầu tràn.
“Chính phủ Mỹ đang rất điên đầu vì BP. Họ đang ở trong tình trạng muốn hất ngửa chủ tịch BP, và tôi không cho rằng thị trường thích điều này”, Jon Burnham - lãnh đạo Công ty Chứng khoán Burnham Securities - người đã bán hết cổ phiếu BP hôm Thứ Hai, cho biết.
Đêm 9/6, giá cổ phiếu BP giảm 5,46% và đóng cửa ở mức 29,2 USD/cp - mức thấp nhất kể từ 14/8/1996.
Trước đó, trong một cuộc họp báo hôm Thứ Sáu (4/6), BP cho biết tập đoàn có “rất nhiều” tiền mặt để giải quyết vụ việc này, và chính quyền Obama cũng đã đưa ra bình luận tương tự.
Phát ngôn viên của BP cho biết, “không có gì thay đổi” kể từ Thứ Sáu (4/6) cho tới nay.
Theo một số chuyên gia, nếu chỉ nhìn vào các con số thì BP dường như có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính này.
Theo luật sư chuyên về vấn đề phá sản, Brad Sandler của hãng Pachulski Stang Ziehl & Jones tại Wilmington, Delaware, khả năng phá sản của BP “có thể là rất xa vời” bởi vì khả năng tiếp cận với tín dụng của doanh nghiệp này, luồng tiền mặt dồi dào và một bản cân đối kế toán tốt.
Được biết, tổng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh của BP trong năm 2009 lên tới 27 tỷ USD và tổng số nợ chỉ chiếm 56% trong tổng số tài sản trên bảng cân đối là 235 tỷ USD.
Stephen Lubben, một chuyên gia về luật của Đại học Seton Hall University School of Law tại Newark, New Jersey, cho biết, các khoản chi phí (tiềm năng) khổng lồ nói trên cũng không lớn nếu so với quy mô của Tập đoàn BP.
“Bạn có thể ghi thêm 50 tỷ USD nợ vào bảng cân đối và sẽ thấy BP vẫn có khả năng thanh toán, nếu nhìn về phương diện kế toán”, Lubben nói.
Tuy nhiên, Lubben cũng lưu ý rằng, tình hình có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc các tổ chức tín dụng và ngân hàng có tỏ ra hoảng sợ và cắt các nguồn tiền cho BP hay không. Hiện tại thì chưa có điều này.